Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 2

I/ Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp

với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp t, căng thẳng

đến hả hê)

 - Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét

áp bấc, bất công, bênh vực chị nhà trò yếu đuối, bất hạnh .

II/ Đồ dùng: Tranh minh hoạ trong sgk

III/ Hoạt động dạy và học:

A. Bài cũ: Một HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và nêu nội dung bài thơ .

 Một hs đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần 1 p) và nêu ý nghĩa

truyện .

B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài:

 2, Các hoạt động:

 HĐ1: Luyện đọc:

 - HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn ( 2 , 3 lượt )

 Đoạn 1: Bốn dòng đầu ( Trận địa mai phục của bọn nhện)

 Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo ( Dế Mèn ra oai với bọn nhện)

 Đoạn 3: Phần còn lại ( Kết thúc câu chuyện)

 - GV kết hợp sữa lỗi phát âm: lủng củng, co rúm lại, béo múp béo míp,

 

doc48 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kĩ thuật: Quay phải, quay trái. - Học động tác quay sau. - Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh. II/ Địa đểm, phương tiện: Còi III/ Nội dung và phương pháp lên lớp: A.Phần mở đầu: - GV tập hợp lớp, phổ biến nd, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ. - Trò chơi Làm theo hiệu lệnh - Đứng tại chỗ vỗ tay. B. Phần cơ bản: 1, Đội hình đội ngũ. - Ôn quay phải, quay trái, đi đều. - Học động tác quay sau. 2, Trò chơi vận động Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh. - GV nêu tên trò chơi và giải thích cách chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cặp chơi đúng luật, nhiệt tình. C. Phần kết thúc: - Cả lớp chạy đều nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn. Sau đó khép lại vòng tròn nhỏ. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. Tập làm văn . Kể lại hành động của nhân vật. I. Mục tiêu: 1. Giúp học sinh biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật. 2. Bước đầu biết vận dụng KT đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể: Viết 9 câu văn ở phần nhận xét. II. Đồ dùng: Tờ giấy viết sẳn các câu hỏi phần nhận xét . Vở bài tập. III. Hoạt động dạy và học. A. Giới thiệu bài. B. Các hoạt động: 1. Phần nhận xét: HĐ1: Đọc truyện: Bài văn bị điểm không ( Yêu cầu 1) - 2 HS giỏi đọc bài - GV đọc diễn cảm bài văn HĐ2: 2 hs trao đổi thực hiện yêu cầu 2,3. - Tìm hiểu yêu cầu của bài: + Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2,3. + HS lên bảng thực hiện thử ý 1 (BT2) + GV nhận xét bài làm của hs. - Làm việc theo nhóm: cho hs làm việc theo nhóm(hs viết câu trả lời vắn tắt). - HS trình bày kết quả làm bài. Yêu cầu 2: ý 1. ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé. a. Giờ làm bài: nộp giấy trắng. b. Giờ trả bài: im lặng, mãi mới nói. c. Lúc ra về: khóc khi bạn hỏi. ý 2:Thể hiện tính trung thực Yêu cầu 3: Thứ tự kể các hành động a -b-c (hành động xẩy ra trước thì kể trước, hành động xẩy ra sau thì kể sau) HĐ3: Học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ. HĐ4: Luyện tập: 1 hs đọc nội dung bài tập 1 - cả lớp đọc thầm lại. GV giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu bài. Từng cặp trao đổi GV phát phiếu cho một số cặp. - HS trình bày kết quả - Cả lớp trình bày kết luận. IV. Cũng cố - dặn dò. GV nhận xét tiết học. Toán Tiết 9. So sánh các số có nhiều chữ số. I. Mục tiêu: Giúp hs: - Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số. - Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có 3 chữ số, 6 chữ số. II. Hoạt động dạy và học. A. Bài cũ: gọi hs chữa bài tập 4 ( sgk) B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Các hoạt động: HĐ1: So sánh các số có nhiều chữ số. a. So sánh: 99 578 và 100 000. - cho hs viết dấu thích hợp rồi giải thích vì sao? (so sánh các chữ số cùngs hàng với nhau, bắt đầu từ hàng cao nhất) - HS rút ra nhận xét chung. HĐ2: Thực hành. - HS làm bài tập 1,2,3,4. - GV theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu. HĐ3: Chấm và chữa bài. Bài 1: HS điền dấu - yêu cầu hs giải thích. Bài 2: Gọi hs chữa - cả lớp nhận xét. Bài 3: 2 hs lên chữa. a. Số Bảy mươi triệu viết là: 70 000 000. b. Số Một trăm triệu viết là: 100 000 000. c. Số Hai trăm tám mươi triệu viết là: 280 000 000. III. Cũng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học. Tiếng anh: ( GV chuyên biệt) Luyện từ và câu: Dấu hai chấm. I/ Mục tiêu: 1. Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu, báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 2. Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. II/ Đồ dùng: - Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ. - VBT Tiếng Việt. A. Bài cũ: Gọi hs làm bài tập 1, bài tập 4. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động: HĐ1: Nhận xét: - Ba hs đọc nối tiếp nhau bài tập 1. - HS đọc lần lượt từng câu văn, thơ nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm. HĐ2: Rút ra ghi nhớ. - Ba hs đọc nối tiếp ghi nhớ - cả lớp học thuộc. HĐ3: Luyện tập: Bài tập 1: Hai hs đọc tiếp nối nhau bài tập 1. - HS đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm. Bài tập 2: Một hs đọc yêu cầu bài tập - cả lớp đọc thầm. - HS thực hành viết đoạn văn vào vỡ bài tập. - HS đọc đoạn văn mình viết lớp - GV và cả lớp nhận xét. IV/ Cũng cố - dặn dò: ? Dấu hai chấm có tác dụng gì? - Dặn hs về nhà tìm trong bài tập đọc 3 trường hợp dùng dấu hai chấm. Buổi chiều: *** Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2007 Tập làm văn: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. I/ Mục tiêu: 1. HS hiểu trong bài văn kc, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật. 2. Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. II/ Đồ dùng: - Phiếu học tập. - VBT. III/ Hoạt động dạy và học: A.Bài cũ:Hai hs nhắc lại ghi nhớ trong bài họcKể lại hành động của nhân vật GV: ? Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào? ( Qua hình dáng, hành động, lời nói và ý nghĩa của nhân vật) B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động: HĐ1: Phần nhận xét. - Ba hs đọc tiếp nối các BT 1, 2, 3. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng em ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị nhà trò ( ý 1 ) ? Ngoại hình của chị nhà trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này? ( ý 2 ) - GV phát phiếu cho hs. - HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại: ý 1: Chị nhà trò có những đặc điểm ngoại hình như sau: - Sức vóc: Gầy yếu, bự những phấn như mới lột. - Cánh: Mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu. - Trang phục: Mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. ý 2: Ngoại hình của chị nhà trò thể hiện tính cách yéu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương dễ bị bắt nạt (ăn hiếp ă) HĐ2: HS đọc phần ghi nhớ. HĐ3: Luyện tập: Bài tập 1: Một hs đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm đoạn văn và dùng bút chì gạch mờ trong VBT dưới những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc và trả lời câu hỏi: ? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé? - GV treo bảng phụ viết đoạn văn - Một hs lên bảng gạch dưới các chi tiết miêu tả và trả lời câu hỏi. - GV cho cả lớp nhận xét và kết luận. Bài tập 2: GV nêu yêu cầu - HS nhắc lại. - HS có thể kể 1 một đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên ( Quan sát tranh minh hoạ) - Từng cặp trao đổi. - Vài ba hs thi kể - lớp nhận xét. IV/Cũng cố -dặn dò: ?Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? Toán: T.10: Triệu và lớp triệu. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. - Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu. - Cũng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. II/ Hoạt động dạy và học: A. Bài cũ: GV viết: 653 720 ; yêu cầu hs nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào? lớp nào? - GV hỏi: Lớp đơn vị gồm những hàng nào? - Lớp nghìn gồm những hàng nào? B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Các hoạt động: HĐ1: Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng: Triệu, chục triệu, trăm triệu. - HS lên bảng lần lượt viết: 1000 ; 10 000 ; 100 000 ; 1 000 000 - GV giới thiệu: Mười trăm nghìn gọi là một triệu Một triệu viết là: 1 000 000 - HS đếm xem một triệu có tất cả mấy chữ số 0 tận cùng. - GV giới thiệu tiếp: Mười triệu còn gọi là một chục triệu và cho hs viết: 10 000 000. - GV nêu tiếp: Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu và ghi: 100 000 000. - GV: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu. - HS nhắc lại. - GV cho hs nêu các hàng, lớp từ bé đến lớn. HĐ2: Thực hành. - HS làm bài tập 1, 3 ( sgk ) ; bài tập 1, 2, 3 ( VBT ) - GV theo dõi và giúp đỡ hs yếu. HĐ3: Chấm và chữa bài. Bài 1 ( sgk ): Một em nêu miệng - cả lớp nhận xét. Bài 3 ( sgk ): Một em lên bảng viết số - cả lớp nhận xét. Bài 3 ( vbt ): GV cho hs đọc kết quả - lớp nhận xét. III/ Cũng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học. Âm nhạc: ( GV chuyên biệt) Khoa học: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn Vai tròcủa chất bột đường. I/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể: - Sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật. - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó. - Nói tên và vai trò của thức ăn chứa chất bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường. II/ Đồ dùng: - Hình trang 10, 11 ( SGK ) - Phiếu học tập III/ Hoạt động dạy và học: A. Bài cũ: ? Tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó? B .Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Các hoạt động: HĐ1: Tập phân loại thức ăn. Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu hs các nhóm mở sgk và cùng nhau thảo luận và trả lời câu hỏi trong sgk - trang 10. - HS quan sát các hình trang 10 và hoàn thành bảng sau: Tên thức ăn, Tên thức ăn, đồuống Nguồn gốc thự Nguồn gốc thực vật Nguồn gốc độn Nguồn gốc động vật Rau cải Đậu cô ve Bí đao Lạc Thịt gà Trứng Sữa Bơ Vừng Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV gọi hs đại diện hs lên trình bày. - GV kết luận. HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất đường bột. Bước 1: Làm việc với sgk theo cặp. Bước 2: Làm việc cả lớp: ? Nêu tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình ở trang 11 - sgk. ? Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hằng ngày. ? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. - HS trả lời - GV nhận xét và bổ sung. - GV kết luận. HĐ3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường. Bước 1: - GV phát phiếu học tập. - HS làm việc theo nhóm. - GV nhận xét và kết luận. IV/ Cũng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học. Hoạt dộng tập thể: Sinh hoạt lớp. Buổi chiều: Hướng dẫn tự học: Hoàn thành các bài tập trong tuần. Mục tiêu: - GV cho HS rà soát lại trong tuần các bài tập chưa hoàn thành ở tất cả các phân môn. - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập đó - GV theo dõi và giúp đỡ thêm. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Sinh hoạt đội sao.

File đính kèm:

  • docTuần 2.doc