Giáo án Vật lí 7 - Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

I/MỤC TIÊU :

1.Kiến thức :

+ Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

2.Kỹ năng :

- Tạo ra được ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất ảnh của gương phẳng.

- Vẽ được tia phản xạ, tia tới nhờ vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

3.Thái độ :

Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm thấy được.

II/CHUẨN BỊ :

1.Chuẩn bị của giáo viên : Dụng cụ cho mỗi nhóm

- 1 gương phẳng có giá đỡ; 1 tấm kính trong có giá đỡ; 2 cây nến, hộp diêm; 1 tờ giấy; 2 vật bất kì giống nhau;01 tờ giấy A4.

- Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để dạy theo PP BTNB.

2.Chuẩn bị của học sinh:

Xem trước nội dung bài học, liên hệ thực tế về ảnh của vật qua gương phẳng, nghiên cứu TN

III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Ổn định tình hình lớp (1ph)

 - Điểm danh học sinh trong lớp :

 - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ :Yêu cầu học sinh gấp sách vở và nghe câu hỏi kiểm tra bài cũ .

2.Kiểm tra bài cũ (7ph)

 - Câu hỏi :

a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng (4 đ)

b. Biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng bằng hình vẽ (có chú thích) . (6đ)

 - Đáp án + biểu điểm :

a. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 7 - Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/9 / 2012 Tiết : 05 Bài dạy : BÀI : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I/MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : + Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. 2.Kỹ năng : - Tạo ra được ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất ảnh của gương phẳng. - Vẽ được tia phản xạ, tia tới nhờ vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. 3.Thái độ : Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm thấy được. II/CHUẨN BỊ : 1.Chuẩn bị của giáo viên : Dụng cụ cho mỗi nhóm - 1 gương phẳng có giá đỡ; 1 tấm kính trong có giá đỡ; 2 cây nến, hộp diêm; 1 tờ giấy; 2 vật bất kì giống nhau;01 tờ giấy A4. - Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để dạy theo PP BTNB. 2.Chuẩn bị của học sinh: Xem trước nội dung bài học, liên hệ thực tế về ảnh của vật qua gương phẳng, nghiên cứu TN III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định tình hình lớp (1ph) - Điểm danh học sinh trong lớp : - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ :Yêu cầu học sinh gấp sách vở và nghe câu hỏi kiểm tra bài cũ . 2.Kiểm tra bài cũ (7ph) - Câu hỏi : a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng (4 đ) b. Biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng bằng hình vẽ (có chú thích) . (6đ) - Đáp án + biểu điểm : a. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. S R N i i/ I + Góc phản xạ bằng góc tới. b. SI: tia tới IR: tia phản xạ IN: pháp tuyến tại điểm tới I: điểm tới i: Góc tới , i/ góc phản xạ. - Nhận xét .. . 3.Giảng bài mới : - Giới thiệu bài (1 ph): Chúng ta đã biết ánh sáng chiếu đến gương phẳng thì phản xạ lại theo định luật phản xạ ánh sáng, một vật đặt trước gương phẳng thì tạo ảnh ở trong gương. Hôn nay chúng ta nghiên cứu về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. - Tiến trình bài dạy : Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. 25/ Bước 1: Tình huống xuất phát: Hàng ngày các em vẫn soi gương để quan sát ảnh của mình, nhìn thấy ảnh của mình và các vật ở trước gương. Vậy em hãy vẽ lại ảnh của một vật ở trong gương vào vở thực hành. Cụ thể vật có hình dạng là một dấu mũi tên(lưu ý nếu nghĩ ảnh này in được trên bức tường ở sau gương thì vẽ nét liền còn không thì vẽ nét đứt.) Bước 3: Đề xuất phương án thí nghiệm. -Phân nhóm các hình vẽ có cùng ý tưởng lại một bên. -Chỉ đại diện vài nhóm phát biểu suy nghĩ vì sao mình lại vẽ như vậy (Làm cho quan niệm ban đầu lộ rõ hơn) -Y/C thảo luận đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra theo các nhóm hình vẽ đã gom. Bước 4: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra. -Y/C tiến hành TN theo nhóm với các TN cần làm cụ thể như sau: +TN1: Tìm xem ảnh có hứng được trên màn không. +TN2: So sánh độ lớn của ảnh so với vật. +TN3: So sánh khoảng cách từ ảnh đến gương và khoảng cách từ vật đến gương. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức -Y/C các các nhân nêu kết luận sau khi tiến hành TN. -Chuẩn hóa kiến thức và cho học sinh ghi vở. * Y/C học sinh vẽ lại ảnh dấu mũi tên sau khi đã được TN kiểm chứng. Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu -Cá nhân tự tưởng tượng và vẽ ảnh của dấu mũi tên vào vở thực hành, sau đó thảo luận nhóm vẽ một hình vào tờ giấy A4 -Dán kết quả lên bảng. -Phát biểu suy nghĩ về cách vẽ ảnh của nhóm mình. -Thảo luận đề xuất cách làm thí nghiệm. -Tiến hành nhận dụng cụ và TN theo dụng cụ giáo viên đã chuẩn bị sẵn. TN1:Đặt viên pin trước gương, dùng miếng bìa đặt sau gương để hứng ảnh của viên pin(ghi kết quả vào vở thực hành). Kết quả không hứng được. TN2: Đặt viên pin trước tấm kính trong để tạo ảnh phía sau, dùng viên pin thứ 2 đặt chồng lên ảnh của viên pin thứ nhất (ghi kết quả vào vở thực hành). Kết quả viên pin thứ 2 vừa chồng khít ảnh của viên pin thứ nhất. TN3: Đánh dấu một điểm A trên tờ giấy trước gương, dùng bút đánh dấu vị trí ảnh của điểm A/ trên tờ giấy ở phía sau. Kẻ đường thẳng MN của gương, lấy gương ra, dùng thước nối điểm A và A/, sau đó kiểm tra xem AA/ và MN có vuông góc không. Khoảng cách từ A đến MN và khoảng cách từ A/ đến MN. Ghi kết quả vào vở thực hành. Cá nhân phát biểu được các ý sau: + Ảnh không hứng được trên màn chắn. + Ảnh lớn bằng vật. + Ảnh cách gương bằng vật cách gương. -Cá nhân vẽ lại ảnh dấu mũi tên sau khi đã thực nghiệm vào vở thực hành. I / Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: 1/ TN: sgk 2/ Kết luận: -Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo. - Độ lớn ảnh của1 vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. - Điểm sáng và ảnh của nó cách gương phẳng 1 khoảng bằng nhau. HĐ 2 : Giải thích sự tạo thành ảnh qua gương phẳng. 7 / Vẽ hình 5.4 lên bảng. Y/c hs nhắc lại các tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng vừa thu nhập được để xđ S’. Y/c hs xác định các tia phản xạ ứng với 2 tia tới SI và SK. Nhắc lại đk nhìn thấy 1 vật đưa ra đk nhìn thấy ảnh. Y/c giải thích ý d trong C4. Y/c hoàn thành kết luận C4, gv chỉnh, thống nhất cho ghi vào vở. Y/c hs vẽ ảnh ở hình 5.5 Thống nhất cho hs :Ảnh của 1 vật là tập hợp các ảnh của tất cả các điểm trên vật. Vẽ hình nêu lại tính chất của ảnh.Xđ vị trí ảnh S’ trên hvẽ. Vẽ 2 tia phản xạ của 2 tia tới SI, SK. Nhắc lại đk nhìn thấy vật :có anh sang từ vật đến mắt, suy ra đk nhìn thấy ảnh :as các tia pxạ lọt vào mắt. S S’ II/ Giải thích sự tạo thành ảnh qua gương phẳng. - Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’  HĐ 5: Vận dụng. 3/ - YCHS vẽ ảnh của AB tạo bởi gương câu C5. *GDBVMT - Các mặt hồ trong xanh tạo cảnh quan rất đẹp, các dòng sông trong xanh ngoài tác dụng đối với nông nghiệp và sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu tạo ra mội trường trong lành. -Trong không gian chật hẹp có thể trang trí thêm các gương lớn trên tường để có cảm giác rộng hơn. -Các biển báo giao thông các vạch phân chia làng đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông nhìn thấy vào ban đêm. Hs tự thực hiện C5 theo hd của gv. Cá nhân trả lời C6. III. Vận dụng. C5: C6: 4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1ph) - Học thuộc các kết luận (tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng) - Làm tất cả các BT SBT. - Xem trước bài 6: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG. + Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 18/SGK. IV/RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docGiao an ap dung PP BTNB mon Vat ly 7.doc
Giáo án liên quan