Giáo án phát triển thể chất

1. Kiến thức

 - Trẻ biết bò cao, khi bò trẻ biết chống cả bàn tay, bàn chân xuống sàn, đầu gối hơi khụy, mông cao mắt nhìn trước, khi bò phối hợp chân nọ tay kia.

 - Trẻ biết tập bài tập phát triển chung theo bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”

 - Trẻ biết chơi trò chơi: “Ô tô và chim sẻ”

 

2. Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng bò cao

 - Phát triển cơ tay, chân, cơ bắp, cơ bụng, rèn sức mạnh, khả năng phối hợp nhịp nhàng tay chân

 - Rèn khả năng tập trung, chú ý

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 14586 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phát triển thể chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Tên bài dạy : Bò cao Đối tượng : Mẫu giáo bé Thời gian : 15 - 20 phút Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Thủy Người soạn : Vũ Như Quỳnh Lớp : Mầm Non – k44 I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết bò cao, khi bò trẻ biết chống cả bàn tay, bàn chân xuống sàn, đầu gối hơi khụy, mông cao mắt nhìn trước, khi bò phối hợp chân nọ tay kia. - Trẻ biết tập bài tập phát triển chung theo bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với” - Trẻ biết chơi trò chơi: “Ô tô và chim sẻ” 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng bò cao - Phát triển cơ tay, chân, cơ bắp, cơ bụng, rèn sức mạnh, khả năng phối hợp nhịp nhàng tay chân - Rèn khả năng tập trung, chú ý 3. Thái độ - Giáo dục tình cảm giữa cô và trẻ - Giáo dục trẻ ý thức rèn luyện các tố chất vận động II. Chuẩn bị - Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, thoải mái - Đồ dùng đầy đủ cho quá trình vận động III. Cách tiến hành Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động - Cô gọi trẻ xúm xít bên cô - Cô hỏi trẻ thấy thời tiết hôm nay như thế nào? - Cô cho trẻ đi vòng tròn để đến thăm vườn hoa nhà bác Gấu, vừa đi vừa vận động theo bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”. Cô kết hợp các vận động bằng các khẩu lệnh: Tàu đi thường, tàu lên dốc, tàu đi thường, tàu xuống dốc, tàu đi thường, tàu chạy nhanh, tàu chạy chậm, tàu đi thường. - Trẻ xúm xít bên cô - Trẻ trả lời - Trẻ hát và thực hiện 2. Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Bác Gấu đang rất buồn vì vườn hoa đẹp của bác bị khô héo hết rồi! - Bác Gấu muốn nhờ chúng mình giúp bác gọi những hạt mưa xinh xuống để vườn hoa được tắm mát và tươi tốt trở lại đấy! Chúng mình có đồng ý không? - Cô hướng dẫn trẻ xếp thành 2 hàng và tập theo bài “Cho tôi đi làm mưa với”: - Động tác tay: (Cho tôi đi làm mưa với…hoa lá được tốt tươi) + Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm + Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao + Nhịp 2: Hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị - Động tác chân: (Cho tôi đi làm mưa với…không phí hoài rong chơi) + Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm, tay chống hông + Nhịp 1: ngồi xổm + Nhịp 2: Đứng thẳng về tư thế chuẩn bị - Động tác bụng: (Cho tôi đi làm mưa với…hoa lá được tốt tươi) + Tư thế chuẩn bị: Đứng chân rộng bằng vai, 2 tay chống hông: Nhịp 1: Quay người sang trái Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị - Động tác bật: (Cho tôi đi làm mưa với…không phí hoài rong chơi) Cô cho trẻ bật nhảy tại chỗ - Những hạt mưa đã rơi xuống giúp cho vườn hoa của bác Gấu tươi tốt và rực rỡ trở lại rồi đấy! Bác Gấu rất vui, bác Gấu gửi lời cảm ơn các con đấy! b. Vận động cơ bản - Bây giờ bác Gấu phải đi chăm sóc vườn hoa của mình rồi! Bác Gấu gửi lời tạm biệt các con! - Hôm nay, chúng mình đến thăm nhà bác Gấu và làm được thật nhiều việc tốt, bây giờ chúng mình phải trở về lớp học rồi! Nhưng lúc về chúng mình phải đi qua một ngọn núi rất cao, chỉ những chú khỉ thông minh, nhanh nhẹn mới đi qua được thôi! Chúng mình có muốn làm những chú khỉ nhanh nhẹn và đáng yêu để trở về lớp học không? - Hôm nay, cô sẽ dạy các con bài vận động: “Những chú khỉ đáng yêu” - Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang ngồi đối diện nhau thành 2 đội - Cô giáo làm mẫu: + Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích + Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích: Đầu tiên cô vào tư thế chuẩn bị, cô đặt cả bàn tay và bàn chân xuống sàn, đầu gối hơi khụy, mắt nhìn phía trước, khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” cô sẽ bò nhanh về đích. Khi bò phải phối hợp chân nọ tay kia. + Lần 3: Hỏi trẻ cách thực hiện, cô thực hiện chậm và nhấn mạnh động tác - Cô mời trẻ lên làm mẫu - Cô cho lần lượt từng trẻ ở 2 đội lên thực hiện - Cô cho 2 đội thi đua nhau (Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát và sửa sai cho trẻ) - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ c. Trò chơi vận động: “Ô tô và chim sẻ” - Hôm nay, cô thấy lớp chúng mình học rất ngoan, tập các bài tập rất giỏi, cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi, chúng mình có thích không? - Trò chơi của cô có tên là : “Ô tô và chim sẻ”, các con hãy cùng lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi nhé! + Cách chơi: Cô làm chú lái xe ô tô, trẻ làm những chú chim sẻ đi kiếm mồi, phía trước là lòng đường, khi nghe có tiếng còi ô tô bim bim các con phải chạy nhanh sang hai bên vỉa hè. + Luật chơi: Nếu ai chạy không nhanh sẽ bị ô tô va phải, bạn đó sẽ phải nhảy lò cò. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần - Trò chơi kết thúc, cô nhận xét tuyên dương trẻ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe 3. Hồi tĩnh - Những chú sim sẻ đã đi kiếm mồi cả ngày rồi, bây giờ đã muộn cô mời những chú chim sẻ lên ô tô để chúng mình về nhà nào! - Cô cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện

File đính kèm:

  • docBo cao.doc