Giáo án Toán 5 Tuần 28 - Trường TH Lê Dật

Toán (Tiết 136): LUYỆN TẬP CHUNG

 A. Mục tiêu: Giúp HS :

- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo đọ dài, đơn vị đo thời gian.

B. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ ghi bài tập 1.

C. Các hoạt động dạy học:

I/ Bài cũ :

+ HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động . Viết công thức tính: v, s, t.

+ HS nhận xét

* GV nhận xét đánh giá

II/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Luyện tập chung

2. Thực hành - Luyện tập:

Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài

+ Đề bài yêu cầu gì ?

+ 1 HS làm bảng, HS dưới lớp làm vở

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 5 Tuần 28 - Trường TH Lê Dật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài + Bài toán thuộc dạng nào ? (dùng công thức nào?) + Đơn vị vận tốc cần tìm là gì ? + HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng + HS nhận xét, chữa bài * GV đánh giá: + Vận tốc của xe máy là 37,5km/giờ cho ta biết điều gì ? Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. + 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở + Nhận xét gì về đổi đơn vị . + HS nhận xét * GV đánh giá Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. + HS gạch 1 gạch dưới yếu tố đã biết, 2 gạch dưới yếu tố cần tìm. + HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng * GV đánh giá + Nêu lại cách tính và công thức tính s, v, t. II/ Nhận xét - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Bài sau: Về nhà xem lại bài . - 2 HS - 1 HS đọc - Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km? - HS làm bài - HS đọc - 1 HS - Tính vận tốc. v = s : t - km/giờ - HS làm bài - 1 giờ xe máy đi được 37,5km - 1 HS - HS làm bài - 1 HS - HS làm bài + HS nhận xét - HS nêu Toán (Tiết 137): LUYỆN TẬP CHUNG A. Mục tiêu: Giúp HS : - Tiếp tục rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. B. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ bài 1. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Luyện tập chung 2. Thực hành - Luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài a) + HS gạch 1 gạch dưới đề bài cho biết, 2 gạch dưới đề bài yêu cầu, tóm tắt. + Cho HS quan sát trên bảng phụ + Có mấy chuyển động đồng thời cùng xe máy ? + Hướng chuyển động của ô tô và xe máy ntn? + Khi ô tô và xe máy gặp nhau tại điểm C thì tổng quãng đường 2 xe đi được là bao nhiêu km ? +Sau mỗi giờ 2 xe đi được quãng đường bao nhiêu ? * GV nhận xét: Như vậy sau mỗi giờ khoảng cách giữa ô tô và xe máy giảm đi 90km. b) Tương tự như bài 1a) + Yêu cầu HS trình bày giải bằng cách tính gộp. **Lưu ý: 2 chuyển động phải khởi hành cùng một lúc mới được tính cách này. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài + HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng + Hãy giải thích cách tính thời gian đi của ca- nô? Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. + Có nhận xét gì về đơn vị quãng đường trong bài? + HS nêu cách làm + HS làm vở (chọn 1 cách), 2 HS lên bảng làm 2 cách. 0,75 km/phút = 750 m/phút Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. + HS nhận xét và bổ sung + 2 giờ 30 phút là bao nhiêu giờ ? + Sau khi đi 2 giờ 30 phút thì xe đã đi được quãng đường là bao nhiêu ? + Hãy nêu công thức tính s, v, t + Muốn tính thời gian gặp nhau của 2 chuyển động ngược chiều và cùng lúc ta làm thế nào? * GV nhận xét: Bài toán vừa làm quen trong tiết này gọi là bài toán “gặp nhau “ II/ Nhận xét - dặn dò: - Nhận xét tiết học - 1 HS - HS thao tác - Thảo luận nhóm - 2 chuyển động: ô tô, xe máy. - Ngược chiều nhau. - 180km hay cả quãng đường AB - 54 + 36 = 90 (km) + 1 HS làm bảng, lớp làm vở + HS nhận xét - HS làm bài b) + 1 HS nêu cách làm + HS nhận xét, chữa bài - HS nêu - Tìm s, biết v & t - 1 HS - HS làm bài - km, khác với vận tốc + HS nhận xét và giải thích cách đổi - HS làm bài + 1 HS nêu cách làm - 2,5 giờ + HS làm bài vào vở - HS nêu - Lấy quãng đường chia cho tổng vận tốc của 2 chuyển động. Toán (Tiết 138): LUYỆN TẬP CHUNG A. Mục tiêu: Giúp HS : - Tiếp tục rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều “đuổi kịp” B. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ vẽ sơ đồ bài tập 1. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Luyện tập chung 2. Thực hành - Luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài câu a) + Có mấy chuyển động đồng thời? + Nhận xét về hướng chuyển động của hai người? * GV vẽ sơ đồ lên bảng, HS quan sát Xe máy Xe đạp A 48 km B C * GV: chỉ sơ đồ giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp. Xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy đuổi kịp xe đạp. + Quãng đường xe máy cách xe đạp lúc khởi hành? + Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tại C thì khoảng cách giữa xe máy và xe đạp là bao nhiêu? + Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu km? + Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp tính thế nào? +Cho HS ở lớp làm vở , 1 HS làm bảng *GV : Bài toán này có thể trình bày gộp bằng 1 bước 48 : (36 - 12) = 2 (giờ) ** Muốn tính thời gian gặp nhau của 2 chuyển động cùng chiều “đuổi kịp” ta lấy khoảng cách ban đầu chia cho hiệu hai vận tốc. b) Tương tự bài a) * GV gợi ý: Muốn biết xe máy cách xe đạp bao nhiêu km, ta làm thế nào? Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài + Bài toán thuộc dạng nào? Sử dụng công thức nào ? + Nêu quy tắc nhân phân số? + HS nhận xét, chữa bài * GV đánh giá Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. * GV vẽ sơ đồ bài toán lên bảng và hướng dẫn + HS thảo luận tìm cách giải. + Đã biết yếu tố nào? + 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở + HS nhận xét * GV đánh giá: Lưu ý thời gian với thời điểm. + 16giờ 7 phút là mấy giờ chiều? + HS nêu lại các bước giải bài toán đã cho. II/ Nhận xét - dặn dò:- Nhận xét tiết học - 1HS - 2 chuyển động - Cùng chiều nhau - HS nghe - 48km - 0km - 36 - 12 = 24 (km) - Lấy 48 chia cho 24 + HS nhận xét - HS theo dõi s : ( v2 - v1 ) = t - HS nhắc lại - Khoảng cách đó bằng quãng đường xe đạp đi trước trong 3 giờ - 1 HS - Tính quãng đường, s = v x t - HS nêu + HS làm vở, 1 HS làm bảng - 1 HS - HS theo dõi - HS thảo luận nêu cách làm - 2 chuyển động cùng chiều “đuổi kịp” - HS làm bài - 4 giờ 7 phút chiều - HS dựa vào bài ở bảng lớp để nêu. - Bài sau: Về nhà xem lại bài . Toán (Tiết 139): ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN A. Mục tiêu: Giúp HS : -Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. B. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ôn tập về số tự nhiên 2. Thực hành - Luyện tập: Bài 1a): Yêu cầu HS đọc đề bài + Gọi HS yêú đọc lần lượt các số + Hãy nêu cách đọc số tự nhiên + HS nhận xét * GV nhận xét 1b) + Nêu cách xác định giá trị của chữ số trong cách viết? * GV chốt kiến thức :Số tự nhiên có hàng và lớp. Để đọc đúng ta tách lớp từ phải sang trái , mỗi lớp có 3 hàng; đọc ừ trái sang phải, hết mỗi lớp kèm theo tên lớp. Để xác định giá trị của mỗi chữ số cần xác định hàng mà nó đứng trong cách ghi số.. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài + HS ở lớp làm vở, HS yếu làm bảng + Hai số tự nhiên liên tiếp có đặc điểm gì? + Hai số lẻ liên tiếp có đặc điểm gì? + Hai số chẵn liên tiếp có đặc điểm gì? + HS nhận xét, chữa bài * GV đánh giá Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. + 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở + Muốn điền đúng dấu , = ta phải làm gì? + Khi so sánh các số tự nhiên ta dựa vào quy tắc nào? + Cho HS đọc kết quả * GV đánh giá Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. + HS đọc kết quả bài làm + Hãy giải thích cách làm * GV đánh giá Bài 5: Yêu cầu HS đọc đề bài. + Gọi HS nhắc lại dấu hiệu chia hết : 2, 3, 5, 9 + Muốn số có 3 chữ số 43 chia hết cho 3 thì tổng các chữ số phải thoả mãn điều kiện gì? + Có thể chọn giá trị nào cho ? + HS nhận xét * GV đánh giá II/ Nhận xét - dặn dò:- Nhận xét tiết học - 1 HS - HS đọc, lớp theo dõi và nhận xét - Tách lớp trước khi đọc; mỗi lớp đọc như đọc số có 1,2,3 chữ số, kết thúc mỗi lớp kèm theo tên lớp + HS trả lời miệng - Cần xác định hàng mà chữ số đó đang đứng. - HS nghe - 1 HS - HS làm bài - Hơn kém nhau 1 đơn vị - Hơn kém nhau 2 đơn vị - Hơn kém nhau 2 đơn vị - 1HS - HS làm bài - Phải so sánh các số đã cho - Căn cứ vào số chữ số + HS nhận xét - 1 HS + HS làm bài vào vở - HS đọc kết quả - HS giải thích - 1 HS - HS nêu - HS nhận xét và bổ sung + HS làm bài vào vở - Tổng các chữ số phải chia hết cho 3 - 2, 5, 8. - Bài sau: Về nhà xem lại bài . Toán (Tiết 140): ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ A. Mục tiêu: Giúp HS : - Ôn tập về khái niệm phân số bao gồm: đọc, viết, biểu tượng, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh phân số B. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi bài tập 1. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Luyện tập 2. Thực hành - Luyện tập: Bài 1: GV treo tranh vẽ, yêu cầu HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu. + Phân số gồm mấy phần + Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì? + Hỗn số gồm mấy phần là những phần nào? + Phân số kèm theo trong hỗn số cần thoả mãn điều kiện gì? Nêu cách đọc + HS nhận xét * GV nhận xét đánh giá Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài + Rút gọn phân số là làm gì? + Sử dụng tính chất nào để rút gọn phân số? + HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng + HS giải thích cách làm + Hãy chỉ ra phân số tối giản + Phân số tối giản có đặc điểm gì? * GV đánh giá Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. + Quy đồng mẫu số 2 phân số là làm gì? + Nêu các bước quy đồng mẫu số. + Cho 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở * GV đánh giá Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. + Để điền đúng dấu ta phải làm gì? + Có mấy quy tắc để so sánh phân số * GV đánh giá Bài 5: Yêu cầu HS đọc đề bài. + Từ 0 đến 1 gồm mấy phần bằng nhau? + Vạch 1/3 và 2/3 trên tia số ứng với các phân số nào? Vạch ở giữa 1/3 và 2/3 trên tia số ở vị trí nào giữa 0 và 1? + Vậy có thể ghi được những phân số nào? II/ Nhận xét - dặn dò:- Nhận xét tiết học - HS thực hiện a) ; ; ; ; b) 1; 2; 3; 4 - 2 phần: tử số và mẫu số. - Mẫu số cho biết số phần bằng nhau mà cái đơn vị chia ra. - Tử số cho biết số phần bằng nhau mà cái đơn vị đó đã tô màu - Phần nguyên và phần phân số - Bao giờ cũng nhỏ hơn đơn vị - 1 HS - Tìm phân số mới bằng phân số đã cho có rử, mẫu bé hơn - Khi chia cả tử và mẫu cho 1 số tự nhiên khac 0 ta được phân số bằng phân số đã cho. - HS làm bài - Tử và mẫu không chia cho cùng 1 số tự nhiên nào khác 1. + HS nhận xét, chữa bài - 1 HS - Làm cho 2 phân số có mẫu số giống nhau mà giá trị của chúng không đổi. - HS nêu, làm bài + HS nhận xét - 1 HS - So sánh các phân số đã cho - So sánh 2 phân số cùng mẫu số và so sánh 2 phân số khác mẫu. - HS làm bài - 1 HS - Gồm 6 phần bằng nhau - = và = ; - (hoặc ) - Bài sau: Về nhà xem lại bài .

File đính kèm:

  • docTUAN 28.doc