Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 9

I. MỤC TIÊU

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép, nài nỉ, thiết tha ; lời mẹ Cương : lúc ngạc nhiên, khi cảm động dịu dàng.

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc.

· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức(1 )

2. Kiểm tra bài cũ (5 )

 

doc19 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiêu. Với bài học này, các em sẽ thấy: Các sự việc không nhất thiết phải kể theo trình tự thời gian, trình tự thời gian có thể bị đảo lộn mà câu chuyện vẫn hợp lí, hấp dẫn. - Nghe GV giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’) Mục tiêu : Dựa vào trích đoạn Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian. Cách tiến hành Bài 1 - Gọi HS đọc văn bản kịch. - 2 HS tiếp nối nhau đọc văn bản kịch. - GV đọc diễn cảm. ( Chú ý: giọng Yết Kiêu khảng khái, rắn rỏi. Giọng người cha : hiền từ, động viên. Giọng nhà vua: dõng dạc, khoan thai. - Nghe GV đọc. - GV hỏi: + Cảnh 1 có những nhân vật nào? + Người cha và Yết Kiêu. + Cảnh 2 có những nhân vật nào? + Nhà vua và Yết Kiêu. + Yết Kiêu là người như thế nào? + Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc. + Chà Yết Kiêu là người như thế nào? + Yêu nước, tuổi già, cô đơn, bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc. + Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra như thế nào? + 1 HS trả lời. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV mở bảng phụ đã viết 3 tiêu đề đoạn trên bảng lớp, nêu câu hỏi: Câu chuyện “Yết Kiêu” kể như gợi ý SGK là kể theo trình tự nào? - 1 HS trả lời. - GV nhắc HS lưu ý: Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn, dưới dạng lời dẫn trực tiếp, đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm. - Gọi một HS giỏi làm mẫu, chuyển thể một lời thoại từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. GV nhận xét, dán một tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể lên bảng. - 1 HS giỏi chuyển thể một lời thoại từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. - HS thực hành KC. - HS thực hành KC theo cặp. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện. - 3 đến 4 HS kể chuyện thi. - GV nhận xét. - Lớp nhận xét. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kịch thành câu chuyện, viết lại vào vở. Xem trước nội dung bài TLV trang 95, SGK. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU Nắm được ý nghĩa của động từ: là chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng. Nhận biết được động từ trong câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT.III.2b 1 số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT.I.2, BT.III.1và 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - KT bài :"Mở rộng vốn từ: Ước mơ " + 1 HS làm bài tập 4 + 1HS lên bảng gạch dưới DT chung chỉngười, vật: DT riêng chỉ người. - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. - Nghe GV giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm. Mục tiêu : - Nắm được ý nghĩa của động từ: là chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng . Cách tiến hành : 1, Phần Nhận xét: * GV hướng dẫn Bài tập 1 và 2: - Yêu cầu HS đọc bài. - GV phát phiếu cho một số nhóm HS. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, chi trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. Vậy các động từ là gì ? - Cả lớp đọc thầm lại BT 1, suy nghĩ, trao đổi theo cặp hoặc nhóm nhỏ, tìm từ theo yêu cầu của BT 2. - Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét. - HS trả lơiø câu hỏi.* 2, Phần ghi nhớ: - 2,3 HS đọc phần ghi nhơ . Cả lớp đọc thầm lại. - GV nêu câu hỏi giúp HS hình thành nội dung ghi nhớ. - Cả lớp suy nghĩ rút ra quy tắc. - GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu. - 3,4 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ. - 1,2 HS nêu ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chủ trạng thái. Kết luận : Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Hoạt động 2 : Luyện tập Mục tiêu : - Nhận biết được động từ trong câu. Cách tiến hành : Bài 1: - Hướng dẫn HS làm bài tập - 1 HS đọc toàn yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. - GV phát phiếu cho 3,4 HS làm bài. - Cá nhân làm việc: viết nhanh ra nháp tên hoạt động mình thường làm ở nhà và ở trường, gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy. - 2-3 HS trình bày trước lớp. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt ý: + Hoạt động ở nhà: đánh răng, rửa mặt, đánh cốc chén, trông em, quét nhà, tưới cây, tập thể dục, + Hoạt động ở trường: học bài, làm bài, nghe giảng, đọc sách, trực nhật lớp, - HS làm bài. Bài 2: -GV hướng dẫn HS làm bài : - 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu a,b đề bài. - GV phát phiếu cho một số HS - Cá nhân HS suy nghĩ, làm bài trên VBT. - Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. - Cả lớp nhận xét. - GV kiểm tra, nhận xét: a, Có các động từ: đến, yết kiến, cho , nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn. b, Có các động từ: mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, thành, tưởng, có. ( Chú ý : nếu HS gạch dưới nhận lấy, dùi thủng thì GV cũng chấp nhận vì đây là các cụm động từ). - HS sửa bài. Bài 3: (Tổ chức trò chơi “Xem kịch câm”) -GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu và nguyên tắc chơi. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV treo tranh minh hoạ phóng to, mời 2 HS chơi mẫu. - GV tổ chức thi biểu diễn động tác kịch câm và xem kịch câm. - HS quan sát. - HS tham gia trò chơi. - GV khen thưởng. Hoạt động 3 :Củng cố, dặn dò(3’) - Gv gọi một số HS nêu lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS - Dặn dò HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ và viết vào vở 10 từ chỉ động tác em đã chơi kịch câm, chuẩn bị bài tiết sau:"Ôn tập GHKI ". RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU Xác định mục đích trao đổi, vai trò trao đổi. Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích. Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đạt ra. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Gọi 2 HS kể miệng bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu. GV nhậïn xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) Trong tiết TLV hôm nay các em sẽ học cacùh trao đổi ý kiến với ngườ thân. Bài văn Thưa chuyện với mẹ dã cho các em biết anh Cương rất khéo léo thuyết phục mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này sẽ giúp các em phát hiện ai trong lớp mình biết khéo léo thuyết phục người cùng trò chuyện để đạt mục đích trao đổi. - Nghe GV giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (28’) Mục tiêu : - Xác định mục đích trao đổi, vai trò trao đổi. - Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích. - Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đạt ra. Cách tiến hành a) Hướng dẫn HS phân tích đề bài - Gọi 1 HS đọc đề bài. - 1 HS đọc đề bài. - GV gạch chân dưới những từ quan trọng. b) Xác đích mục đích trao đổi ; hình dung những câu hỏi sẽ có. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. - 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. - GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài: + Nội dung trao đổi là gì? + Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. + Đối tượng trao đổi là ai? + Anh hoặc chị của em. + Mục đích trao đổi để làm gì? + Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em ; giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy. + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? + Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em. - Gọi HS nêu nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi. - 2 HS nêu nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi. - Cho HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra. - HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra. - Nhận xét phần kể chuyện của HS. c) HS thực hành trao đổi cặp - Yêu cầu HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi thống nhất dàn ý đối đáp. - HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi thống nhất dàn ý đối đáp. - Cho HS thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. - HS thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. d) Thi trình bày trước lớp - Cho HS thi đóng vai trao đổi trứơc lớp. - Một số cặp HS thi đóng vai trao đổi trứơc lớp. - GV nhận xét. - Lớp nhận xét. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nhắc những điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân. - 1, 2 HS trả lời. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 9.doc