Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 Trường Tiểu học Hồng Giang

I-Mục tiêu :

- Sau bài học hs có thể biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.

- Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.

- Năng vận động sẽ giúp cho xương và cơ phát triển tốt.

II-Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ cơ quan vận động

- Vở bài tập TNXH.

 

doc67 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 Trường Tiểu học Hồng Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rời tối. - Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không? - Không thay đổi. - Phương Mặt Trời mọc cố định, người ta gọi là phương gì? - Trả lời theo hiểu biết (Phương Đông và Phương Tây). Phương Mặt Trời lặn không thay đổi, người ta gọi là phương gì? - Ngoài 2 phương Đông - Tây, các em còn nghe nói tới phương nào? - Học sinh trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc. - Giới thiệu: 2 phương Đông - Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông - Tây - Nam - Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời. * Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời - Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 67 SGK. - Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: - Học sinh quay mặt vào nhau làm việc với tranh được giáo viên phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành xác định và giải thích. + Bạn gài làm thế nào để xác định phương hướng? + Đứng giang tay. + Phương Đông ở đâu? + Ở phía bên tay phải. + Phương Tây ở đâu? + Ở phía bên tay trái. + Phương Bắc ở đâu? + Ở phía trước mặt. + Phương Nam ở đâu? + Ở phía sau lưng. - Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định. - Sau 4’, gọi từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Từng nhóm cử đại diện lên trình bày. * Hoạt động 3: Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất - Giải thích: Hoa tiêu - là người chỉ phương hướng trên biển. Giả sử chúng ta đang ở trên biển, cần xác định phương hướng để tàu đi. Để xem ai là người lái tàu giỏi nhất, chúng ta sẽ chơi trò “Hoa tiêu giỏi nhất”. - Phổ biến luật chơi: + Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây, bây giờ cần tìm phương Bắc để đi. + Giáo viên cùng học sinh chơi. + Giáo viên phát bức vẽ. + Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh chơi. + Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp. * Hoạt động 4: Trò chơi: Tìm đường trong rừng sâu - Hỏi: Em nào cho cô biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng? (Giải thích: Tuyệt chủng) - Cá nhân học sinh giơ tay trả lời. (1 - 2 học sinh). - Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau: - Học sinh thảo luận cặp đôi. 1.Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật. 2. Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật. - Yêu cầu: Học sinh trình bày. - Cá nhân học sinh trình bày. 5. Củng cố, dặn dò (3’): Yêu cầu học sinh nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống. Yêu cầu học sinh về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng. __________________________________ TUẦN 33: TIẾT 33: MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu: Học sinh có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng và các vì sao. Rèn luyện kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh; phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của Mặt Trăng. II. Chuẩn bị: Các tranh, ảnh trong SGK trang 68, 69. Một số các bức tranh về trăng, sao Giấy, bút vẽ. III. Các hoạt động: 1. Khởi động (1’): Hát 2. Bài cũ 4’: Mặt Trời và phương hướng. 3. Giới thiệu bài (1’): Hỏi: Vào buổi tối, ban đêm, trên bầu trời không mây, ta nhìn thấy những gì? 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau: - Học sinh quan sát và trả lời. 1. Bức ảnh chụp về cảnh gì? - Cảnh đêm trăng. 2. Em thấy Mặt Trăng hình gì? - Hình tròn. 3. Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì? - Chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm. 4. Ánh sáng của Mặt Trăng như thế nào, có giống Mặt Trời không? - Ánh sáng dịu mát, không chói chang như Mặt Trời. - Treo tranh số 1, giới thiệu về Mặt Trăng (về hình dạng, ánh sáng, khoảng cách với Trái Đất). * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh của Mặt Trăng - Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau: 1. Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì? 2. Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào? 3. Có phải đêm nào cũng có trăng hay không? - Yêu cầu 1 nhóm học sinh trình bày. - 1 nhóm học sinh nhanh nhất trình bày. Các nhóm học sinh khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. - Kết luận: Quan sát trên bầu trời, ta thấy Mặt Trăng có những hình dạng khác nhau: Lúc hình tròn, lúc khuyết hình lưỡi liềm... Mặt Trăng tròn nhất vào ngày giữa tháng âm lịch, 1 tháng một lần. Có đêm có trăng, có đêm không có trăng (những đêm cuối và đấu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, Mặt Trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần. - Học sinh nghe, ghi nhớ. - Cung cấp co học sinh bài thơ: - 1, 2 học sinh đọc bài thơ. Mùng một lưỡi trai Mùng hai lá lúa Mùng ba câu liêm Mùng bốn lưỡi liềm Mùng năm liềm giật Mùng sáu thật trăng - Giáo viên giải thích số từ khó hiểu đối với học sinh: lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm (chỉ hành dạng của trăng theo thời gian). * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi các nội dung sau: - Học sinh thảo luận cặp đôi. + Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì? + Hình dạng của chúng thế nào? + Ánh sáng của chúng thế nào? - Yêu cầu học sinh trình bày. - Cá nhân học sinh trình bày. - Tiểu kết: Các vì sao có hình dạng như đốm lửa. Chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất. Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác. - Học sinh nghe, ghi nhớ. * Hoạt động 4: Ai vẽ đẹp - Phát giấy vẽ cho học sinh, yêu cầu các em vẽ bầu trời ban đêm theo em tưởng tượng được. (Có Mặt Trăng và các vì sao). - Sau 5 phút, giáo viên cho học sinh trình bày tác phẩm của mình và giải thích cho các bạn cùng giáo viên nghe về bức tranh của mình. 5. Củng cố, dặn dò (3’): Đưa ra câu tục ngữ: “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa” và yêu cầu học sinh giải thích. Yêu cầu học sinh về tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao hoặc sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết nói về trăng, sao, mặt trời. TUẦN 34 : TIẾT 34 ÔN TẬP: TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học về các loài cây, con vật và về Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao. Ôn lại kĩ năng xác định phương hướng bằng mặt trời. Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. Chuẩn bị: Tranh vẽ của học sinh ở hoạt động nối tiếp bài 32. Giấy, bút. Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên. III. Các hoạt động: 1. Khởi động (1’): Hát 2. Bài cũ 4’: Mặt Trăng và các vì sao. 3. Giới thiệu bài (1’): 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn - Chuẩn bị nhiều tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên; chia thành 2 bộ có số cây - con tương ứng về số lượng. Nơi sống Con vật Cây cối Trên cạn Dưới nước Trên không Trên cạn và dưới nước - Chuẩn bị trên bảng 2 bàng ghi có nội như sau: - Chia lớp thành 2 đội lên chơi. - Cách chơi: Mỗi đội cử 6 người, 6 người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ. Sau 5 phút - hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, nhiều hơn, đẹp hơn. - Học sinh chia làm 2 đội chơi. - Sau trò chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau. - Giáo viên tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước. - Yêu cầu học sinh vẽ bảng vào vở nhưng chưa điền tên cây và loài vật để chuẩn bị đi thăm quan. * Hoạt động 2: Trò chơi: Ai về nhà đúng - Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ của học sinh ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà (mỗi đội 5 bức vẽ). - Chia lớp thành 2 đọi, mỗi đội cử 5 người. - Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức. Người thứ 1 lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức, gắn hướng ngôi nhà. Đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc. - Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi. - Giáo viên chốt kiến thức. - Học sinh nhắc lại cách xác định phương hướng bằng mặt trời. * Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời - Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi: + Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng như thế nào?) - Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời, sau đó phân công ai nói phần nào - chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo: Lần lượt nối tiếp nhau. - Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm. - Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét. - Chốt: + Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dạng? Có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng). Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không? Ở điểm nào? - Học sinh trả lời cá nhân câu hỏi này. 5. Củng cố, dặn dò (3’): Nhận xét tiết học. __________________________________

File đính kèm:

  • docTunhienxahoilop2moisoanki.doc
Giáo án liên quan