Giáo án Tuần 05 - Khối 5

TẬP ĐỌC: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I- Mục tiêu:

1. Luyện đọc: - Đọc đúng phiên âm tiếng nước ngoài.

- Thay đổi giọng đọc phù hợp từng nhân vật.

2. Hiểu: - Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các quốc gia.

II- Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn văn cần luyện đọc.

III- Lên lớp:

 1. Bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài: “Bài ca về trái đất”.

- Nêu ý nghĩa của bài.

 2. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, chúng ta nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của bè bạn năm châu, Các chuyên gia Liên Xô đã giúp đỡ chúng ta xây dựng những công trình lớn như cầu Thăng Long, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, bài tập đọc hôm nay sẽ giúp chúng ta phần nào thấy được tình cảm hữu nghị giữa nhân dân ta với chuyên gia Liên Xô”.

 

doc27 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 05 - Khối 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, ăn uống. II - Đồ dùng dạy học: - Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường ngày trong gia đình - Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - Một số loại phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài * Hoạt động 1. Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình. - HS kể tên các dụng cu thường dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình. GV ghi tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm (theo SGK) - Nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình. * Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình. - GV nêu cách thức thực hiện hoạt động 2: HS thảo luận nhóm về đặc điểm, cách sử dụng,bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình. - Nêu nhiệm vụ thảo luận nhóm GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận. Loại dụng cụ Tên các dụng cụ cùng loại Tác dụng Sử dụng, bảo quản Bếp đun Dụng cụ nấu ăn Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống Dụng cụ cắt, thái thực phẩm Các dụng cụ khác - Hướng dẫn HS cách ghi kết quả thảo luận nhóm vào các ô trong phiếu. GV gợi ý: Ngoài tên các dụng cụ đã nêu trong sách, các em có thể bổ sung thêm các dụng cụ khác mà các em biết hoặc gia đình các em đang sử dụng vào bảng trên. - Hướng dẫn HS cách tìm thông tin để hoàn thành phiếu học tập: Đọc nội dung, quan sát các hình trong SGK, nhớ lại những dụng cụ gia đình thường dùng trong nấu ăn, - Chia nhóm, nêu thời gian hoạt động nhóm (15phút) và tổ chức cho HS hoạt động thảo luận nhóm. - Các nhóm thảo luận và ghi chép tóm tắt kết quả thảo luận của nhóm vào giấy hoặc bảng có kích thước tương đương khổ A4. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV và các HS khác nhận xét bổ sung. - GV sử dụng tranh minh hoạ để kết luận từng nộidung theo SGK. * Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập - GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài (SGK)để đánh giá kết quả học tập của HS. Ví dụ: Em hãy nối cụm từ cột A với cụm từ cột B cho đúng tác dụng của mỗi dụng cụ sau: A B Bếp đun có tác dụng làm sạch, làm nhỏ và tạo hình thực phẩm trước khi chế biến. Dụng cụ nấu dùng để giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh. Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng cung cấp nhiệt để làm chín lơng thực, thực phẩm. Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu nấu chín và chế biến thực phẩm. - GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. IV. Nhận xét – dặn dò - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt, nhắc nhở những cá nhân, nhóm thực hiện cha tốt nhiệm vụ học tập. - Dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn để học bài “Chuẩn bị nấu ăn” và tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị trước khi nấu ăn ở gia đình. ____________________________________________________________ Thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2009 TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH A. Mục đích yêu cầu: Giúp hs: - Hiểu được yêu cầu của bài văn tả cảnh. Hiểu được nhận xét chung của gv và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài văn của mình. - Biết sửa lỗi, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài làm của mình và của các bạn. - Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn để viết lại đoạn văn cho hay hơn. * Trọng tâm: Rút kinh nghiệm bài viết cho hs về văn tả cảnh. B. Các hoạt động dạy học: I. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu ghi bảng. 2. Hướng dẫn bài: a. Nhận xét chung về bài làm của hs. - Nhận xét chung. * Ưu điểm: + HS đều hiểu đề, viết đúng yêu cầu đề. + Xác định đúng yêu cầu của đề, hiểu bài, bố cục. + Diễn đạt ý nhìn chung rõ ràng, câu gọn. + Miêu tả tự nhiên, sáng tạo. - Một số bài văn viết đúng yêu cầu, sinh động, giàu tình cảm, sáng tạo, có sự liên kết các phần của cảnh. * Nhược điểm: + Dùng từ đặt câu còn nhiều từ chưa hợp lý. + Bài văn còn có nhiều lỗi chính tả. + Trình bày bài còn ẩu. - Gv treo bảng phụ đã ghi sẵn lỗi dùng từ, đặt câu, ý, chính tả. - Trả bài cho hs. b. Hướng dẫn chữa bài: - Yêu cầu hs tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn. - Gv giúp đỡ hs yếu. c. Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt: - Gv gọi 1 số hs đọc đoạn văn hay trong bài văn được điểm cao. d. Hướng dẫn hs viết lại đoạn văn: - Gv gợi ý để hs tự viết lại đoạn văn. - Gọi hs đọc lại đoạn văn đã viết lại. - Chữ viết nhìn chung có cẩn thận - Bạch, Yến, Thúy, Ánh, Dương. - (Căn cứ vào bài của HS để nhận xét) - HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi. - Xem lại bài của mình - 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài. - 5 hs đọc. - HS tự viết. - 3 hs đọc. II. Củng cố: - Nêu nội dung bài. - Nhận xét tiết học. III. Dặn dò: - Tự viết lại bài văn (những hs viết chưa đạt) - Chuẩn bị bài sau: “Luyện tập làm đơn”. TOÁN MI – LI – MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH A. Mục tiêu: Giúp hs: - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớp của mi – li – mét vuông. Quan hệ giữa mi – li – mét – vuông và xăng – ti – mét vuông. - Củng cố về tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác. - Giuớ hs học tốt về các loại toán đo diện tích. * Trọng tâm: Cung cấp cho hs tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. B. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 cm như phần a (sgk). - Bảng kẽ sẵn các cột như phần b (sgk) nhưng chưa viết chữ và số - SGK, vở bài tập. C. Hoạt động dạy - Gọi 3 hs chữa trên bảng bài tập 2, 3. - Gọi hs nhận xét, gv nhận xét cho điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu ghi bảng. 2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mili mét vuông: a. Hình thành biểu tưởng về mili mét vuông - Yêu cầu hs nêu các đơn vị đo diện tích đã học. - Gv treo hình vuông như sgk có cạnh 1mm. Yêu cầu hs tình diện tích. ? Em hãy cho biết 1 mm2 là gì? - Nêu kí hiệu của mili mét vuông b. Tìm mối quan hệ giữa mili mét vuông và xăng ti mét vuông - HS quan sát hình (b), tính diện tính hình vuông có cạnh 1 cm. ? Diện tích của hình vuông có cạnh 1 cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh 1mm2 ? Vậy 1 cm2 bằng bao nhiêu mm2? 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2? 3. Bảng đơn vị đo diện tích: - Gv treo bảng phụ kẻ phần b, sgk. ? Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn? ? 1 m2 bằng bao nhiêu dm2? ? 1 m2 bằng bao nhiêu dam2? - Yêu cầu hs điền các cột còn lại. - Gọi hs nhận xét bảng đơn vị đo diện tích (như sgk) 4. Luyện tập: Bài 1: a. Gv viết số đo diện tích lên bảnh, gọi hs đọc. b. Gv đọc số đo diện tích cho hs viết Bài 2: - Yêu cầu hs đọc đề bài. - Gv hướng dẫn hs cách đổi. - Yêu cầu hs làm bài. - Gọi hs nhận xét bài làm của bạn, gv nhận xét cho điểm. Bài 3: - Yêu cầu hs tự làm bài. - Gọi hs nhận xét bài trên bảng III. Cũng cố- Dặn dò: - Nêu kí hiệu, tên gọi, bảng đơn vị đo diện tích. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau - cm2, dm2, dam2, hm2, km2 - Cạnh 1mm: 1mm x 1mm = 1mm2 - Là diện tích của hình vuông có cạnh 1mm. - mm2. - 1 hs nêu: 1cm x 1cm = 1cm2 - 1 hs nêu: gấp 100 lần. - 1 hs nêu: 1cm2 = 100mm2 - 1 hs nêu: 1mm2 = cm2 - 1 hs nêu. - 1m2 = 100 dm2; - 1 m2 = dam2 - 2 hs nêu. - 3 hs đọc. - 1 hs viết bảng, hs khác viết vở. - 1 hs đọc. - 5 cm2 = 500 mm2 ; 1 m2 = 10000 cm2 - 2 hs làm bảng, cả lớp làm vở. - 2 hs làm bảng, hs khác làm vở. - 1 mm2 = cm2 KHOA HỌC: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG” ĐỐI VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN (T2). I-Mục đích yêu cầu: (như tiết 1). II- Lên lớp: 1. Hoạt động 3: THỰC HÀNH KỸ NĂNG TỪ CHỐI KHI BỊ LÔI KÉO, RỦ RÊ SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN. GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK. Hình minh hoạ các tình huống gì? GV: Trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta đều có thể bị rủ rê sử dụng các chất gây nghiện. Để bảo vệ mình cấc em phải biết cách từ chối. Chúng ta sec cùng nhau thực hành cách từ chối các chất gây nghiện khi bị rủ rê. GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận tìm cách từ chối khi bị rủ rê cho mỗi tình huống trên. HS quan sát, trả lời câu hỏi. - Hình vẽ các tình huống các bạn HS bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma tuý HS làm việc theo nhóm để đưa ra các cách từ chối phù hợp theo hướng dẫn của GV. 2. Hoạt động 4 : TRÒ CHƠI : HÁI HOA DÂN CHỦ. GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. - GV chuẩn bị sẵn các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện gài lên cây. - Chia lớp theo tổ. - Lần lượt từng thành viên của tổ bốc thăm các câu hỏi , hội ý nhóm. Sau đó trả lời. - Mỗi câu trả lời đúng cộng 4 điểm, sai trừ 2 điểm. - Tổ chức cho HS chơi. Các câu hỏi : - Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào ? - Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến những người xung quanh ntn? - Nêu tác hại của thuốc lá đến cơ quan hô hấp? - Nêu tác hại của thuốc lá đến cơ quan tiêu hoá? - Hãy lấy ví dụ về sự tiêu tốn tiền vào việc hút thuốc lá? - Uống rượu bia có ảnh hưởng gì đến bản thân và những người xung quanh ? - Hãy nêu một số ví dụ về sự tiêu tốn tiền vào bia, rượu ? - Ma tuý là gì ? - Nêu tác hại của ma tuý đối với cộng đồng và xã hội. - Ma tuý gây hại cho người sử dụng ntn? - Người nghiện ma tuý có thể gây ra những tệ nạn nào? - Hãy nêu ví dụ chứng tỏ Ma tuý làm sa sút kinh tế cho bản thân và gia đình - Người nghiện bia, rượu có thể gây ra những vấn đề gì cho xã hội? GV tổng kết : Qua trò chơi chúng ta giải thích được vì sao có nhiều người biết chắc là nguy hiểm nếu thực hiện một hành vi nào đó như: hút thuốc là, uống bia rượu, sử dụng ma tuý... là gây nguy hiểm cho bản thân mình hoặc những người xung quanh mà họ vẫn làm, thậm chí đẩy người khác vào chỗ chết... Nhưng các em nên thận trọng tránh xa nguy hiểm thì chúng ta vẫn sống an toàn, không gây nguy hiểm cho mình và cho cộng đồng. 3. Tổng kết, dặn dò: - Các em phải luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói “không” với các chất gây nghiện. - Đọc lại mục “Bạn cần biết”, sưu tầm vỏ bao thuốc lá...

File đính kèm:

  • docTuan 5 (that).doc