Giới thiệu Tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

I. Mục tiệu hoạt động và chức năng của WTO

WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việm làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;

Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu Tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bên thứ ba. Riêng đối với những tranh chấp mà một bên là nước kém phát triển nhất thì Tổng giám đốc có thể đứng ra làm trung gian hoặc hoà giải. Ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp chung ra, một số hiệp định thương mại đa biên của WTO cũng quy định những cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt. Ví dụ như Hiệp định về trợ cấp có quy định thủ tục riêng về giải quyết tranh chấp liên quan đến hàng dệt trước Cơ quan giám sát hàng dệt. Trong trường hợp các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt khác với những quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp chung thì những quy định trong cơ chế đặc biệt thắng thế. 2.4.  Các nước đang phát triển và Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Mặc dù luôn chiếm đa số tại GATT, nhưng vì những lý do lịch sử (đa số các nước đang phát triển đã từng là thuộc địa của các nước phát triển) nên các nước đang phát triển thường có thái độ "nghi ngờ" và "e dè" đối với những cơ chế do các nước phương Tây đặt ra. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 1985, Uỷ ban thương mại quốc tế của Mỹ (USIC) đã chỉ ra một số nguyên nhân làm cho các nước đang phát triển ít sử dụng đến Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT: ·   Thứ nhất, các nước đang phát triển không có đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tham gia xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế và cũng không có khả năng tài chính để đi thuê các chuyên gia phương Tây; ·   Thứ hai, tâm lý lo sợ rằng nếu đi kiện cáo các nước phát triển thì có khi họ phải chịu thiệt nhiều hơn là được lợi, "chưa được vạ thì má đã sưng". Sự phụ thuộc vào thị trường và các nguồn giúp đỡ về tài chính của phương Tây là một trong những lý do khiến các nước đang phát triển rất ngại va chạm với các nước phát triển và nếu có tranh chấp thì các nước này chủ trương xử lý song phương, kín đáo và thường là sẵn sàng nhượng bộ; ·   Thứ ba, các nước đang phát triển nhận thức được rằng cho dù họ có thắng kiện và dám dũng cảm áp đặt các biện pháp trả đũa hợp pháp chăng nữa thì cũng không đem lại hiệu quả và có thể có một ảnh hưởng tích cực đến cách cư xử của các nước phát triển; ·    Thứ tư, tuy tham gia GATT ngay từ khi mới thành lập, nhưng các nước đang phát triển vẫn còn giữ thái độ lưỡng lự trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đa số các nước này cho rằng Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng chỉ là một trong những công cụ của các nước phương Tây sử dụng để ép buộc họ mở cửa thị trường. Vì những lý do nói trên, quan điểm chung của các nước đang phát triển đối với Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT trong khoảng 30 năm (từ 1948-1979) là "phớt lờ" cơ chế này. Trong khoảng thời gian này, số vụ kiện của các nước đang phát triển chỉ chiếm có 12% tổng số các vụ kiện tại GATT và đa số là kết thúc thông qua thương lượng trước khi nhóm chuyên gia của GATT thông qua báo cáo cuối cùng. Chỉ đến thời kỳ sau Vòng Tokyo, các nước đang phát triển, đặc biệt là một số nước NIC như Braxin, Mêhicô, ấn Độ, Achentina mới thực sự quan tâm và sử dụng thường xuyên hơn Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Sự thay đổi này xuất phát từ những lý do sau. Thứ nhất, sự giảm sút của thương mại thế giới những năm 1970 do tác động của hai cuộc khủng hoảng dầu lửa đã dẫn đến việc trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển. Thứ hai, quá trình công nghiệp hoá tại một số nước đang phát triển đã đem lại những thành quả đầu tiên, nổi bật nhất là trong một số ngành sản xuất công nghiệp và chế biến, các nước NIC đã đạt được ưu thế cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của phương Tây và đã bắt đầu dư thừa năng lực sản xuất trong một số lĩnh vực như may mặc, điện tử dân dụng, thép. Các nước này bắt đầu nhận thức được cần phải sử dụng nhiều công cụ để tiếp cận thị trường tiêu thụ của các nước phương Tây và khi cần thiết sử dụng cả Cơ chế giải quyết tranh chấp. Ngoài ra việc thành lập một Bộ phận pháp lý (Legal Office) trực thuộc Ban thư ký GATT đã giúp cung cấp những trợ giúp kỹ thuật có hiệu quả cho các nước đang phát triển trong việc nghiên cứu về cơ cấu thể chế và pháp lý của GATT và tư vấn pháp lý cho các nước này trong quá trình chuẩn bị các tài liệu và thủ tục khiếu kiện. Trong vòng 15 năm (1979-1994), số lượng các vụ kiện của các nước đang phát triển chống lại các nước phát triển đã tăng lên đến 25 % tổng số các vụ kiện tại GATT (25/117 vụ). Ở Vòng đàm phán Uruguay, Braxin đã đưa ra đề nghị cần thiết phải áp dụng nguyên tắc đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển khi áp dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Đề nghị này đã được chấp nhận và thể hiện trong Thoả thuận về Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Cụ thể như sau: ·      Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Tổng giám đốc WTO đứng ra làm trung gian, hoà giải trong trường hợp có tranh chấp với nước phát triển; ·      Trong thành phần của nhóm chuyên gia nhất thiết phải có một thành viên là công dân của một nước đang phát triển, trừ khi nước đang phát triển có liên quan không yêu cầu như vậy; ·      Thời gian để giải quyết tranh chấp với các nước đang phát triển có thể được kéo dài hơn so với quy định chung; ·      Các nước phát triển cần có thái độ kiềm chế khi áp dụng các biện pháp trả đũa với bên thua kiện là nước đang phát triển; ·      Các nước phát triển có thể được phép áp dụng các biện pháp trả đũa chéo đối với bên thua kiện là nước phát triển; ·      Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Ban Thư ký WTO trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp; ·      Các nước đang phát triển có thể áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT thông qua theo Quyết định ngày 5-4-1966. Các nước đang phát triển đã nhanh chóng nhận thức được lợi ích từ việc sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và chỉ sau gần 5 năm, các nước đang phát triển đã trở thành nhóm các nước sử dụng nhiều nhất cơ chế giải quyết tranh chấp mới của WTO. Tính đến ngày 31-12-1998, các nước đang phát triển dẫn đầu số lượng các vụ kiện (37%) nhiều hơn Mỹ (34%) và EU (21%) và 80% trong số đó kết thúc thắng lợi. Có thể nói Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được các nước đang phát triển sử dụng như một công cụ có hiêu quả để giải quyết tranh chấp thương mại với các nước phát triển. Và xét về toàn cục thì Cơ chế này là một bước phát triển tiến bộ theo hướng công bằng hơn trong quan hệ thương mại quốc tế. VII.  Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại Một trong những yêu cầu cơ bản đối với những công ty tham gia vào thương mại quốc tế là tính ổn định và có thể dự đoán trước của chính sách và hệ thống pháp lý về thương mại. Trong WTO, hai mục tiêu này được thực hiện thông qua Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại (TPRM), đạt được tại Vòng đàm phán Uruguay và đã được áp dụng tạm thời từ năm 1989 theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng đánh giá giữa kỳ tịa Montréal, Canađa. Nội dung chính của TPRM là xem xét định kỳ, đánh giá chính sách và thực tiễn thương mại của tất cả các thành viên WTO. Việc kiểm điểm thực hiện theo nguyên tắc nước thành viên có vị trí càng quan trọng trong thương mại quốc tế thì càng phải kiểm điểm thường xuyên hơn các nước thành viên khác. Vì vậy, bốn cường quốc thương mại lớn nhất thế giới là Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canađa, sẽ kiểm điểm 2 năm/lần, 16 thành viên xếp tiếp theo đó sẽ kiểm điểm 4 năm/lần. Trung bình một năm có khoảng 20 năm phải kiểm điểm chính sách thương mại. Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại khác với Cơ chế giải quyết tranh chấp là không có quyền cưỡng chế hoặc giải thích các điều khoản của các Hiệp định của WTO. Mục đích của TPRM là thông qua cơ chế kiểm điểm giúp các thành viên tuân thủ các luật lệ, quy định của WTO và các cam kết riêng của mình. Đồng thời, nhân dịp kiểm điểm này, các nước thành viên có cơ hội giải thích và làm cho các thành viên khác hiểu biết hơn về chính sách và thực tiễn thương mại của nước mình cũng như về những khó khăn mà nước đó có thể gặp phải khi thực hiện các cam kết của mình. Việc kiểm điểm chính sách thương mại được tiến hành trên cơ sở hai báo cáo, một do Ban thư ký WTO soạn thảo và một số nước kiểm điểm soạn thảo. Báo cáo của Ban thư ký được soạn thảo theo mẫu bao gồm phần "Nhận xét khái quát" và 4 chương về môi trường kinh tế, các khía cạnh thể chế và ra quyết định về thương mại và đầu tư, các biện pháp thực hiện chính sách và thực tiễn thương mại trong từng lĩnh vực. Để đảm bảo tính đúng đẵn về những thông tin nêu trong báo cáo, Ban Thư ký sẽ cử một đoàn quan chức đi thăm nước kiểm điểm để thảo luận và kiểm tra lại các số liệu và thông tin có liên quan đến chính sách thương mại của nước này. Báo cáo của nước kiểm điểm có tên gọi là "Tuyên bố về chính sách" có nội dung chính là giới thiệu khái quát về những mục tiêu và phương hướng chính trong chính sách thương mại của mình và đánh giá về triển vọng trong tương lai. Hai báo cáo nói trên sẽ được các thành viên WTO xem xét, thảo luận tại phiên họp của Cơ quan kiểm điểm. Nước kiểm điểm sẽ phải trả lời hoặc giải thích về những điểm nêu trong báo cáo của Ban Thư ký. Phần nhận xét khái quát trong báo cáo của Ban Thư ký và kết luận cuối cùng của chủ tịch phiên họp được công bố công khai và đưa lên trang chủ của WTO trên Internet. TPRM đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương. TPRM được coi là diễn đàn duy nhất, nơi tất cả các thành viên phải định kỳ "tự kiểm điểm" về chính sách và thực tiễn thương mại của mình trước tất cả các thành viên khác. TPRM cũng là cơ hội để các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển nhận sự trợ giúp kỹ thuật của Ban Thư ký WTO, tìm hiểu về các chính sách thương mại của các thành viên khác. TPRM cũng giúp các thành viên thúc đẩy các cải cách thương mại cần thiết nhân dịp kiểm điểm việc thực hiện những cam kết thương mại. TPRM cũng thúc đẩy quá trình minh bạch hoá trong việc ra quyết định và luật lệ về thương mại tại các nước thành viên. Tuy nhiên, Hiệp định về TPRM cũng nói rõ "minh bạch hoá" là vấn đề "chính trị nội bộ" của mỗi nước và phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có tính đến sự khác biệt về hệ thống chính trị và luật pháp của từng nước thành viên./.

File đính kèm:

  • docTo chuc Thuong mai The gioi WTO.doc