Giáo dục công dân lớp 6 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 4 - tiết 4 - bài 3: tiết kiệm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức :

- Nêu được thế nào là tiết kiệm.

- Hiểu được ý nghĩa của tiết kiệm.

2. Kĩ năng :

- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.

- Biết sử dụng tiết kiệm sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.

3. Thái độ :

- Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làm thể hiện tiết kiệm, phung phí, keo kiệt, bủn xỉn.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục công dân lớp 6 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 4 - tiết 4 - bài 3: tiết kiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Ngày soạn:18/09/2013 Tiết: 4 Ngày dạy: 27/09/2013 Bài 3: TIẾT KIỆM. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức : - Nêu được thế nào là tiết kiệm. - Hiểu được ý nghĩa của tiết kiệm. 2. Kĩ năng : - Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác. - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống. - Biết sử dụng tiết kiệm sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm. 3. Thái độ : - Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làm thể hiện tiết kiệm, phung phí, keo kiệt, bủn xỉn. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 6A1:.................................................................................................. 6A2:.................................................................................................. 2.Kiểm tra 15 phút: a. Đề kiểm tra: - Thế nào là siêng năng? Em đã làm gì để thể hiện mình là người siêng năng trong lao động? b. Đáp án : - Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác làm việc thường xuyên và đều đặn.(4đ). - Học sinh lấy ví dụ, mỗi ví dụ đúng 2đ (6đ). 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV chuyển tiếp từ bài:siêng năng, kiên trì”sang bài” tiết kiệm”. - Một người biết chăm chỉ, bền bỉ làm việc để có thu nhập cao, nhưng nếu không biết tiết kiệm trong tiêu dùng thì cuộc sống vẫn nghèo khổ. Vậy em đã tiết kiệm như thế nào? HS: suy nghĩ trả lời. Vậy, để hiểu rõ hơn về nội dung trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc: GV: Gọi hs đọc truyện. ? Hà có xứng đáng mẹ khen thưởng không? HS: Trả lời . ? Thảo có suy nghĩ gì khi mẹ khen thưởng? GV: Khắc sâu. ? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì? GV: Hướng dẫn 4 nhóm thảo luận GV:Gọi hs 1 số hs phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà thảo? HS: Hà ân hận vì việc làm của mình Hà càng thương mẹ và tự hứa sẽ tiết kiệm . GV: Phân tích thêm. HS: Liên hệ bản thân ? Qua câu truyện trên em tự thấy đôi lúc mình giống Hà hay giống Thảo? HS:Tự liên hệ bản thân và trả lời. Hoạt động 2: Phân tích nội dung bài học. GV: Đưa ra tình huống sau: HS: Giải thích và rút ra kết luận tiết kiệm là gì? GV: Đưa ra tình huống 1: Tư liệu Đưa ra tình huống 2: Tư liệu Đưa ra tình huống 3: Tư liệu Đưa ra tình huống 4: Tư liệu GV: Nhận xét ý kiến của hs ->Rút ra kết luận về biểu hiện của tiết kiệm. ? Tiết kiệm thì bản thân gia đình và XH có lợi gì? HS: - Cuộc sống ấm no hạnh phúc cá nhân, gia đình. - TK dân giàu nước mạnh. GV: “Chúng ta phải thực hành tiết kiệm vì điều đó có lợi cho bản thân, gia đình, XH.” ? Trái với tiết kiệm là gì? Cho ví dụ? GV: Phân tích về lãng phí. GV:Tổ chức 3 nhóm thảo luận . ? Em đã tiết kiệm thế nào? + Nhóm 1: rèn luyện tiết kiệm trong gia đình . +Nhóm 2: lớp, trường. +Nhóm 3: ở trong XH. GV: Nhận xét bổ sung, đánh giá. 4. Củng cố: Hoạt động 3: Rút ra bài học và phương hướng rèn luyện GV: Cung cấp tư liệu. HS: Làm bài tập. GV: Nhắc nhở hs từng lứa tuổi . HS: Giải thích câu thành ngữ: “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. GV phân tích: Làm ra nhiều mà phung phí không bằng nghèo mà biết tiết kiệm. I. TRUYỆN ĐỌC: “Thảo và Hoa” - Thảo có đức tính tiết kiệm II. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. Thế nào là tiết kiệm: - Tiết kiệm là sử dụng hợp lý đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác 2. Biểu hiện tiết kiệm : - Là quý trọng kết quả lao động của người khác. 3. Ý nghĩa của tiết kiệm: - Tiết kiệm là làm giàu cho mình, gia đình và XH. III. BÀI TẬP * Đánh dấu X vào ô tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm:  Ăn phải dành, có phải kiệm.  Tích tiểu thành đại.  Nặng nhặt chặt bị.  Bóc ngắn nuôi dài. 5. Đánh giá: - Hệ thống lại nội dung bài học về tiết kiệm, biểu hiện tiết kiệm, ý nghĩa tiết kiệm. - Tìm hành vi trái với tiết kiệm? Hậu quả của hành vi đó trong cuộc sống? 6. Hoạt Động nối tiếp: - Học thuộc nội dung bài học và làm các bài tập. - Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm. 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuan 4 GDCD 6 tiet 4.doc
Giáo án liên quan