Giáo án tuần 1 khối 1

ĐẠO ĐỨC

Tiết 1 EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (T1)

 I. MỤC TIÊU

-Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.

-Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.

-Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.

* Rèn các kĩ năng: Tự giới thiệu về bản thân, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Vở Bài tập Đạo đức1. Các bài hát: Trường em, Đi học, Em yêu trường em

HS: Sưu tầm các bài hát về chủ đề nhà trường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 1 khối 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cam Cho HS so sánh Nhận xét 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài và ghi bảng b. Giới thiệu hình vuông - Lần lượt giơ từng tấm bìa hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ một hình vuông khác nhau về kích thước và màu sắc và nói: Đây là hình vuông. H: Hãy tìm các hình vuông có trong bộ đồ dùng học Toán và để trên bàn. H: Hãy giơ từng hình vuông theo nhịp thước của cô và nêu: Hình vuông. + Hãy tìm các đồ vật có dạng hình vuông. c.Giới thiệu hình tròn - Lần lượt giơ từng tấm bìa hình tròn cho HS xem, mỗi lần giơ một hình tròn khác nhau về kích thước và màu sắc và nói: Đây là hình tròn. H: Hãy tìm các hình tròn có trong bộ đồ dùng học Toán và để trên bàn. H: Hãy giơ từng hình tròn theo nhịp thước của cô và nêu: Hình tròn. + Hãy tìm các đồ vật có dạng hình tròn. d. Thực hành *Bài1: Cho HS nêu yêu cầu của bài 1 H: Đó là các hình gì ? Cho HS thực hành tô màu vào các hình vuông. *Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài 2 H: Đó là các hình gì ? Lưu ý HS dùng màu khác nhau để tô vào con búp bê “lật đật”. *Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu của bài 3: H: Đó là các hình gì ? *Lưu ý HS dùng màu khác nhau để tô vào hình vuông và hình tròn. *Bài 4: ( Dành cho HS khá giỏi )trả lời câu hỏi: Làm thế nào để có các hình vuông ? - Lưu ý HS cẩn thận khi dùng kéo (hoặc gấp sát mép để có 1 hình vuông). 3. Hoạt động nối tiếp Về nhà tìm thêm các vật có hình tròn hoặc hình vuông. Nhận xét tiết học 1 – 2 em phát biểu Nhắc lại - Nhắc lại : Hình vuông. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nêu: cái khăn mùi xoa, viên gạch bông v.v. - Nhắc lại : Hình tròn. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nêu: cái đĩa đựng thức ăn, bánh xe đạp, v.v. +HS nêu yêu cầu của bài 1: Tô màu vào các hình T: Đó là các hình vuông. - HS thực hành tô màu vào các hình vuông. HS nêu yêu cầu của bài 2: Tô màu vào các hình . + T: Đó là các hình tròn. - HS thực hành tô màu vào các hình tròn. HS nêu yêu cầu của bài 3: Tô màu vào các hình + T: Đó là các hình tròn và hình vuông. - HS thực hành tô màu vào các hình tròn và hình vuông. - HS phát biểu cá nhân, chẳng hạn: Cần dùng kéo cắt thành các hình vuông (hoặc gấp lại thành 1 hình vuông). Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013 Tiết 9+10 HỌC VẦN BÀI: DẤU / I. MỤC TIÊU - Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc. Đọc được: bé Trả lời được 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. HSKG luyện nói 4-5 câu. - Rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. II. CHUẨN BỊ GV: Chữ mẫu b, be HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, vở tập viết, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra Cho HS đọc chữ b, bé. Cả lớp viết b, bé Nhận xét, ghi điểm 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài Cho HS quan sát các tranh để rút ra: bé, cá, chuối, chó, khế từ đó rút ra dấu / b. Dạy dấu thanh * Nhận diện dấu - Tô dấu sắc và nói: dấu sắc là một nét xiên phải. Yêu cầu HS cài dấu sắc vào bảng cài Nhận xét Phát âm mẫu và hướng dẫn cách phát âm Theo dõi, chỉnh sửa cách phát âm * Ghép chữ và phát âm Các bài trước các em đã được học chữ e, b và tiếng be. Khi thêm dấu sắc vào be ta được tiếng bé Viết bảng chữ bé và yêu cầu HS cài tiếng bé Nhận xét H: Dấu sắc được đặt ở vị trí nào trong tiếng bé? Phát âm tiếng bé Theo dõi, chỉnh sửa * Hướng dẫn viết bảng con Vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết dấu / và tiếng bé Nhận xét, sửa sai 1-2 HS đọc Cả lớp viết bảng con Quan sát, trả lời Cả lớp thực hiện Theo dõi, đọc cá nhân, đồng thanh Ghép tiếng bé …được đặt trên con chữ e Đọc cả lớp, nhóm, cá nhân Theo dõi, viết tay không, bảng con TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS c. Luyện tập * Luyện đọc Cho HS luyện đọc Theo dõi, sửa phát âm * Luyện viết Hướng dẫn tô chữ be, bé trong vở tập viết Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở Theo dõi, hướng dẫn thêm * Luyện nói Giới thiệu chủ đề luyện nói Cho HS quan sát tranh H: - Quan sát tranh em bé thấy những gì? - Các bức tranh có gì chung? - Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao ? (HS giỏi). - Ngoài hoạt động kể trên, em và các bạn có những hoạt động nào khác? (HS giỏi). - Ngoài giờ học, em thích làm gì nhất? Nhận xét, sửa chữa 3. Củng cố - dặn dò Cho HS đọc lại toàn bài trên bảng Về nhà luyện viết bài và đọc bài. Nhận xét tiết học Đọc cá nhân, đồng thanh từng dãy bàn, cả lớp Cả lớp viết bài Luyện nói theo gợi ý. HSKG nói được 4- 5 câu Các bạn đang ngồi học trong lớp. Hai bạn gái nhảy dây. Bạn gái đi học. Đều có các bạn đi học. -HS nêu… Cả lớp đọc THỦ CÔNG Tieát 1 GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA VÀ DỤNG CỤ THỦ CÔNG I. MỤC TIÊU: -Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công. HSKG biết một số vật liệu khác có thể thay thế cho giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo; giấy vở học sinh; lá cây… -Giúp các em yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Giấy màu, bìa, kéo, hồ, thước kẻ, bút chì. HS : Giấy màu, sách thủ công. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định lớp : Hát 2. Kiểm tra: GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh Nhận xét 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài, ghi bảng b. Các hoạt động * Hoạt động 1: Giáo viên để tất cả các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công trên bàn để học sinh quan sát. Giới thiệu giấy bìa làm từ bột của nhiều loại cây (tre, nứa, bồ đề…). Giới thiệu giấy màu để học thủ công (có 2 mặt: 1 mặt màu, 1 mặt kẻ ô). H: (HS khá, giỏi) Em hãy kể tên một số vật liệu khác có thể thay thế cho giấy, bìa để làm thủ công? Giới thiệu thước kẻ, bút chì, hồ dán và kéo. Giáo viên cho học sinh xem thước kẻ và hỏi: “Thước được làm bằng gì?” “Thước dùng để làm gì?” Giáo viên nói thêm: Trên mặt thước có chia vạch và đánh số cho học sinh cầm bút chì lên và hỏi “ Bút chì dùng để làm gì?” à Để kẻ đường thẳng ta thường dùng loại bút chì cứng. - Cho học sinh cầm kéo hỏi: “Kéo dùng để làm gì?” Lưu ý: Khi sử dụng kéo cần chú ý tránh gây đứt tay. Giới thiệu hồ dán : G: Được chế biến từ bột sắn và đựng trong hộp nhựa. Hỏi công dụng của hồ dán. * Giáo dục các em biết tiết kiệm vật liệu khi thực hành; tái sử dụng giấy báo, lịch cũ,.. trong dùng trong các bài học thủ công. Chính là tiết kiệm nguồn tài nguyên làm ra các vật liệu đó. 4. Củng cố - Dặn dò : - Gọi học sinh nhắc lại tên các đồ dùng để học thủ công. - Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán cho bài : Xé dán hình chữ nhật - Nhận xét tiết học. Cả lớp để đồ dùng lên bàn Nhắc lại Quan sát và lắng nghe rồi nhắc lại đặc điểm của từng mặt giấy màu. T: Một số vật liệu khác có thể thay thế cho giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo; giấy vở học sinh; lá cây… -Quan sát và nêu. -Cầm bút chì quan sát để trả lời. -Cầm kéo và nêu. -Học sinh quan sát lắng nghe và trả lời. TOÁN TIẾT 4 : HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. GDHS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Sách Toán 1. Bộ đồ dùng học Toán 1 của GV. Một số vật thật có mặt là hình tam giác. HS: Sách Toán 1. Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra Giơ một số vật có dạng hình vuông, hình tròn. Yêu cầu HS nêu tên hình Nhận xét 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài và ghi bảng b.Giới thiệu hình tam giác Lần lượt giơ từng tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ một hình tam giác khác nhau về kích thước và màu sắc và nói: Đây là hình tam giác. H: Hãy tìm các hình tam giác có trong bộ đồ dùng học Toán và để trên bàn. H: Hãy giơ từng hình tam giác theo nhịp thước của cô và nêu: Hình tam giác. Hãy tìm các đồ vật có dạng tam giác c. Thực hành xếp hình - Yêu cầu HS dùng các hình tam giác, hình vuông có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình như trong SGK (trang 9). H: Đó là các hình gì ? H: Em hãy xếp các hình bằng các màu mà em thích. *Lưu ý HS dùng màu khác nhau để xếp vào hình vuông và hình tam giác. 3. Hoạt động nối tiếp Về nhà tìm thêm các vật có dạng hình tam giác Nhận xét tiết học 1 -2 HS nêu Nhắc lại : Hình tam giác. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nêu: biển báo giao thông, mái nhà v.v. T: Đó là hình ngôi nhà, cái thuyền buồm, cái chong chóng, nhà có cây, hình con cá. - HS thực hành xếp các hình bằng các màu mà em thích. Kiểm tra của Tổ trưởng Duyệt của BGH SINH HOẠT TẬP THỂ I.Ổn định tổ chức. Cho HS hát bài: Đi học về II. Nội dung sinh hoạt Đánh giá thực hiện tuần qua a) Y/C các bộ phận nên báo cáo tình hình hoạt động trong tuần qua về: + Về học tập + Về lao động + Về nề nếp vệ sinh, ăn mặc + Các hoạt động thi đua khác b) GV đánh giá * Về học tập: Đã ổn định được nề nếp học tập. Các em đã có ý thức thực hiện tốt những quy định trong học tập. Thực hiện học tập khá nghiêm túc. Các em đi học đều, có đầy đủ đồ dùng học tập. có một số em hăng hái phát biểu xây dựng bài như em: Vy, Minh Anh, Tú,… bên cạnh đó có một số em viết còn chậm và chưa chú ý trong học tập như em: Thảo, Đệ, Khang,... * Về lao động: các em đã có ý thức làm trực nhật trong và ngoài lớp khá sạch sẽ. * Về nề nếp, vệ sinh, ăn mặc: Các em chưa thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, xả rác chưa đúng nơi quy định. Một số em đi vệ sinh chưa đúng nơi quy định. Các em có ý thức thực hiện tốt an toàn giao thông như mặc áo phao khi qua đò, không đùa giỡn trên đò. Bước đầu các em đã biết xếp hàng ra vào lớp. 2. Kế hoạch hoạt động tuần 2: * Về học tập: Thi đua học tốt dành nhiều điểm tốt để chào mừng năm học mới. * Về lao động: Trực nhật lớp sạch sẽ, tưới nước cho cây cảnh trong lớp. *Về nề nếp, vệ sinh, ăn mặc: Đi học đều và đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, nhanh nhẹn. Aên mặc gọn gàng, sạch sẽ. * Các hoạt động thi đua Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ để góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên trường. Thi đua học tốt dành nhiều điểm tốt nhân dịp năm học mới. Duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docGIAO AN LY TH3 VIEN AN 20132014.doc
Giáo án liên quan