Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 31

I.MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng tên riêng (Ang- co vát, Cam- pu- chia) Chữ số La Mã ( XII-mười hai).

 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, tình cảm kính phục,ngưỡng mộ Ăng –co Vát- mộtcông trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.

 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

 Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng - co Vát, một cộng trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Ảnh khu đền Ăng -co Vát trong SGK

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2-3 HS đọc TL bài thơ “Dòng sông mặc áo?”, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 2/ Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yêu cầu HS viết đoạn văn ở BT3 chưa đạt yêu cầu, về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng nói: HS chọn được câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp với lới nói cử chỉ điệu bộ .. - Rèn kỹ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh, ảnh về các cuộc du lịch, cắm trại, tham quan của lớp ( nếu có) Bảng lớp viết sẵn đề bài , gợi ý 2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 1 hs kể lại câu chuỵên em đã nghe hoặc được đọc nói về du lịch hay thám hiểm. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài” Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài - 1 HS đọc đề bài ( GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài) - 1 HS đọc gợi ý 1 và 2. - GV nhắc HS: nhớ kể về một chuyến đi du lịch hay một cuộc đi tham quan để kể một câu chuyện có đầu có cuối. - HS tiếp nối nhau nói đề tài câu chuyện mình chọn kể - 1 HS đọc - Cả lớp theo dõi trong SGK - HS lần lượt nêu Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện . - KC trong nhóm - Thi kể chuyện trước lớp - GV nhận xét và ghi điểm - HS kể - Một vài HS kể - Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện kể ở lớp cho người thân hoặc có thể viết lại nội dung câu chuyện đó. SHSHS RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập đọc: CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC I.MỤC TIÊU: 1.Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngạc nhiên; đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn. 2.Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộ lộ tình cảm của tác giả với đất nước, quê hương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2HS đọc bài Ăng - co Vát, trả lời câu hỏi trong SGK. 2/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: * GV giới thiệu bài thơ “Dòng sông mặc áo” HS nhắc lại tên bài Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - HS tiếp nối đọc 2 đoạn đầu trong bài - GV kết hợp hướng dẫn các em quan sát tranh, ảnh minh họa chuồn chuồn, giải nghĩa một số từ; Lưu ý HS phát âm đúng một số tiếng: lấp lánh, long lanh,..đọc đúng những câu cảm (Ôi chao! Chú chuồn nước mới đẹp làm sao). - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên; nhấn giọng những miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước b) Tìm hiểu bài: GV cho HS đọc và gợi ý các em trả lời các câu hỏi: - Chú chuồn chuồn nước được miêu tả qua những hình ảnh so sánh nào? - Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? - Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay? - Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào? + GV đặt câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài? + GV kết luận: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộ lộ tình cảm của tác giả với đất nước, quê hương. - Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt - HS luyện đọc theo cặp - HS đọc -1-2 HS đọc cả bài - HS lắng nghe - HS đọc và trả lời câu hỏi- xem SGV-TV4 trang 229. - HS trả lời Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài văn -GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài. HS đọc tiếp nối HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà ghi lại những hình ảnh so sánh đẹp trong bài văn HS nói RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập làm văn: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT I. MỤC TIÊU: - Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật . - Biết tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm của con vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Một số tranh,ảnh một số con vật (để HS làm BT3) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập miêu tả các bộ phận con vật” Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs quan sát và chọn lọc chi tiế­t miêu tả(trang 128-SGK) Bài tập 1,2: - HS đọc nội dung BT1,2 - HS đọc kỹ đoạn Con ngựa - HS làm vào vở BT. - HS phát biểu - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 3: - HS đọc nội dung của bài tập 3 - 1 vài HS nói tên con vật em chọn để quan sát - GV nhắc nhở và gợi ý các em làm bài tập - HS viết bài, đọc kết quả - GV nhận xét ,cho điểm một số bài thể hiện sự quan sát kỹ lưỡng, chọn từ ngữ miêu tả chính xác - HS đọc- Cả lớp theo dõi trong SGK - HS làm bài - HS phát biểu - HS theo dõi SGK - HS nói tên con vật mình quan sát - HS làm bài và trình bày trước lớp Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát các bộ phận của con vật - Dặn HS quan sát con gà trống để chuẩn bị học tiết TLV sau RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Luyện từ và câu: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU I.MỤC TIÊU: - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu ( trả lời câu hỏi Ở đâu). - Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng lớp viết - 3 băng giấy mỗi băng giấy viết một câu chưa hoàn chỉnh ở BT2 - 4 băng giấy mỗi băng viết một câu chỉ có trạng ngữ chỉ nơi chốn ở BT3 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần em đi chơi xa, trong đó có ít nhát 1 câu dùng trạng ngữ . 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài * Phần nhận xét: - 3 HS đọc tiếp nối nhau các BT 1,2. - HS tự suy nghĩ làm bài - HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét- Chốt lại lời giải đúng * Phần Ghi nhớ: - 2,3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK - GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ. - HS theo dõi SGK - HS làm bài - 1 HS lên bảng làm – lớp nhận xét - HS đọc Hoạt động 3: Phần luyện tập Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung bài tập 1 - HS làm vào vở BT. GV phát phiếu cho một số HS - HS phát biểu ý kiến - GV chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: Thực hiện như BT1 Bài tập 3: - Một số HS đọc yêu cầu của BT 3 - GV: bộ phận cần điền dể hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào? - HS làm bài cá nhân. - HS suy nghĩ làm bài .- phát biểu ý kiến - GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng - 1 HS đọc- cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài -1 HS lên bảng lên bảng gạch dưới bộ phận VN trong câu-Cả lớp nhận xét - HS đọc- cả lớp theo dõi SGK - HS tự làm - HS trình bày. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS họcthuộc nội dung cần ghi nhớ, đặt thêm 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn,viết lại vào vở. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU: - Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật - Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ viết câu văn của BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Bài cũ: GV yêu cầu 2 HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích. 2.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật” Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập (trang 60-SGK) Bài tập 1: - 1 HS đọc kỹ bài Con chuồn chuồn nước trong SGK - HS xác định đoạn văn trong bài - Tìm ý chính từng đoạn - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài - GV nhắc nhở HS làm bài - HS làm bài,phát biểu ý kiến - GV nhận xét, chốt lời giải Bài tập 3: Tiến hành tương tự BT2 - 1 HS đọc- Cả lớp theo dõi trong SGK - HS làm - HS theo dõi SGK - 3 HS lên bảng làm bài- Cả lớp nhận xét Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS thuộc nội dungcần ghi nhớ, đặt thêm 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn ,viết lại vào vở RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Tổ trưởng kiểm tra Ban giám hiệu ( Duyệt)

File đính kèm:

  • docTV TUAN 31.doc