Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tiết 16: Ôn tập học kì 1

1. MỤC TIÊU.

1.1. Kiến thức:- Ôn lại các kiến thức cơ bản. Biết áp dụng công thức giải bài tập

1.2. Kĩ năng:- Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.

- Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kĩ năng giải bài tập của học sinh

1.3. Thái độ:- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

2. Trọng tâm: - Nắm được kiến thức cơ bản về cơ học.

 - Vận dụng kiến thức giải bài tập.

3. CHUẨN BỊ.

3.1. Giáo viên:Câu hỏi ôn tập

3.2. Học sinh:- Kiến thức chương I

4. TIẾN TRÌNH.

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2. Kiểm tra miệng:

4.3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tiết 16: Ôn tập học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 Tuần dạy: 16 Ngày dạy: 7/12 ÔN TẬP HỌC KỲ I 1. MỤC TIÊU. 1.1. Kiến thức:- Ôn lại các kiến thức cơ bản. Biết áp dụng công thức giải bài tập 1.2. Kĩ năng:- Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế. - Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kĩ năng giải bài tập của học sinh 1.3. Thái độ:- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 2. Trọng tâm: - Nắm được kiến thức cơ bản về cơ học. - Vận dụng kiến thức giải bài tập. 3. CHUẨN BỊ. 3.1. Giáo viên:Câu hỏi ôn tập 3.2. Học sinh:- Kiến thức chương I 4. TIẾN TRÌNH. 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết Câu 1: Đơn vị đo độ dài là gì? Khái niệm giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước. Câu 2: khi dùng thước, bình chia độ, cân, lực kế, để đo cần biết gì? Câu 3: Cách đo độ dài như thế nào là đúng? Câu 4: Đơn vị đo thể tích là gì? Để đo thể tích của chất lỏng ta cần những dụng cụ gì? Câu 5:Trình bày cách đo thể tích hòn sỏi bằng bình chia độ.( vật không thấm nước) Câu 6: Dụng cụ và đơn vị đo đo khối lượng là gì? Cách xác định GHĐ và ĐCNH của cân Rôbecvan là gì? Câu 7: Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng? Câu 8: Nếu có lực tác dụng lên vật sẽ xảy ra những hiện tượng gì? Câu 9: Trọng lực là gì? Có phương và chiều như thế nào? Đơn vị vủa trong lực là gì? Câu 10: Sự phục thuộc của độ biến dạng của lò xo và lực đàn hồi như thế nào? Câu 11: Lực kế là gì? Lực kế thường dùng là loại lực kế nào? Câu 12: Hệ thức giữa trong lượng và khối lượng như thế nào? Câu 13: Viết công thức tính D,m,V.d,p.Cho biết ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng. Câu 14: Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng. Câu 15: Kể tên các loại máy cơ đơn giản. Nêu lợi ích khi sử dụng máy cơ đơn giản? Cho VD về trường hợp có sử dụng mặt phẳng nghiêng. Câu 16: Khi kéo một vật theo phương thẳng đứng thì cần sử dụng một lực là bao nhiêu so với trọng lượng của vật ? Hoạt động 2: Bài tập Câu 18: Khối lượng riêng và trong lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị? Câu 19: Một xe tải có khối lương.5 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu Nêuton? Câu 20: Tính khối lượng của một khối nhôm. Biết thể tích của khối nhôm là 1.5m3. Câu 21 : Tính khối lượng và trọng lượng của một thanh sắt có thể tích 20dm3. Tómtắt D=7800kg/m3 V=20dm3=0.02m3 m=? P=? Hoạt động 3:Bài bổ sung Câu 17: Nếu khối lượng của một vật nặng 100 kg và lực kéo của hai hoc sinh ( mỗi HS có lực kéo là 300N) Vậy hai học sinh có thể kéo vật lên được không? I/ LÍ THUYẾT: Đáp án: Câu 1: Đơn vị đo độ dài là mét (m). Giới hạn đo ( GHĐ)của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Câu 2: Khi dùng thước, bình chia độ, cân, lực kế, cần chú ý : GHĐ và ĐCNN củ dụng cụ. Câu 3: Cách đo độ dài là: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. Đọc và ghi kết quả đúng quy định. Câu 4: Đơn vị đo thể tích là:mét khối (m3) và lít (l). Để đo thể tích của một chất của chất lỏng ta dùng bình chia độ, bình tràn, ca đông, bình chứ, Câu 5: Cách đo thể tích của hòn sỏi bằng bình chia độ: Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ và xác định thể tích V1 = 100 ml Bước 2: Thả hòn sỏi vào và xác định thể tích V2 = 150ml Bước 3: Thể tích của hòn sỏi bằng V2 – V1 = 150 ml – 100ml = 50ml Câu 6: Dụng cụ đo khối lượng là cân. đơn vị Kilôgam (kg). Cách xác định GHĐ của cân là: tổng khối lượng của các quả cân. Cách xác định ĐCNN của cân là : khối lượng của quả cân nhỏ nhất. Câu 7: -Tác dung đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật mà vật vẫn đứng yên có cùng phương nhưng ngược chiều. Câu 8: Nếu có vật tác dụng lên một vật sẽ xảy ra những hiện tượng: Biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm chho vật bị biến dạng. Câu 9: Trọng lực là lực hút của trái đất. Có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất. Đơn vị của trọng lực là Nêuton ( N). Câu 10 : Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. Câu 11 : Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. Lực kế thường dùng là loại lực kế lò xo. Câu 12 Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng là P = 10m. Câu 13: Công thức tính: D = m/V ; m = D.V ; V = m/D Trong đó: D là khối lượng riêng (kg/m3) m là khối lượng ( kg) V là thể tích (m3) Công tính d = P/V ; P = d.V ; V = d/P Trong đó: P là trọng lượng ( N) V là thể tích (m3) D là trọng lượng riêng (N/m3) Câu 14: d = 10D Câu 15: Các loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc , đòn bẩy.Khi sử dụng máy cơ đơn giản sẽ giúp con người làm việc dễ dàng hơn.VD Câu 16: Khi kéo một vật theo phương thẳng đứng thì cần sử dụng một lực là ít nhất bằng trọng lượng của vật. II. BÀI TẬP Câu 18: Khối lượng riêng là khối lượng của một mét khối một chất.Đơn vị : kg/m3 Trọng lượng riêng là trọng lượng của một mét khối một chất. Đơn vị N/m3 Câu 19: Tóm tắt m = 1.5tấn = 1500kg P = ? (N) Giải Trọng lượng của xe tải là P = 10m = 1500.10 = 15000(N) Đáp số: Câu20:Tómtắt V=1.5m3 D=2700kg/m3 m = ? Giải Khối lượng của một nhôm là: m = D.V = 2700.1.5 = 4050 (kg) Đáp số: 4050 (kg) Câu21: Giải Khối lượng của một thanh sắt là m = D.V = 7800.0.02 = 156 (kg) Trọng lượng của một thanh sắt là: P= 10.m = 156. 10 = 1560(N) Đáp số: III.BÀI BỔ SUNG Câu 17: Pvật = 1000N Fk của một HS là 300N.2HS = 600N Vậy lực kéo của hai HS nhỏû hơn trọng lượng của vật nên không thể kéo vật lên được. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cổ: Bài tập bổ sung 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: Đối với bài học ở tiết học này: - Ôn lại các kiến thức trọng tâm đã học từ tiết1- tiết 16. - Làm lại các dạng bài tập liên quan. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Học bài cho kỹ để thi HKI có kết quả cao. - Chú ý khi làm bài là phải đọc đề cho kỹ xem để yêu cầu gì? Khi gặp dạng bài tập định lượng nhớ phải tóm tắt đề sàu đó giải và phải giải đúng phương pháp. - Câu nào biết thì làm trước và chú ý về thời gian khi làm bài. - Học lại phần đã ôn chuẩn bị “Thi học kì 1” V. RÚT KINH NGHIỆM. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctiet 16 li 6.doc