Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 9

1. Đọc thành tiếng:

· Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

 nỏ ý, cắt nghĩa, mồn một, vất vả, quan trọng, nghèn nghẹn ở cổ, nhễ nhại, vui vẻ, bễ thổi thì thào, cúc cắc, lửa đỏ hồng,

· Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, gõa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .

· Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật.

2. Đọc - hiểu:

· Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

· Hiểu nghĩa các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa , kiếm sống, đầy tớ.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t. Đó là động từ, vậy động từ là gì? c. Ghi nhớ: -Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. -Vật từ bẻ, biến thành có là động từ không? Vì sao? -Yêu cầu HS lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái. d. Luyện tập: Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. -Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xonh trước dán phiếu lên bảng để các nhóm khác bổ sung. -Kết luận về các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều động từ. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. Dùng bút ghi vào vở nháp. -Gọi HS trình bày, HS khác theo dõi, bổ sung (nếu sai). -Kết luận lời giải đúng. Bài 4: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi. -Hỏi HS đã hiểu cách chơi chưa? -Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm. +Hoạt động trong nhóm. GV đi gợi ý các hoạt động cho từng nhóm. Ví dụ: *Động tác trong học tập :mượn sách (bút, thước kẻ), đọc bài, viết bài, mở cặp, cất sách vở, viết, phát biểu ý kiến. Động tác khi vệ sinh thân thể hoặc môi truờng: đáng răng, rửa mặt, rửa dép, chải tóc, quét lớp, lau bảng, kê bàn ghế, tưới cây, nhổ cỏ, hốt rác… *Động tác khi vui chơi, giải trí: Chơi cờ, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa, kéo co, đá cầu, bơi, tập thể dục, chơi điện tử, đọc chuyện… -Tổ chức cho từng đợt HS thi: 2 nhóm thi, mỗi nhóm 5 HS . Nhận xét tuyên dương nhóm diễn được nhiều động tác khó và đoán đúng động từ chỉ hoạt động của nhóm bạn. 3. Củng cố- dặn dò: -Hỏi: +Thế nào là động từ? +Động từ được dùng ở đâu? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết 10 từ chỉ động tác đã chơi ở trò chơi xem kịch câm -2 HS đọc bài. -3 HS đọc thuộc lòng và nêu tình huống sử dụng. -HS đọc câu văn trên bảng. -Phân tích câu: Vua/ Mi-đát /thử /bẻ/ một /cành/ cây sồ/i, cành. Đó/ liền/ biến thành/ vàng. -Em đã biết:danh từ chung :vua, một, cành, sồi, vàng. -Danh từ riêng; Mi-đát -Lắng nghe. -2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng bài tập. -2 HS ngồi bàn thảo luận, viết các từ tìm được vào vở nháp. -Phát biểu, nhận xét, bổ sung. -Chữa bài (nếu sai) Các từ: -Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy. -Chỉ trạng thái của các sự vật. +Của dòng thác: đổ (đổ xuống) +Của lá cờ: bay. -Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật. -3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. -Bẻ, biến thành là động từ. Vì bẻ là từ chỉ hoạt động của người, biến thành là từ chỉ hoạt động của vật. -Ví dụ: Từ chỉ hoạt động:ăn cơm, xem ti vi, kể chuyện, múa hát, đi chơi, thăm ông bà, đi xe đạp, chơi điện tử… *Từ chỉ trạng thái: bay là là, lượn vòng. Yên lặng… -1 HS đọc thành tiếng. -Hoạt động trong nhóm. -Viết vào vở bài tập: Các hoạt động ở nhà Các hoạt động ở trường Đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, uống nươc, đánh cốc chén, trông em, quét nhà, tưới cây, tập thể dục, cho gà ăn, cho mèo ăn, nhặt rau, vo gạo, đun nước, pha trà, nấu cơm, gấp quần áo, làm bài tập, xem ti vi, đọc truyện, chơi điện tử… Học bài, làm bài, nghe giảng, lau bàn, lau bảng, kê bàn ghế, chăm sóc cây, tưới cây, tập thể dục, sinh hoạt sao, chào cờ, hát, múa, kể chuyện, tập văn nghệ, diễn kịch… -2 HS đọc thành tiếng. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm bài. -HS trình bày và nhận xét bổ sung. -Chữa bài (nếu sai) a/. đến- Yết kiến- cho- nhận – xin – làm – dùi – có thể- lặn. b/. mỉm cười- ưng thuận- thử- bẻ- biến thành- ngắt- thành- tưởng- có. -1 HS đọc thành tiếng. -2 HS lên bảng mô tả. *Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống. Bạn nữ đoán động tác :Cúi. +Bạn nữ làm động tác gối đầu vào tay, mắt nhắm lại. Bạn nam đoán đó là hoạt động Ngủ. +Từng nhóm 4 HS biểu diễn các hoạt động có thể nhóm bạn làm bằng các cử chỉ, động tác. Đảm bảo HS nào cũng được biểu diễn và đoán động tác. Tập làm văn LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU: Xác định được mục đích trao đổi. Xác định được vai trò của mình trong cách trao đổi. Lập được dàn ý (nội dung) bài trao đổi. Đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuYết phục để đạt được mục đích đề ra. Luôn có khả năng trao đổi với người khác để đạt được mục đích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp ghi sẵn đề bài. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch. -Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: -Đưa ra tình huống: Ti-vi đang có phim hoạt hình rất hay nhưng anh em lại giục em học bài, khi đó em phải làm gì? -Khi khéo léo thuYết phục người khác thì học sẽ hiểu và đồng tình với những nguyện vọng chính đáng của chúng ta. Như cậu bé Cương trong bài Thưa chuyện với mẹ đã khéo léo dùng lời lẽ, việc làm của mình như nắm tay mẹ để mìng đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi. b. Hướng dẫn làm bài: * Tìm hiểu đề: -Gọi HS đọc đề bài trên bảng. -GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai. -Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi. +Nội dung cần trao đổi là gì? +Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai? +Mục đích trao đổi là để làm gì? +Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào? +Em chonï nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)? * Trao đổi trong nhóm: -Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động , cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn. * Trao đổi trước lớp: -Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi. Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau: +Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không? +Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa? +Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa? +Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không? -Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp. Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng chuẩn (GV có thể cho HS diễn mẫu). -3 HS lên bảng kể chuyện. -Lắng nghe, trao đổi với nhau, trả lời câu hỏi tình huống. *Em sẽ không xem ti vi mà đi học bài. *Em sẽ nói với anh là em xem nốt phim hoạt hình này rồi em sẽ học bài cho đến khi xong mới đi ngủ. -Lắng nghe. -2 HS đọc thành tiếng. -Lắng nghe. -3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần. Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời. +Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. +Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em. +Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy. +Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em. *Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối. *Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật. *Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật. -HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất. -Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp. Em gái -Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy trường quyền. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé! Anh trai (kêu lên) -Trời ơi! Con gái sai lại đi học võ? Em phải đi học nấu ăn hoặc học đàn. Học võ là việc của con trai, anh không ủng hộ em đâu! Em gái (tha thiết) -Anh lúc nào cũng lo anh bị bắt nạt. Em học võ sẽ tự bảo vệ được mình, anh sẽ không phải lo nữa. Mới lại anh em mình điều muốn lớn lên sẽ thi vào trường cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học trường cảnh sát thì phải biết võ từ bây giờ đấy anh ạ ! Anh trai (gãi đầu vẻ lúng túng) -Nhưng anh vẫn thấy con gái mà học võ thì thế nào ấy, chã còn ra con gái nữa. Thế sao không học đàn. Bố mẹ có thể mua đàn cho em cơ mà? Em gái -Thầy dạy nhạc bảo tay em cứng, em không có khiếu học đàn. Mà sao anh lại nghĩ là học võ thì không ra con gái? Anh đã thấy chị Thuý Hiền biểu diễn đẹp thế nào chưa? Như là múa ấy, thật mê li. Anh trai -Em khéo nói lắm, thôi được, nhưng em học võ thì lấy thời gian đâu để học bài ở nhà và nấu cơm đỡ mẹ? Em gái -Anh yên tâm đi. Thời khoá biểu ở trường em rất hợp lí nên em đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến việcv học tập và việc giúp mẹ đâu. Anh trai -Thế thì được, nữ võ sĩ. Anh sẽ ủng hộ em, em sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho em đi học. Em gái (vui mừng) -Có thế chứ. Em rất cám ơn anh. 3. Củng cố – dặn dò: -Hỏi : +Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT (nếu có) và tìn đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docT9.doc