Giáo án tự chọn Văn 9

A . Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

- Hệ thống hoá kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9

-Về từ loại: Nắm được bản chất của từng từ loại và nhận biết được chúng trong các câu cụ thể

-Về cụm từ: các kiểu cụm từ và cấu tạo chung của từng kiểu.

2. Kĩ năng

- Hệ thống, tổng hợp

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác ôn tập

B . Chuẩn bị

 GV : Đồ dùng, phương pháp tiến hành

 HS : SGK, tài liệu ôn tập

 

doc87 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3625 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tự chọn Văn 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác là “hàng tre”. Hàng tre vừa mang tính chất tả thực lại vừa tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc: Hàng tre “bát ngát trong sương” là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê đất nước Việt Nam – bên lăng Bác. Hàng tre “xanh xanh Việt Nam. Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” là ẩn dụ, là biểu tượng của dân tộc VN với vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, kiên cường. => Hình ảnh ẩn dụ này đã gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác đoàn kết, kiên cường thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc. + “Ôi!” là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào trước hình ảnh hàng tre. * Sự tôn kính của tác giả khi đứng trước lăng Người. Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. - Hình ảnh “mặt trời trên lăng” trong câu thơ trên là hình ảnh thực: một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng. Hình ảnh “mặt trời trong lăng” ở câu thơ dưới là hình ảnh ẩn dụ - hình ảnh Bác Hồ. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp, gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước, đồng thời thể hiện được sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta. - Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào lăng viếng Bác. Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hàng dài vào lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận, mà còn là một ẩn dụ đẹp, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng Người những gì tốt đẹp nhất. Dâng “bẩy mươi chín mùa xuân”: hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho con người. 2. Cảm xúc trong lăng. Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào, khổ thứ ba đã diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác. - Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên. Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. - Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Đó là giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho cuộc sống bình yên của nhân dân, đất nước. - Nếu như trước đó Hải Như muốn được “canh giấc ngủ của Người” thì giờ đây, Viễn Phương lại để cho vầng trăng ôm ấp, toả sáng giấc ngủ của Người. Bởi có lẽ hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi giấc ngủ ban đêm bởi nhà thơ không muốn cảm nhận một giấc ngủ vĩnh viễn giữa ban ngày. Hơn nữa sinh thời Bác rất yêu trăng, trăng như một người bạn tri âm, tri kỉ, chả thế mà những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người. - Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Bác ra đi nhưng hoá thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao.(Tố Hữu đã từng viết: Bác sống như trời đất của ta”). - Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng trước thi thể của Người. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. 3.Cảm xúc khi rời lăng: (khổ 4): Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nước mắt luyến tiếc, bịn rịn, không muốn rời xa Bác. Khổ thơ thứ tư đã diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. - Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt. Lời nói giản dị diễn tả tình thương sâu lắng. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá. - Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác. + Muốn làm chim hót => âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành + Muốn làm đoá hoa => toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ + Muốn làm cây trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người. - Điệp từ “muốn làm” + biểu cảm trực tiếp và gián tiếp => tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyện chân thành của tác giả. - Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được khép lại bài thơ với một nét nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu. Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn. II. Sang thu 1.Tác giả: Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ Hữu Thỉnh ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm.Ông viết nhiều và hay về con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu. Có nhiều tập thơ, trường ca nổi tiếng. Hiện là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. 2. Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: + 1977, in lần đầu trên báo văn nghệ, in lại nhiều lần trong các tập thơ. + Rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà Nội, 1991 Thể thơ: Năm tiếng - ngũ ngôn Phương thức biểu đạt: trữ tình kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 3. Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Dàn ý 1: Mở bài: Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ : nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Thân bài. Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: + Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. + Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. +Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn Cảm xúc của nhà thơ: + Kết hợp một loạt các từ: “bỗng, phả , hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng Khổ 2: HÌnh ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng: +Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản –>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu. + Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn. + Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết: “ Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.” Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa: Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt. Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ. Hình ảnh ẩn dụ : “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi” + ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sâm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu). + Ý nghĩa ẩn dụ : Sấm : những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn. Gợi cảm xúc tiếc nuối C. Kết luận: | “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người. Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp thêm một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng cho mùa thu thi ca thêm phong phú.

File đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON VAN 9.doc