Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 26 - Trần Thị Hai

I.Mục tiêu:

 -Nêu được ích lợi của tôm, cua đốivới đời sống con người.

 -Nói tên và chỉ được các bộ phận ben ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.

 II. Đồ dùng dạy học:

 -Các hình trong SGK Tr 98, 99

 -Sưu tầm các ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 26 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Tiết 51 TÔM , CUA Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I.Mục tiêu: -Nêu được ích lợi của tôm, cua đốivới đời sống con người. -Nói tên và chỉ được các bộ phận ben ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật. II. Đồ dùng dạy học: -Các hình trong SGK Tr 98, 99 -Sưu tầm các ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua III. Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ ( 5 phút) B.Bài mới Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (15 phút) Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp (10-12 phút) Hoạt động 3: Trò chơi (5 phút) Nhận xét -dặn dò (2 phút) * Côn trùng +Nêu đặc điểm của côn trùng? +Kể tên một số côn trùng có lợi đối với con người ? +Kể tên một số côn trùng có hại đối với con người ? -Nhận xét -GT bài -Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của các tôm, cua -Tiến hành: -Bước1: Làm việc theo cặp +Chỉ và nói tên một số bộ phận bên ngoài của tôm, cua ? +Nhận xét gì về kích thước của chúng? +Bên ngoài cơ thể của tôm, cua có gì bảo vệ?(Dành cho HS khá, giỏi) +Bên trong chúng có xương sống không? (Dành cho HS khá, giỏi) +Đếm xem cua có mấy chân, mấy càng,? + Chân có gì đặc biệt?(Dành cho HS khá, giỏi) +Nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua? (Dành cho HS khá, giỏi) -Bước2: Đại diện các nhóm trình bày -4cặp lần lượt lên giới thiệu về tôm, cua, sự giống và khác nhau giữa tôm, cua -Kết luận: Tôm và cua đều không có xương sống.Cơ thể được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân, chân phân thành các đốt -Mục tiêu: Nêu được lợi ích của tôm và cua +Tôm và cua sống ở đâu? +Nêu ích lợi của tôm và cua? +Nêu cách chế biến của tôm và cua? (Dành cho HS khá, giỏi) +Người ta đánh bắt tôm, cua ở đâu? (Dành cho HS khá, giỏi) -Kết luận: Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm.Nước ta có nhiều sông, hồ, biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua.Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phổ biến và tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu ở nước ta -Mục tiêu: Củng cố nội dung bài -GV hướng dẫn cách chơi -GV lần lượt nêu các ý ở vở bài tập TNXH Tr 74, bài 2 - Nhận xét trò chơi -Tổng kết bài học -Nhận xét tiết học -Dặn HS học bài -Chuẩn bị bài sau: Cá -3 HS trả lời -thảo luận theo cặp - 2 HS cùng bàn quan sát các hình tôm, cua Tr 98, 99 và sưu tầm được , thảo luận theo gợi ý của GV: - Càng, chân, mình. -Tôm nhỏ hơn cua - Một lớp vỏ cứng -không có xương sống -8 chân, 2 càng, chân phân thành đốt -Giống nhau: cơ thể được bao bọc bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân, chân phân thành đốt, không có xương sống -Khác nhau: về hình dạng, kích thước -Đại diện các nhóm trình bày -Nhóm bạn bổ sung -Nước ngọt, nước mặn -Đều là thức ăn ngon, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người -Tôm ướp lạnh, phơi khô, làm mắm, nấu canh, chiên bột, cua để luộc, nấu cháo -Ở biển. ở sông, ao hồ -Hs sử dụng thẻ hoa màu đỏ cho ý đúng, thẻ hoa màu xanh cho ý sai -1 hs đọc mục : “ Bóng đèn toả sáng” Tuần 26 Tiết 51 CÁ Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I.Mục tiêu: -Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người. -Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK Tr 100, 101 - Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới: Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận nhóm đôi (13-15 phút) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (10-12 phút) HĐ 3: Trò chơi Hộp thư chạy (5 phút) Nhận xét- dặn dò ( 2 phút) * Tôm, cua +Nêu các bộ phận bên ngoài của tôm, cua? +Nêu ích lợi của tôm, cua đối với dời sống con người? -Nhận xét -GT bài -Mục tiêu:-Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật -Tiến hành: -Bước1: Làm việc theo nhóm đôi + Nói tên và chỉ các bộ phận của từng con cá có trong hình? +Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng? +Nhận xét về hình dạng, màu sắc của các con cá? +Bên ngoài cơ thể của các con cá này có gì bảo vệ? +Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? (Dành cho HS khá, giỏi) ( Hoặc hỏi: Khi ăn cá, em thấy có gì? ) + Cá sống ở đâu? +Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì? (Dành cho HS khá, giỏi) -Bước2: Mời đại diện các nhóm lên trình bày -Kết luận: Cá là động vật có xương sống, cá sống ở dưới nước, cá thở bằng mang. Cơ thể của chúng thường có vảy bao phủ, có vây -Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá -Tiến hành: -Bước1: Hướng dẫn các nhóm thảo luận +Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và sống ở nước mặn mà em biết? +Nêu ích lợi của cá? +Nêu các cách chế biến cá?(Dành cho HS khá, giỏi) -Bước2: Kết luận: Phần lớn, các loài cá được sử dụng làm thức ăn.Cá là thức ăn ngon và bổ, ở nước ta có nhiều sông, hồ, biển, đó là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt cá.Hiện nay, nghề cá khá phát triển và là mặt hàng xuất khẩu ở nước ta -Liên hệ, nhắc nhở HS: ăn cá cẩn thận để khỏi bị hóc xương +Cần phải làm gì để bảo vệ cá? -Mục tiêu: củng cố bài học -Nội dung các câu hỏi: +Kể tên các loài cá sống ở nước ngọt? +Kể tên một số loài cá sống ở nước mặn? +Nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá? +Cá sống ở đâu? +Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì? +Nêu ích lợi của cá? -Nhận xét, tuyên dương HS -Nhận xét tiết học -Dặn dò HS học bài -Chuẩn bị bài sau: Chim ( sưu tầm tranh ảnh về các loài chim ) -2 HS trả lời -2 HS cùng bàn quan sát hình con cá Tr 100, 101 và tranh ảnh sưu tầm được - Đầu. mình, vây, đuôi. -Khác nhau:có con to như cá mập, có con bé như cá cơm -khác nhau: có con tròn như cá vàng, dài như cá chuối, có con như cánh diều( cá đuối), có con như quả trám( cá chim)…, đa dạng về màu sắc: đen, xanh, vàng, bạc, trắng… - Có vảy -Có xương sống -Sống ở nước ngọt và nước mặn -Thở bằng mang, di chuyển bằng vây và đuôi. -Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về 1 con cá có trong hình -lớp theo dõi, nhận xét -Các nhóm thảo luận - Cá nước ngọt: Cá rô, cá gáy, cá lóc (cá tràu), cá trắm cỏ... - Cá nước mặn: Cá ngừ, cá cơm, cá đuối. cá nục... -cá được sử dụng làm thức ăn -Đóng hộp,phơi khô, làm mắm.. Đại diện các nhóm trình bày -Bảo vệ môi trường biển, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí -HS tham gia trò chơi -1 hs đọc mục : “ Bóng đèn toả sáng”

File đính kèm:

  • docTUÂN 26.doc
Giáo án liên quan