Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 18

I. Mục tiêu:

 1. Đọc thành tiếng:

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó:lo lắng, nhô lên, nằm, nâng niu, mọc lên, rón rén, vằng vặc, cửa sổ, vầng trăng,

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm .

· Đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung nhân vật.

 2. Đọc- hiểu:

· Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi về sự vật xung quanh rất rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

II. Đồ dùng dạy học:

· Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 168, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

· Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn , câu văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc28 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17. +Kĩ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. + Kĩ năng đọc – hiểu: Trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. + Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng dạy học: + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17 ( như ở tiết 1). + Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170, SGK. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: 1’ 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: 1’ - Trong tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc vàôn luyện về văn miêu tả đồ vật. b. Hướng dẫn ôn tập: HĐ1: Cả lớp: 10’ Bài 1:Ôn luyện và học thuộc lòng: 1/4 lớp -Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: -Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc -Ghi điểm trực tiếp từng HS . Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau kiểm tra tốt hơn. HĐ2: Cá nhân: 25’ Bài 2:Cho đề bài tập làm văn : “ Tả một đồ dùng học tập của em”. + Đây là bài văn miêu tả đồ vật. + Hãy quan sát thật kĩ 1 đồ dùng học tập của em, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với đồ vật khác của bạn. + Không nên tả quá chi tiết rườm rà. + Gọi HS trình bày. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe. + HS đọc yêu cầu bài tập. -Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. -Đọc và trả lời câu hỏi. -Theo dõi và nhận xét. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - 1 HS đọc thành tiếng. - Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc. VD:Mở bài: Ÿ Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày, luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng cho khi vào năm học mới. Kết bài: Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên đậy nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập. - 3 đến 5 HS trình bày. Tiết 36 LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP – TIẾT 7 THI THỬ (PHẦN VIẾT) (Học sinh làm vào giấy kiểm tra) 1, Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết bài: Chiếc xe đạp của chú Tư (sgk – 179) 2, Giáo viên ghi đề Tập làm văn : Tả chiếc bàn em đang ngồi học. (Dặn học sinh tư thế ngồi, cách để vở, quan sát kĩ trước khi tả và phải đủ 3 phần MB, TB, KB) 3, Giáo viên thu bài về nhà chấm. Tiết 36: KHOA HỌC KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I. Mục tiêu: + Sau bài học, HS biết: Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở. Xác định vại trò của ô- xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiếnthức này trong đời sống. II. Chuẩn bị: + Hình SGK trang 72,73 + Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh thở bằng ô-xi + Hình ảnh hoặc dụng cụ để bơm không khí vào bể cá. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: 5’ + Qua thí nghiệm ở hình 1, 2 em hãy giải thích vì sao ngọn nến hình 1 lại tắt nhanh còn ngọn nến hình 2 lại cháy lâu hơn? + Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ “ Không khí cần cho...”. GV ghi đề. b. Tìm hiểu bài: HĐ1:Vai trò của KK đối với con người.10’ + GV yêu cầu HS làm theo hướng dẫn mục Thực hành SGK trang 72 và phát biểu nhận xét. + Để tay trước mũi, thở ra và hít vào, bạn có nhận xét gì ? + Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại, bạn cảm thấy như thế nào ? + Qua thí nghiệm và hiểu biết thực tế em hãy nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người ? HĐ2: Vai trò của không khí đối với thực vật và động vật: 8’ GV yêu cầu HS quan sát hình 3,4 và trả lời câu hỏi. + Tai sao sâu bọ và cây trong bình bị chết ? ** Từ xưa các nhà bác học đã làm thí nghiệm: Nhốt một con chuột bạch vào trong một chiếc bình thuỷ tinh kín, có đủ thức ăn và nước uống . Khi nó thở hết ô-xi trong bình thuỷ tinh thì nó bị chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn. + Tại sao ta không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa? + Nêu vai trò của không khí đối với động vật và thực vật? HĐ3: Một số trường hợp phải dùng bình ô-xi: 12’ + GV yêu cầu HS quan sát hình 5,6 trang 73 SGK theo cặp. + Dụng cụ giúp người thợ lặn lâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có không khí hoà tan? ** GV gọi HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi. + Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật? + Thành phần nào trong không khí là quan trọng nhấtđối với sự thở ? + Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi? KL: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần ô-xi để thở. 4. Củng cố- dặn dò: 3’ - GV củng cố bài học - HS học bài và CBB: Tại sao có gió. - Nhận xét tiết học. + Hình 2 có nhiều không khí hơn nên ngọn nến cháy lâu hơn... - HS đọc bài học + Nhận xét, bổ sung. 1. Vai trò của không khí đối với con người. + HS thực hành theo hướng dẫn SGK. + Nhận xét ý kiến. - Nhận thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra. - Cảm thấy khó chịu... + Con người cần không khí để thở, con người có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong một phút. 2. Vai trò của không khí đối với thực vật và động vật: + HS quan sát hình 3,4. + Vì trong bình kín không có không khí nên sâu bọ và cây bị chết. + Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc, hút khí ô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người. + Động vật và thực vật cần không khí để sống. 3. Vai trò của ô-xi về việc ứng dụng trong đời sống. + HS quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK. + Bình ô-xi người thợ lặn đeo ở lưng + Máy bơm không khí vào nước. + HS báo cáo kết quả quan sát hình 5,6. + Ví dụ: Nhịn thở trong trong một phút....... + Khí ô-xi. + Những người thợ lặn, thợ làm việc trong hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu. + HS đọc bài học. Tiết 89: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu : Giúp HS:Củng vcố về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9. -Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải bài toán. II.Đồ dùng dạy học : -SGK, SGV. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: 1’ 2.KTBC:5’ + Em hãy nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9. + Mỗi dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 cho một ví dụ cụ thể để minh hoạ. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: 1’ Tiết Toán hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn tập về các dấu hiệu chia hết và vận dụng các dấu hiệu để giải toán. b.Luyện tập – Thực hành: HĐ1: Cá nhân: Bài 1; Trong các số sau: + GV yêu cầu HS lên bảng lớp làm vở. GV theo dõi lớp, hướng dẫn học sinh yếu, chấm một số em làm xong trước các em trên bảng. GV yêu cầu em trên bảng giải tích cách làm và nhận xét, ghi điểm. Bài 2: + GV yêu cầu học sinh lên bảng, lớp làm vào vở. GV theo dõi lớp, hướng dẫn học sinh yếu, chấm một số em làm xong trước các em trên bảng. GV yêu cầu em trên bảng giải tích cách làm và nhận xét, ghi điểm. -GV chữa bài. HĐ2: Nhóm: Bài 3: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống -GV phát bảng nhóm cho 6 nhóm, sau đó mời 3 nhóm xong trước lên treo, các nhóm còn lại GV thu và mời nhận xét chéo. Bài 5 Dành cho HS Khá Giỏi(nếu còn thời gian) + Yêu cầu HS phân tích. -Chỉ yêu cầu HS phân tích và nêu kết quả đúng, không yêu cầu phải viết bài giải cụ thể. 4.Củng cố - Dặn dò: 3’ - GV củng cố bài học: Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. -Dặn về nhà làm VBT và xem trước bài “Ki – lô – mét vuống) -Nhận xét tiết học -HS trả lời. -HS cả lớp nhận xét. -HS lắng nghe. + HS đọc yêu cầu bài tập. - 2 HS lên bảng. a). Các số chia hết cho 2 là: 4568 ; 2050 ; 35766. b). Các số chia hết cho 3 là: 2229 ; 35766. c). Các số chia hết cho 5 là: 7435 ; 2050. d). Các số chia hết cho 9 là: 35766. + HS đọc yêu cầu bài tập. Mời 3 Hs lên bảng. a). Các số chia hết cho 2 và 5: 64 620, 5270 b). Các số chia hết cho 3 và 2: 64 620, 57 234. c) Các số chia hết cho 2; 3; 5; 9 là: 64 620 + HS đọc yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo 6 nhóm - Báo cáo kết quả. a. 528 , 558, 588 chia hết cho 3 b. 603, 693 chia hết cho 9 c. 240 chia hết chi 3 và 5. d. 354 chia hết cho 2 và 3. + Nhận xét, bổ sung. + HS đọc đề. -HS đọc và phân tích. +Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. + Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. +Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là: 0 ; 15 ; 30 ; 45 ; ; Lớp ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS. Vậy số HS của lớp là 30. HS nghe. Tiết 18: ĐỊA LÍ THI HỌC KÌ I Có đề thi và đáp án kèm theo IaGlai, ngày 16 tháng 12 năm 2010 Người kiểm tra Phạm Thị Liễu

File đính kèm:

  • doctuan 18-4.doc
Giáo án liên quan