Giáo án Toán Lớp 2 Tiết 125, 126

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Rèn luyện kỹ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6)

2. Kỹ năng:

- Củng cố nhận xét về các đơn vị đo thời gian: giờ, phút; phát triển biểu tuợng về các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút.

3. Thái độ:

- Ham thích học Toán.

II. Chuẩn bị

- GV: Mô hình đồng hồ.

- HS: Vở + Mô hình đồng hồ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 2 Tiết 125, 126, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm Tiết 125: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (SGK tr 126) I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS: Rèn luyện kỹ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6) Kỹ năng: Củng cố nhận xét về các đơn vị đo thời gian: giờ, phút; phát triển biểu tuợng về các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút. Thái độ: Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: Mô hình đồng hồ. HS: Vở + Mô hình đồng hồ. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Giờ, phút. 1 giờ = ….. phút. Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Thực hành xem đồng hồ. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Thực hành GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài trong sách. Bài 1: Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. ( GV có thể sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập hoặc ngoài bài tập và yêu cầu HS đọc giờ.) Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút Bài 2: Trước hết HS phải đọc và hiểu các họat động và thời điểm diễn ra các họat động. Ví dụ: Hoạt động: “Tưới rau” Thời điểm: “ 5 giờ 30 phút chiều” Đối chiếu với các mặt đồng hồ, từ đó lựa chọn tranh vẽ mặt đồng hồ thích hợp với hoạt động. Trả lời câu hỏi của bài toán. Lưu ý: Với các thời điểm “7 giờ tối”, và “16 giờ 30 phút” cần chuyển đổi thành 19 giờ và 4 giờ 30 chiều” v Hoạt động 2: Thi quay kim đồng hồ. Bài 3: Thao tác chỉnh lại đồng hồ theo thời gian đã biết. GV chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi GV hô một giờ nào đó, các em đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên nhất là đội thắng cuộc. Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. Hát 1 giờ = 60 phút. HS thực hành. Bạn nhận xét HS xem tranh vẽ rồi đọc giờ trên mặt đồng hồ. 2 HS ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một em đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ. Sau đó 1 số cặp trình bày trước lớp. Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV. HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Bạn nhận xét. v Rút kinh nghiệm: Thứ ngày tháng năm Tiết 126: LUYỆN TẬP (SGK tr 127) I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS: Củng cố kỹ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6). Kỹ năng: Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian: + Thời điểm. + Khoảng không gian. + Đơn vị đo thời gian. Thái độ: Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày. II. Chuẩn bị GV: Mô hình đồng hồ. HS: SGK, vở, mô hình đồng hồ. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Thực hành xem đồng hồ. GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Luyện tập. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Giúp HS lần lượt làm các bài tập. Bài 1: Hướng dẫn HS xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ). Trả lời từng câu hỏi của bài toán. Cuối cùng yêu cầu HS tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp. Bài 2: HS phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”. So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán. Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm các câu, chẳng hạn: Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút? Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút? Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30 phút) là mấy giờ? v Hoạt động 2: Thực hành Bài 3: Củng cố kỹ năng sử dụng đơn vị đo thời gian (giờ, phút) và ước lượng khoảng thời gian. Sửa chữa sai lầm của HS (nếu có), chẳng hạn: “Nam đi từ nhà đến trường hết 15 giờ” Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm: Trong vòng 15 phút em có thể làm xong việc gì? Trong vòng 30 phút em có thể làm xong việc gì? Hoặc có thể cho HS tập nhắm mắt trải nghiệm xem 1 phút trôi qua như thế nào? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học, dặn dò HS tập xem giờ trên đồng hồ cho thành thạo, ôn lại các bảng nhân chia đã học. Chuẩn bị: Tìm số bị chia. Hát HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Bạn nhận xét. HS xem tranh vẽ. Một số HS trình bày trước lớp: Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút, các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về. Hà đến trường sớm hơn Toàn 15 phút Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 30 phút Là 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút Em có thể đánh răng, rửa mặt hoặc sắp xếp sách vở… Em có thể làm xong bài trong 1 tiết kiểm tra,….. HS tập nhắm mắt trải nghiệm

File đính kèm:

  • doctoan 2 tiet 125126(1).doc
Giáo án liên quan