Giáo án Tuần 24 Lớp 3A Trường Tiểu Học Minh Tiến 1

A/ Tập đọc:

1/ Rèn kn đọc thành tiếng:

 + Từ: truyền lệnh, trong leo lẻo, biểu lộ, cởi trói,

 + Giọng đọc:Đọc phân bệt lời người kể chuyện với lời nhân vật.

2/ Đọc-hiểu

Từ: Ngự giá, xa giá, đối, Tức cảnh, Chỉnh, -

Nội dung và ý nghĩa :Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lỉnh từ nhỏ.

B/Kể Chuyện

1/Rèn KN nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu truyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

2/ Rèn KN nghe: Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 24 Lớp 3A Trường Tiểu Học Minh Tiến 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I đến XII để xem được đồng hồ và các số XX, XXI khi đọc sách. II/ Đồ dùng: Bảng lớp nghi BT1 Bảng phụ nghi BT3 III/ Các HĐ dạy học : 1/ Bài cũ : HS viết các số La Mã đã học theo y/c của GV 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài: Trực tiếp * HĐ1: HD Luyện tập Bài 1: GV nêu YC, HS tự làm ( GV giúp đỡ HS Y). Mời 2 HS lên bảng trình bày 2 cột như VBT (K,G) Cả lớp, GV nhận xét chốt kết quả đúng. Cho nhiều HS đọc lại (TB,Y) Bài tập 2: Gọi 1 HS nêu y/c BT GV nêu giờ cho HS thực hành trên mặt đồng hồ. - Cả lớp- GV nhận xét sửa sai. Bài tập 3: GV treo bảng phụ HS (G) nêu y/c.HS (TB,Y) nhắc lại. 1HS lám bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở BT. - HS nêu miệng chữa bài, cả lớp, GV nhận xét các kết quả. - HS (K_G) làm phần b HS (TB-Y) chỉ cần làm phần a. + Bài tập 4: HS cùng đối tượng chơi trên bảng lớp. - Cả lớp – GV nhận xét chốt kq. 3 / Củng cố dặn dò: - HS – GV chốt lại kiến thức toàn bài. -Nhận xét tiết học- giao bài về nhà - chuẩn bị tiết sau: Thực hành xem đồng hồ. Thủ công đan nong đôi (tiết 1) I-Mục tiêu - Học sinh biết cách đan nong đôi - Đan được nong đôi đúng quy trình kỹ thhuật. Yêu thích sản phẩm đan nan. II-Đồ dùng,phương pháp, hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : Tấm đan nong mốt bằng bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác mầu nhau. Tranh quy trình đan nong mốt, Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau, bìa màu hoặc giấy thủ công, bút chì, thước kẻ,kéo, hồ dán… 2.Phương pháp : Quan sát , luyện tập, thực hành… 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt, cá nhân. III-Các họat động dạy học chủ yếu 1Bài cũ: HS nêu 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: trực tiếp Họat động 1: HD học sinh quan sát nhận xét. GV giới thiệu tấm đan mẫu và HD học sinh QS và nhận xét. Cho HS so sánh tấm đan nong mốt bài trước, với tấm đan nong đôi. GV cho HS nêu tác dụng, cách đan nong đôi trong thưc,tế. Họat động 2: GV HD mẫu. Bước1: Kẻ, cắt các nan đan. - HD học sinh kẻ, cắt các nan đan như bài trước Bước2: Đan nong đôi bằng giấy, bìa ( Theo cách đan nhấc 2 nan đè2 nan,) GV làm mẫu nan ngang thứ nhất nan ngang thứ hai, ba, tư. Gọi HS (K,G) lần lượt lên thực hiện các nan tiếp theo tương tự như 4 nan dưới. HS (TB,Y) theo dõi học tập. GV lưu ý HS khi đan hàng nan thứ nhất bắt đầu nhấc từ nan dọc 2,3 hình 4 tranh quy trình… Bước3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. HDHS dán theo 4 cạnh của tấm đan như tấm đan mẫu. GV Tập cho HS thực hành kẻ, cất và tập đan. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. -Dặn HS: Chuẩn bị bài: T2 Thể dục Thầy Văn dạy Chính tả Tiếng đàn I/ Mục đích yêu cầu: 1. Nghe- viết đúng trình bày đẹp đoạn văn “ Tiếng đàn”. 2.Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x hoặc thanh hỏi/ thanh ngã. II/ Đồ dùng dạy học: - 3 tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT2b. III/ Các HĐ dạy học: 1. Bài cũ: Đọc cho HS viết: lủng củng, đủng đỉnh, dễ dãi. .. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp * HĐ1: HD HS nghe viết: a. Chuẩn bị : - GV – HS đọc đoạn viết . - 1 HS nói lại nd đoạn viết ( Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn) - HS nhận xét đoạn viết: Số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày. -HS tự viết những từ dễ mắc lỗi ra nháp. - HS (Y) đọc các từ mình tìm HS (K-G) phân tích chính tả- GV chỉnh sửa lỗi cho HS. b. GV đọc cho HS viết. c. Chấm, chữa một số bài nhận xét cả lớp giút kinh nghiệm * HĐ2: HD HS làm bài tập. Bài tập 2b: HS đọc YC và làm việc theo nhóm đôi - GV mời 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức, cả lớp nhận xét bổ sung công bố nhóm thắng cuộc, GV phân tích chính tả. - Nhiều HS đọc lại bài hoàn chỉnh 3/ Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học – giao bài về nhà. - Dặn: Chuẩn bị tiết TLV: Tiết 24 Thứ sáu ngày 12 tháng 1 năm 2007 Toán Thực hành xem đồng hồ I/ Mục tiêu: Giúp HS: - tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian (chủ yếu là về thời điểm) - Biết xem đồng hồ( trường hợp chính xác đến từng phút) II/ Đồ dùng : Đồng hồ thật (loại 1 kim ngắn và 1 kim dài) Mặt đồng hồ bằng nhựa III/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : 3HS lên bảng viết các chữ số La Mã do GV đọc. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp. * HĐ1: HD cách xem đồng hồ - GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ. GT các vạch chia phút - Cho HS q/s đồng hồ bằng nhựa và đọc các giờ do GVđịnh: 6 giờ 10 phút; - Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 h 10’. (HS: K-G) nêu, HS (TB-Y) Nêu lại - GV cho HS q/s đồng hồ chỉ 6h 13’ ? Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào? (K-G) nêu (Tb-Y) nêu lại GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được một phút. Vậy bạn nào có thể tính xem đồng hồ chỉ mấy giờ? (K-G) nêu, (TB-Y) nhắc lại. - Hãy nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6h56’? - còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7giờ ? (K-G) nêu cách tính (TB-Y) nêu lại - GV giới thiệu cách đọc giờ thứ 2: 7 h kém4’ * HĐ2: Luyện tập thực hành + Bài 1: - HS nêu YC bài tập. GV cho 2HS ngồi cạnh nhau cùng q/s đồng hồ nêu giờ và nêu vị trí các kim đồng hồ tại mỗi thời điểm. - Yêu cầu HS nêu miệng các giờ trên mỗi chiếc đồng hồ, cả lớp nhận xét bổ sung, Gv chốt kết quả. *HĐ3: Rèn kỹ năng giải toán bằng hai phép tính. Bài3: - 3HS đọc đề toán, 1HS (G) phân tích đề và nêu cách giải: Bước1: Tìm số lít dầu trong cả 2 thùng. Bước2: Tìm số lít dầu còn lại. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1HS làm bài trên bảng lớp. - Cả lớp, GV nhận xét chốt kết quả. Bài4: - GV treo bảng phụ, cho HS đọc bảng số, 1 HS (G) nêu cách làm. HS (K,TB,Y) nhắc lại. - HS làm bài vào vở BT. - 3 HS làm trên bảng phụ. - Cả lớp, GV nhận xét chốt kết quả đúng, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau. 3 / Củng cố dặn dò: - GV nêu lại KT bài luyện tập. -Nhận xét tiết học và giao bài về nhà: Chuẩn bị bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. Tập viết Ôn chữ hoa Q I/ Mục đích yêu cầu: Củng cố cách viết chữ viết hoa Q thông qua BT ứng dụng: -Viết tên riêng Quang Trung bằng chữ cỡ nhỏ. -Viết câu ứng dụng Quê em đồng lúa nương dâu,/ Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang bằng chữ cỡ nhỏ. II/ Đồ dùng: -Mẫu chữ viết hoa Q. -Tên riêng và câu thơ viết trên dòng kẻ ô li. - Bảng con, phấn, vở tập viết. III/ Các HĐ dạy học: 1/ Bài cũ: KT học sinh viết bài ở nhà. 2/ Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp *HĐ1: HD viết trên bảng con . -GV viết mẫu chữ Q,T – HS khá giỏi nêu lại cách viết.- HS trung bình và yếu nhắc lại. -HS viết bảng con chữ Q,T . b. Từ ứng dụng: -GV giới thiệu: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ (1753-1792) người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh. - HS nhận xét chiều cao và khoảng cách của các con chữ trong từ ứng dụng -HS viết bảng con : Quang Trung c. Câu ứng dụng: - GV giới thiệu: “ Quê em đồng lúa… bắc ngang” Hiểu nội dung: tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê. - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao ntn? -HS viết bảng con: Quê, Bên * HĐ2 : HD viết vào vở. - HS viết phần bài học ở lớp trong vở tập viết. *HĐ3: Chấm chữa bài. - GV chấm chữa một số bài và nhận xét cả lớp rút kinh nghiệm. 3 / Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học- giao bài về nhà: Luyện viết phần bài ở nhà. Tập làm văn Tiết 23 I/ Mục đích yêu cầu: 1. Rèn KN nói: Kể lại một cách tự nhiên, rõ ràng một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem 2. Rèn KN viết: Viết lại được lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn( từ 7 đến 10 câu), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. II/ Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của BT1 - Một số tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật. III/ Các HĐ dạy học: 1 -Bài cũ: 2 HS đọc lại bài văn Kể về một người lao động trí óc mà em biết. 2 -Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em biết Bài tập1: - HS đọc YC bài1 và gợi ý và xem tranh minh hoạ. - GV: Các em hãy suy nghĩ về buổi biểu diễn mà mình định kể : Khi kể cần dựa vào các câu hỏi gợi ý để kể - 1HS (G) kể mẫu, HS (K,TB,Y) lắng nghe học tập. - GV cho 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào gợi ý , kể cho nhau nghe. - Gọi 5-7 HS kể trước lớp, cả lớp nhận xét, GV chỉnh sửa bài cho HS. * HĐ2 : Rèn KN viết. - Bài tập 2: HS đọc y/c và làm bài cá nhân vào vở. - GV: Khi viết các chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng. - Một số HS đọc bài viết- Cả lớp nhận xét và GV chữa lỗi. - GV ghi điểm một số bài làm hay. 3 / Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học -giao bài về nhà: Chuẩn bị bài tập đọc : Đối đáp với vua Tự nhiên và xã hội Khả năng kì diệu của lá cây I/ Mục tiêu : HS biết: - Nêu chức năng của lá cây. - Kể ra những ích lợi của lá cây. II/ Đồ dùng: - Các hình trang 88,89 SGK III/ Các HĐ dạy học: 1/ Bài cũ: Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. 2/ Bài Mới: Giới thiệu bài: trực tiếp *HĐ1: Làm việc với SGK theo cặp - MT: Biết nêu chức năng của lá cây. -Bước 1: Làm việc theo cặp - Y/C HS dựa vào hình 1 trang 88 tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cuả nhau theo gợi ý trong SGK -Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV cho HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây. - Cả lớp nhận xét bổ sung. -Gv kết luận: ( như trong SGK ). GV: Nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước được liên tục được hút từ dễ, qua thân và đi lên lá;sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho HĐ sống của cây,… * HĐ2: Thảo luận nhóm - Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của lá cây. Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV cho HS dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trang 89 SGK để nói về ích lợi của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương. Bước2: HĐ cả lớp. GV tổ chức cho các nhóm thi đua xem trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc: Để ăn Làm thuốc Gói bánh, gói hàng Làm nón Lợp nhà - GVkết luận: Một số cây có lá làm thức ăn, làm thuốc … 3 / Củng cố dặn dò: - GV – HS Chốt kiến thức toàn bài. - nhận xét tiết học và giao bài về nhà: Chuẩn bị bài: Hoa Sinh hoạt tập thể

File đính kèm:

  • docLOP 3 T 19doc.doc