Giáo án Tuần 21 - Khối lớp 5

Tập đọc

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I/ Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng, lúc trầm lắng tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

 - Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/ Hoạt động dạy học:

A/ Kiểm tra bài cũ:

 - HS đọc bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời câu hỏi.

B/ Bài mới:

1/ GV giới thiệu bài:

 Trí dũng song toàn là truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta - danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này, các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách nay ngót 400 năm.

 

doc18 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 21 - Khối lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực Đông Nam á (giáp Việt Nam, Thái Lan, Lào, biển) - Đồng bằng dạng lòng chảo. - Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, cá. Lào - Khu vực Đông Nam á (giáp Việt Nam, Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia) - Không giáp biển. Núi và cao nguyên. - Quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo. - GV yêu cầu HS quan sát ảnh trong SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam-pu-chia và Lào. (Có nhiều người theo đạo phật, có nhièu chùa). Kết luận: Có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp. 3/ Trung Quốc. * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm và cả lớp. Bước 1: HS quan sát hình 5 ở bài 18 và gợi ý trong SGK, rút ra nhận xét: - Trung Quốc có diện tích lớn, số dân đông, Trung Quốc là nước láng giềng ở phía Bắc nước ta. Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 3: GV bổ sung: Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới (sau LB Nga và Ca-na-đa) và có số dân đông nhất thế giới, trung bình cứ 5 người dân trên thế giới thì có một người là Trung Quốc. (Nếu so sánh với Việt Nam thì diện tích Trung Quốc lớn gấp gần 30 lần diện tích nước ta, dân số chỉ gấp 16 lần - điều đó cho thấy mật độ dân số nước ta rất cao). Bước 4: GV cho HS quan sát hình 3 và hỏi có HS nào biết về Vạn lí Trường Thành của Trung Quốc. (Đó là một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng nhằm bảo vệ đất nước, nay là địa điểm du lịch nổi tiếng. Công trình được xây dựng từ trên 2 ngàn năm trước đây, sau đó được nhiều triều đại cũng cố và nối dài để ngăn chặn kị binh Hung Nô ở Miền Bắc tràn xuống. Trường thành như ngày nay được cũng cố vào đời Minh. Tổng chiều dài của Vạn Lí Trường Thành khoảng 6700 km). - GV cung cấp thêm: Trung Quốc có một số ngành sản xuất nổi tiếng từ xưa như: tơ lụa, gốm, sứ, chè, hiện nay thì có máy móc, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ chơi, Phần lớn các ngành sản xuất tập trung ở miền Đông, nơi có các đồng bằng châu thổ của các sông lớn (Trường Giang, Hoàng Hà), cũng là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay có nèn kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Kết luận: Trung Quốc có diện tích lớn, có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng. Thứ 5 ngày 01 tháng 02 năm 2007. Tập làm văn lập chương trình hoạt động I/ Mục tiêu: - Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động. - Bảng phụ cho HS lập chương trình hoạt động. III/ Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ: - HS nêu tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của chương trình hoạt động. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học. 2/ HDHS lập chương trình hoạt động. a/ Tìm hiểu yêu cầu của đề bài: - HS đọc to đề bài. - GV gợi ý cho HS một số đề bài khác nữa: Một buổi cắm trại, thăm hỏi các nạn nhân chất độc da cam, làm vệ sinh nơi công cộng, trồng cây phủ xanh đồi trọc, làm kế hoạch nhỏ... - HS đọc lại đề bài và chọn cho mình một đề bài thích hợp. - HS trình bày về chọn đề bài nào. - GV mở bảng phụ ghi sẵn cấu tạo 3 phần của chương trình hoạt động. - HS nhắc lại. b/ HS lập chương trình hoạt động: - HS tự lập CTHĐ vào vở BT. Một số làm vào bảng phụ. - HS trình bày ở bảng phụ, cả lớp bổ sung góp ý. - HS tự chỉnh sửa, GV chấm một số bài. VD: Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ lụt (Lớp 5B) I/ Mục đích: Giúp đỡ thiếu nhi vùng lũ lụt, thể hiện tinh thần "Lá lành đùm lá rách". II/ Phân công nhiệm vụ: - Họp lớp thống nhất nhận thức - Lớp trưởng. - Nhận quà - Các tổ trưởng, ghi tên, số lượng. - Đóng gói, chuyển quà nộp cho nhà trường - Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng. III/ Chương trình cụ thể: - Chiều thứ 6 (02/02) họp lớp. + Phát biểu ý kiến kêu gọi ủng hộ. + Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà. + Phân công nhiệm vụ. - Sáng thứ hai (05/02) nhận quà. - Chiều thứ hai: Đóng gói, nộp nhà trường. 3/ Cũng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn hoàn chỉnh bài của mình. Luyện từ và câu nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I/ Mục tiêu: 1. Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả. 2. Biết điền qht thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả. II/ Đồ dùng dạy học: - VBT Tiếng Việt 5 Tập 2. - Phiếu học tập. Ghi nội dung BT1, 4 phần luyện tập. - Bảng phụ thể hiện nội dung BT 3. III/ Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại BT3 tiết trước. B/ Bài mới: 1/ GV giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học. 2/ Phần nhận xét: Bài tập 1: HS đọc nội dung BT1. - HS làm bài và trình bày, cả lớp nhận xét. - GV gợi ý: Câu 1: Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT 2. - HS làm việc cá nhân, dùng bút chì ghạch chéo, phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. - HS lên bảng xác định, GV chốt lại ý đúng. + Câu 1 có 3 vế câu: + ..., anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở/, một người nữa tiến vào ... + Câu 2 có 2 vế câu: + Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. + Câu 3 có 2 vế câu: + Lê-nin không tiện từ chối/, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT. - GV gợi ý cho HS thấy: Câu 1: Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở/, một người nữa tiến vào ... (Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng QHT thì. Vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp). Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. (Vế 1 và 2 nối với nhau bằng cặp QHT tuy ... nhưng). Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối/, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. (Vế 1 và 2 nối trực tiếp). 3/ Phần ghi nhớ. - HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. - HS nhắc lại không nhìn SGK. 4/ Phần luyện tập. Bài tập 1: HS đọc nội dung BT1. BT có 3 yêu cầu nhỏ: Tìm câu ghép - Xác định các vế trong câu ghép - Tìm cặp QHT. - HS đọc đoạn văn và suy nghĩ trả lời. - GV gợi ý: + Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu. Cặp QHT trong câu là: nếu ... thì ... Bài tập 2: HS đọc nội dung BT2. - Hai câu ghép bị lược bớt QHT trong đoạn văn là hai câu nào? (Là hai câu ở cuối đoạn văn). - Khôi phục và giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó? - Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Thái Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tá. - Tác giả lược bớt từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp. Lược bớt nhưng người đọc vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT3. - GV gợi ý HS làm bài. - HS làm ở bảng. a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác. b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe. c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình? 5/ Cũng cố, dặn dò. - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học Thứ 6 ngày tháng năm 2007. Khoa học 42 - 43. sử dụng năng lượng chất đốt I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt. - Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. II/ Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. - Thông tin và hìnhtrang 86, 87, 88, 89 SGK. III/ Hoạt động dạy học: * Hoạt động1: Kể tên một số loại chất đốt. * Mục tiêu: HS nêu được tên một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí. * Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận. - Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí? * Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: HS kể tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Mỗi nhóm chuẩn bị một loại chất đốt. 1/ Sử dụng các chất đốt rắn: - Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi? (Củi, tre, rơm, rạ, ...) - Than đá được dùng trong những việc gì? ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu? (Than đá được sử dụng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ; dùng trong sinh hoạt: đun nấu, sưởi, ... ở nước ta than đá chủ yếu được khai thác ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh. - Ngoài than đá, em còn biết tên các loại than nào khác? (Than bùn, than củi, ...) Bước 2: Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm trình bày, các cặp khác bổ sung. –––––––––––––––––––––––– Luyện toán Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật I/ Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. II/ Hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi nêu kết quả. Bài 2 : HS đọc yêu cầu đề bài. HS nêu cách tính GV hướng dẫn HS làm,1HS giải vào bảng nhóm. Cả lớp làm bài vào vở. Bài giải : Diện tích tôn để làm thùng hình hộp chữ nhất là : 3,6 + 1,2 x 0,8 = 4,58 () Bài 3: GV hướng dẫn HS tính diện ticha xung quanh và diện tích toàn phần của hai hình rồi viết “bằng nhau” hoặc “không bằng nhau” vào chỗ chấm GV giúp đỡ HS yếu. Củng cố, nhận xét tiết học –––––––––––––––––––––– Luyện tiếng Việt Luyện tập làm văn : Lập chương trình hoạt động I/ Mục tiêu : Giúp HS ôn củng cố về cách lập chương trình hoạt động II/ Hoạt động dạy học : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : GV nêu đề bài : Khi xây dựng chương trình công tác của liên đội rong năm học ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức hội trại Chúng em tiếp bước theo Đoàn (nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh). Em hãy lập chương trình cho hoạt động đó. HS đọc yêu cầu đề bài. GV hướng dẫn HS làm bài. HS làm bài rồi đọc trước lớp cho các bạn nghe. HS nhận xét, góp ý. GV nhận xét bổ sung. 3/ Nhận xét tiết học : GV nhận xét chung về tiết học. –––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docgiao an lop tuan.doc
Giáo án liên quan