Giáo án Tuần 8 - Khối 5

Tập đọc

Kì diệu rừng xanh

I.Mục tiêu: HS cần:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

II.Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng

III.Hoạt động dạy học

 A.Kiểm tra bài cũ:

 - HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba- la-lai-ca trên sông Đà và trả lời các câu hỏi về bài đọc.

B.Bài mới:

 

doc20 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 8 - Khối 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghi bảng. 4.HĐ3. Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. - HS luyện đọc theo nhóm2. - HS thi đọc diễn cảm. - HS thi đọc thuộc lòng. - GV nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Địa lí Dân số nước ta I.Mục tiêu: HS cần: - Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm gia tăng dân số của nước ta. - Biết và nêu được: nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh. - Nhớ và nêu được số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất. - Nêu được một số hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh. - Nhận biết được sự cần thiết của kế hoạch hoá gia đình. II.Đồ dùng dạy học: - Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam. III.Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ -3 HS trả lời các câu hỏi sau: + Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ. + Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta. + Chỉ và mô tả vùng biển Việt Nam. Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ học tập. 2HĐ1:Dân số, so sánh dân số Việt nam với dân số các nước Đông Nam á - GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu ở SGK + Đây là bảng số liệu gì? Theo em, bảng số liệu này có tác dụng gì? + Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào? + Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào? - HS trình bày – HS nhận xét. - HS tìm hiểu tiếp: + Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người? + Nước ta có dân số đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam á? + Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam? - HS trình bày – HS nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS. 3.HĐ2: Gia tăng dân số ở Việt Nam - GV treo Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm như SGK lên bảng và yêu cầu HS đọc. - GV hướng dẫn HS cách làm việc với biểu đồ. - HS thảo luận nhóm 2 về dân số nước ta qua các năm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân sốcủa nước ta? - GV kết luận : Tốc độ gia tăng dân số của nước ta là rất nhanh. 4.HĐ3: Hậu quả của dân số tăng nhanh - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. - HS thảo luận và hoàn thành bài tập 4 ở VBT trang 12 - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét. - GV nêu: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số nước ta đã giảm dần do nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tác KHHGĐ. 5. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài: Các dân tộc, sự phân bố dân cư. Thứ 5 ngày 25 tháng 10 năm 2007 Thể dục Động tác vươn thở và tay - trò chơi '' dẫn bóng '' I.Mục tiêu: HS cần: - Học động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác. - Chơi trò chơi “ Dẫn bóng”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động. II.Đồ dùng dạy học: - 1còi, bóng. III.Hoạt động dạy học 1.Phần mở đầu: - GV phổ biến nhiệm vụ học tập. - Chạy thành một hàng dọc quanh sân. - Khởi động xoay các khớp. 2.Phần cơ bản: a.Học động tác vươn thở, động tác tay: - GV nêu tên động tác, sau đó phân tích kĩ thuật động tác và làm mẫu, HS tập theo. - HS tập luyện theo hiệu lệnh của lớp trưởng. b.Ôn 2 động tác vừa học: - GV điều khiển HS tập luyện 2 lượt. - HS tập luyện theo tổ. GV theo dõi và sửa chữa sai sót cho HS. - HS tập luyện cả lớp theo hiệu lệnh của lớp trưởng. c.Trò chơi Dẫn bóng - GV tổ chức cho HS chơi theo luật. - HS chơi theo hiệu lệnh. 3.Phần kết thúc: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I.Mục tiêu: HS cần: - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương. - Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành một đoạn văn hoàn chỉnh. II.Hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ - HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước. - GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 2.HĐ1:Hướng dẫn HS luyện tập - GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài tập. - HS trình bày dàn ý. - GV nhận xét. 3.HĐ2:HS viết đoạn văn - Cho 1 HS đọc yêu cầu của đề. - GV nhắc lại yêu cầu: + Các em chọn một phần trong dàn ý. + Chuyển phần đã chọn thành đoạn văn hoàn chỉnh. - HS trình bày kết quả. - GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Luyện tập về từ nhiều nghĩa I.Mục tiêu: HS cần: - Nhận biết và phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. - Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa và mối quan hệ giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa. - Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ. II.Hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ - GV chấm một số bài tập 3 + 4 của HS. - GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ học tập. 2. Luyện tập - HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt. - GV theo dõi, giúp đỡ HS kém làm bài. - GV hướng dẫn HS chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò + Em có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ? - GV nhận xét . - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập chung I.Mục tiêu: HS cần: - Nắm chắc cách đọc, viết, so sánh các số thập phân. - Tính nhanh bằng các thuận tiện nhất. II.Hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ - HS chữa bài tập về nhà. - GV nhận xét. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ học tập. 2. Luyện tập Bài 1:GV viết số thập phân lên bảng và chỉ cho HS đọc, nêu giá trị theo hàng của các chữ số trong từng số thập phân. Bài2:HS tự viết số. Bài3:HS tự làm bài Bài4:GV hỏi HS : Làm thế nào để tính được giá trị của các biểu thức trên bằng cách thuận tiện. - Chấm chữa bài 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Thứ 6 ngày 26 tháng 10 năm 2007 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh dựng đoạn mở bài, kết bài I.Mục tiêu: HS cần: - Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh. - Thực hành mở bài theo lối gián tiếp, kết bài theo lối mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em. II.Hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc đoạn văn đã viết ở tiết trước. - GV nhận xét. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ học tập. 2.Luyện tập HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt. - Bài1: + Đoạn nào mở bài trực tiếp,đoạn nào mở bài gián tếp ? Vì sao em biết điều đó. + Em thấy kiểu bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn ? - Bài 2: + Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn ? - Bài3: HS tự làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ HS kém làm bài. - GVhướng dẫn HS chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà hoàn thành bài văn tả cảnh và chuẩn bị bài sau. Toán Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân I.Mục tiêu: HS cần: - Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài; mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề và quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng. - Luyện cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. II.Đồ dùng dạy học: - Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài. III.Hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ - HS chữa bài tập về nhà. - GV nhận xét. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ học tập. 2.HĐ1:Ôn tập về các đơn vị đo độ dài a.Bảng đơn vị đo độ dài: - GV kẻ bảng đơn vị đo độ dài, yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn. - GV gọi 1 HS lên bảng viết các đơn vị đo độ dài vào bảng. b.Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề: + Em hãy nêu mối quan hệ giữa mét và đề-ca-mét. - Tương tự với các đơn vị đo khác. + Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau? c.Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng: - GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa mét với ki-lô-mét, xăng-ti-mét, mi-li-mét. 3.HĐ2:Hướng dẫn viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân a.Ví dụ 1: - GV nêu bài toán. - HS tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm: 6m4dm = m - HS trình bày – HS nhận xét. - GV nhận xét chốt cách làm: + Bước1: Chuyển thành hỗn số + Bước2: Chuyển hỗn số thành số thập phân b.Ví dụ 2: - GV tổ chức cho HS làm ví dụ 2 tương tự như ví dụ 1. - GV nhắc nhở HS chú ý khi viết thành số thập phân. 4.HĐ3: Luyện tập - HS làm bài tập trong SGK - GV theo dõi, giúp đỡ HS kém làm bài. - GV hướng dẫn HS chữa bài. 5. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Bài tập về nhà: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống: a. 34m5dm = m b. 21m24cm = m c. 7km1m = km 7dm4cm = dm 4dm32mm = dm 3km45m = km 3cm5mm = cm 12m5cm = m 9km234m = km Khoa học Phòng tránh HIV/AIDS I.Mục tiêu: HS cần: - Giải thích được một cách đơn giản các khái niệm HIV là gì, AIDS là gì. - Hiểu được sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS. - Nêu được các con đường lây nhiễm và cách phòng tránh nhiễm HIV. - Luôn có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV. II.Hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ - 3 HS trả lời: + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? + Chúng ta làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A? + Bệnh nhân mắc viêm gan a cần làm gì? - GV nhận xét. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ học tập. 2.HĐ1: HIV/AIDS là gì? Các con đường lây truyền HIV/AIDS - HS thảo luận theo nhóm 2 và hoàn thành bài tập 1 ở VBT - HS trình bày. Các em khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét. *Kết luận:HIV là một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch của cơ thể.HIV lây qua đường tình dục, qua đường máu, qua đường từ mẹ sang con khi mang thai hoặc trong khi sinh đẻ. 3.HĐ2: Cách phòng tránh HIV/AIDS - HS quan sát tranh minh hoạ trang 35 và đọc các thông tin. + Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS ? - HS trình bày – HS nhận xét. - GV nhận xét 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp 1.Nhận xét hoạt động tuần qua - Từng tổ nhận xét - Lớp trưởng nhận xét - GV nhận xét chung 2.Phổ biến kế hoạch tuần tới - Duy trì tốt mọi nề nếp - Tăng cường ý thức tự quản, tự học - Tham gia tốt các hoạt động

File đính kèm:

  • docGiao an da chon loc.doc