Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 12

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó:quẩy, chán nản, đường thuỷ, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa, kĩ sư giỏi, lịch sử ,

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về nghị lực , tài trí của Nguyễn Thái Bưởi. Đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với cảm hứng ca ngợi, khâm phục Bạch Thái Bưởi.

2. Đọc- hiểu:

+ Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết , thịnh vượng, người cùng thời

+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

II. Đồ dùng dạy học:

· Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

· Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc35 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đậm và ngọt, rất xa, thơm lắm, Trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn. -Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng. - HS đọc thành tiếng. - HS làm theo nhóm. Báo cáo kết quả. + Nhận xét, bổ sung. -Cách 1 (tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ) đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn -Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm và trước hoặc sau tính từ đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ rực, đỏ vô cùng, -Cách 3: (tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son, -Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vời vợi, cao vọi, -Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi, +Vui vui, vui vẻ, vui sướng, mừng vui, vui mừng, -Rất vui, vui lắm, vui quá, -Vui hơn, vui nhất, vui hơn tết, vui như Tết, -1 HS đọc thành tiếng. - Lần lượt đọc câu mình đặt: +Mẹ về làm em vui quá! +Mũi chú hề đỏ chót. +Bầu trời cao vút. +Em rất vui mừng khi được điểm 10. Tiết 24: KHOA HỌC NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG I. Mục tiêu: Giúp HS:Biết vai trò của nước đối với sự sống con người, động vật và thực vật. -Biết được vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. -Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước địa phương. II/ Đồ dùng dạy- học: -HS chuẩn bị cây trồng từ tiết 22. -Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51 (phóng to nếu có điều kiện). -Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49 / SGK. III/ Hoạt động dạy- học: 1.Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: 5’ +Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước. +Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. -GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ “ Nước cần cho...”. GV ghi đề. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với đời sống của con người ĐV và TV. 15’ + GV yêu cầu HS nộp tư liệu và tranh ảnh đã sưu tầm . -GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. + Nhận xét, bổ sung. + Nhóm 1:Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước ? + Nhóm2:Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước ? +Nhóm3: Nếu không có nước cuộc sống động vật sẽ ra sao ? * Kết luận:( mục bạn cần biết) -Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người. 15’ + Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì ? -GV ghi nhanh các ý kiến không trùng lập lên bảng. -Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại đó là những loại nào ? -Yêu cầu HS sắp xếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm. + GV yêu cầu HS làm theo nhóm * Kết luận: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình. 4.Củng cố- dặn dò:3’ + GV củng cố bài học. - HS về nhà học bài, CBB “Nước bị ô nhiễm”. - Nhận xét tiết học. - HS hát. + Hơi nước bay lên cao... + Nhận xét, bổ sung. 1.Vai trò của nước đối với đời sống của con người ĐV và TV. -HS nhận nhiệm vu. + HS thảo luận theo nhóm.( nghiên cứu tư liệu và đọc mục bạn cần biết). -Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. +Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn. +Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được. +Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, tôm, cua sẽ bị tiệt chủng. -HS đọc. 2. Vai trò của nước trong sản xuấtnông nghiệp và công nghiệp, vui chơi giải trí. +Uống, nấu cơm, nấu canh. +Tắm, lau nhà, giặt quần áo. +Đi bơi, tắm biển. +Đi vệ sinh. +Tắm cho súc vật, rửa xe. +Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non. +Quay tơ. +Chạy máy bơm, ô tô. +Chế biến hoa quả, cá hộp, thịt hộp, bánh kẹo. +Sản xuất xi măng, gạch men. +Tạo ra điện. -Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. - HS làm theo nhóm. - Báo cáo kết quả. Nhận xét, bổ sung. Nhóm 1:Vai trò của nước trong sinh hoạt Uống, nấu cơm, nấu canh. Tắm, lau nhà, giặt quần áo. Đi bơi, đi vệ sinh. Tắm cho súc vật, rửa xe, Nhóm 2: Vai trò của nước trong SX nông nghiệp Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non, tưới hoa, tưới cây cảnh, ươm cây giống, gieo mạ, Nhóm 3: Vai trò của nước trong SXCN Quay tơ chạy máy bơm nước, chạy ô tô, chế biến hoa quả, làm đá, chế biến thịt hộp, cá hộp, làm bánh kẹo, sản xuất xi măng, gạch men, tạo ra điện, + HS đọc bài học. Tiết 60: TOÁN LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố về :Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số . -Áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan . II. Đồ dùng dạy học : GV:Kế hoạch bài học – SGK HS: Bài cu – bài mới. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: 1 2.Bài mới : a) Giới thiệu bài: 1’ “ Luyện tập”. GV ghi đề. b) Hướng dẫn luyện tập 30’ HĐ1: Cả lớp: Bài 1: Đặt tính rồi tính: - GV gọi HS lên bảng – Lớp làm vở. . -Nhận xét , cho điểm HS . Bài 2: Viết giá trị biểu thức vào ô trống + GV hướng dẫn HS cách làm. + Nhận xét, ghi điểm. HĐ2: Cá nhân: Bài 3 + GV đặt câu hỏi gợi mở. -Yêu cầu HS tự làm bài . -GV nhận xét , cho điểm HS. Bài 4 (Dành cho HS K G) + GV hướng dẫn HS cách làm bài. -Chữa bài và cho điểm HS 4.Củng cố, dặn dò :3’ -Củng cố giờ học -Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau . - Nhận xét tiết học + HS đọc yêu cầu bài tập. x x x 17 428 2057 53 39 23 51 3852 6171 85 1284 4114 901 16692 47311 -HS nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS lên bảng, lớp làm vở. m 3 30 23 230 m x 78 234 2340 1794 17940 - Nhận xét, bổ sung. -HS đọc đề toán. - HS lên bảng , HS cả lớp làm vào vở. Bài giải 24 giờ có số phút là : 60 x 24 = 1440 ( phút ) Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là: 75 x 1440 = 108 000 ( lần ) Đáp số : 108 000 lần - Nhận xét, bổ sung. + HS đọc đề toán. -1 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm vào vở . Giải: Số tiền bán 13 kg đường loại 5200 đồng là: 5200 x 13 = 67600 ( đồng) Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng là: 5500 x 18 = 99 000 ( đồng) Số tiền cửa hàng bán hai loại đường trên là: 67600 + 99 000 = 166600 ( đồng ) Đáp số: 166600 đồng + Nhận xét , bổ sung. Tiết 12: KĨ THUẬT KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 3) I. Mục tiêu: -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. -Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật. -Yêu thích sản phẩm mình làm được. II/ Đồ dùng dạy- học: -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải ) -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm. +Len (hoặc sợi), khác với màu vải. +Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: 5’ + Nêu qui trình thực hiện khâu viền đường gấp mép vải? - Nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ “Khâu viền đường...”. GV ghi đề. b.Tìm hiểu bài: HĐ3:HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải -GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. -GV nhận xét, củng cố lại cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . +Bước 1: Gấp mép vải. +Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . -GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1. -GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của HS. -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: +Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật. +Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 4.Nhận xét- dặn dò:3’ -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS. -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt, khâu túi rút dây”. + Khâu viền đường gấp mép vải thực hiện theo 3 bước... - Nhận xét, bổ sung. -HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. -HS theo dõi. -HS thực hành . -HS trưng bày sản phẩm . -HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên. Ia Glai, ngày 1 tháng 11 năm 2010 Người kiểm tra Phạm Thị Liễu

File đính kèm:

  • doctuan 12-4.doc
Giáo án liên quan