Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang

I. Phần A: Nhìn chung về nền văn học Việt Nam.

*Nền VHVN ra đời, tồn tại phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc; phản ánh tâm hồn tư tưởng, tính cách của con người VN.

-Phong phú về số lượng TP, đa dạng về thể loại.

1)Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.

Văn học Việt Nam được tạo thành từ hai bộ phận lớn: Văn học dân gian, VH viết.

a)Văn học dân gian:

- Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo; nằm trong tổng thể văn hoá dân gian

- Là sản phẩm của ND được lưu truyền bằng miệng.

- Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của ND là kho tàng cho VH viết khai thác, phát triển.

-Tiếp tục phát triển trong suốt thời kì trung đại khi VH viết đã ra đời.

-Về thể loại: Phong phú.

b)Văn học viết (VH trung đại)

- Xuất hiện từ TK X – hết TK XIX

- Bao gồm: VH chữ Hán, VH chữ Nôm, VH chữ quốc ngữ.

+Ví dụ: Nam quốc Sơn Hà (chữ Hán)

+Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương (chữ Nôm).

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, hiên, luật, chữ , số câu trong bài thơ. VD: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi) Chinh Phụ Ngâm (Viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn). + Thể Đường Luật: Quy định khá chặt chẽ về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạng Ví dụ: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan). Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến) * Các thể thơ có nguồn gốc dân gian - Thể thơ lục bát để sáng tác truyện thơ Nôm VD: Truyện Kiều – Nguyễn Du. - Thể song thất lục bát VD: Chinh Phụ Ngâm - Đoàn Thị Điểm. b)Các thể truyện, kí - Ví dụ: “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ. “Thượng Kinh Kí Sự”- Lê Hữu Trác... - Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ; có truyện còn mang yếu tố kì ảo tưởng tượng. c)Truyện thơ Nôm - Viết chủ yếu là thơ lục bát; có cốt truyện nhân vật...giàu chất trữ tình. - Truyện thơ nôm: Bình dân (khuyết danh); bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du. d)Một số thể văn nghị luận: - Các dạng thể: Chiếu, biểu, hịch, cáo; có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú; ngôn ngữ biểu cảm. - Khái niệm về các dạng thể đó. - Ví dụ: Chiếu Dời Đô (Lí Công Uẩn), Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi) 3)Một số thể loại VH hiện đại -Thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển. -Thể tuỳ bút in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm. Thơ hiện đại, tính từ thơ mới (1932-1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và phát triển có nhiều thành công. ®Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng cảm xúc mà còn đổi mới về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ. *Tổng kết: Ghi nhớ SGK Trang 201. ÔN TẬP KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM I. NÔI DUNG ÔN TẬP: Câu 1 (3 điểm). Với câu chủ đề sau, hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh (khoảng 8-10 câu), trong đó dùng phép thế và phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới các phương tiện liên kết đó): Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ta thấy cái lặng lẽ chỉ là bề ngoài giấy kín nhịp sống sôi động mà âm thầm trên núi cao chót vót của những con người lao động hết lòng vì đất nước. Câu 2 (7điểm)Chọn một trong hai đề: 1. Đạo lí uống nước nhớ nguồn. 2. Suy nghĩ của em về khổ và khổ 5 trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (đoạn từ : Ta làm con chim hót...Dù là khi tóc bạc). III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Nắm nội dung cơ bản * Bài mới: Chuẩn bị “Tổng kết văn học nước ngoài” E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 34 Ngày soạn: 03/05/2014 Tiết: 169 -170 Ngày dạy: 05 /05/2014 TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức Tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS. 2. Kĩ năng: Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về VHNN đã học. 3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu quý văn học C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, bình giảng. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: ..................................................... 9A2:...................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY NỘI DUNG ÔN TẬP Sắp xếp các TP đã học từ lớp 6 đến lớp 9? (Đèn chiếu các tác phẩm đã sắp xếp từ lớp 6 đến lớp 9) Các tác phẩm VHNN đó giúp em hiểu được những gì? Bồi dưỡng cho em những tình cảm gì? (Tình yêu cuộc sống, con người.Yêu cái đẹp, điều thiện.) Có thái độ sống ntn? Những nhân vật nào cho em yêu quý, ấn tượng sâu sắc? Tình cảm, cảm xúc của tác gải được thể hiện trong mỗi TP’ ntn? Ví dụ cụ thể...? Nội dung ghi nhớ của mỗi tác phẩm là gì? I. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1- Bảng hệ thống Bảng hệ thống Tên tác phẩm (đoạn trích) Tên tác giả, người dịch Nước, châu Thế kỉ Thể loại Lớp Cây bút thần Á, Trung Quốc Không rõ Tuyện dân gian – cổ tích thần kì 6 Ông lão đánh cá và con cá vàng Pu skin Vũ Đình Liên dịch Âu, Nga 19 Truyện dân gian – cổ tích – truyện thơ 6 Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố) Lí Bạch Trương Như dịch Á, Trung Quốc 8 Thơ trữ tình, thất ngôn bát cú Đường luật 7 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Hạ Tri Chương Phạm Sĩ Vĩ, Trần Trọng San dịch Á, Trung Quốc 8 Thơ trữ tình, thất ngôn bát cú Đường luật 7 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Đỗ Phủ Khương Hữu Dụng dịch Á, Trung Quốc 8 Thơ trữ tình, thất ngôn bát cú Đường luật 7 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) H. An-đéc-xen Nguyễn Minh Hải Vũ Minh Toàn dịch Á, Trung Quốc 8 Thơ trữ tình, thất ngôn trường thiên 7 Cô bé bán diêm M.Xéc-van-tét Phùng Văn Tửu dịch Âu, Đan Mạch 19 Truyện ngắn-truyện cố tích 8 Đánh nhau với cối xay gió (Truyện hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê) Ô.hen-ri Ngô Vĩnh Viễn dịch Âu, Tây Ban Nha 16-17 Tiểu thuyết 8 Chiếc lá cuối cùng T.Ai-ma-tốp Ngọc Bằng-Cao Xuân Hạo-Bồ Xuân Tiến dịch Mĩ, Hoa Kì 19 Truyện ngắn 8 Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) T.Ai-ma-tốp, Âu 20 Truyện ngắn 8 Đi bộ giao du (Ê-min hay Về giáo dục ) G.Ru-xô, Phùng Văn Tửu dịch Âu, Pháp 18 Nghị luận 8 Ông Giuốc-đanh học làm quý tộc (Trưởng giả học làm sang) Mô-li-e Tuấn Đô dịch Âu, Pháp 18 Hài kịch-kịch nói 8 Cố hương Lỗ Tấn Trương Chính dịch Á, Trung Quốc 20 Tự sự – Truyện ngắn 9 Những đứa trẻ (trích tiểu thuyết Thời thơ ấu) M.Gor-ki Trần Khuyến dịch Âu, Nga 20 Tiểu thuyết tự thuật 9 Mây và sóng R.Ta-go Nguyễn Khắc Phi dịch Á, ấn Độ 20 Thơ trữ tình – thơ tự do 9 Rô-bin-xơn Cru-xô Đ.Đi-phô Phùng Văn Tửu dịch Âu, Anh 17-18 Tiểu thuyết phiêu lưu 9 Bố của Xi-mông Mô-pát-xăng Lê Hồng Sâm dịch Âu, Pháp 19 Truyện ngắn 9 Con chó Bấc (Tiếng gọi nơi hoang dã) Lân-đơn Mạnh Chương – Nguyễn Công ái – Vũ Tuấn Phương dịch Mĩ 20 Truyện ngắn 9 Lòng yêu nước Ê-ren-bua Thép Mới dịch Âu, Nga 20 Nghị luận 6 Bàn về đọc sách Chu Quang Tiềm Trần Đình Sử dịch Á, Trung Quốc 20 Nghị luận 9 Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten H.Ten Phùng Văn Tửu dịch Âu, Pháp 19 Nghị luận 9 Sắp xếp các TP đã học từ lớp 6 đến lớp 9? Các tác phẩm VHNN đó giúp em hiểu được những gì? Bồi dưỡng cho em những tình cảm gì? +Tình yêu cuộc sống, con người +Yêu cái đẹp, diều thiện. +Có thái độ sống ntn? Những nhân vật nào cho em yêu quý, ấn tượng sâu sắc? Tình cảm, cảm xúc của tác gải được thể hiện trong mỗi TP’ ntn? Ví dụ cụ thể...? Nội dung ghi nhớ của mỗi tác phẩm là gì? TIẾT 170 Các tác phẩm VH nước ngoài đã học được viết dưới những thể loại nào? Những giá trị nghệ thuật đặ sắc của mỗi tác phẩm? Ví dụ:Thơ đường? Hài Kịch? Bút kí chính luận? Phương thức tự sự? Phong cách sáng tác của tác giả có những nét độc đáo như thế nào? qua các tác phẩm? Nêu ví dụ cụ thể? Ví dụ: O-Hen-Ri, Lỗ Tấn? Ai-Ma-Tốp...? Những ấn tượng sâu sắc của em khi học các tác phẩm VH nước ngoài? Nhân vật: Xi-Mông; Blăng-Sốt, Phi-Líp trong đoạn trích học có diễn biến tâm trạng ntn? Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm? Những tác phẩm nào: Tác giả nào em yêu thích? ?Vì sao? em yêu thích? LUYỆN TẬP G/V: Nêu yêu cầu luyện tập (3Yêu cầu) +Chú ý nêu được những giá trị cụ thể ở mỗi tác phẩm? (Đèn chiếu mục ghi nhớ) + Phong cách sáng tác của các tác giả? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Hs học bài và nắm nội dung chính của bài 2-Những giá trị về nội dung và nghệ thuật cuả các tác phẩm VHNN đã học: a)Về giá trị nội dung: -Nội dung bao trùm: Giúp ta hiểu được sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới, đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở nhiều thời đại khác nhau. -Bồi dưỡng cho ta những tình cám đẹp: Tình yêu cuộc sống, con người, yêu điều thiện ghét cái ác. Có thái độ sống đẹp... -Nội dung ghi nhớ của từng bài: *Ví dụ: Buổi học cuối cùng (Đô Đê); Lòng Yêu Nước (Ê Ren bua); Cô Bé Bán Diêm (An-Đéc-Xen); Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-Van-Tét); Xa ngắn thác núi Lư (Lý Bạch); Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ); Hai Cây phong (Ai-ma-Tốp); Cố Hương (Lỗ Tấn) b)Thể loại * Thơ đường: Với các tác giả: Hạ Chi Trương, Lí Bạch, Đỗ Phủ. * Thơ văn xuôi: Ta-Go. * Bút kí Chính luận: Ê-Ren-Bua * Hài Kịch: Mô-Li-E. * Phương thức tự sự mang đậm chát trữ tình: Ai-Ma-Tốp; Đô- Đê, Go-Rơ-i, Lỗ Tấn.... *Các kiểu văn nghị luận: Ru-Xô; Ten; Ê-Ren-Bua. c-Phong cách sáng tác: - Các tác phẩm VH nước ngoài đều mang đậm tính nhân văn và thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả. - Các ví dụ điển hình: + O-Hen-Ri qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Với nghệ thuật hai lần đảo ngược tình huống đã đem lại những bất ngờ và bộc lộ rõ tính cách của nhân vật. + Lỗ Tấn qua truyện ngắn Cố Hương những dòng tự sự mang đậm cảm xúc trữ tình, những dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong tác phẩm là phong cách sáng tác độc đáo của tác giả. + Mô-li-e qua đoạn trích “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” là cây đại thụ của hài kịch thế giới; Qua cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật đặc sắc đã tạo nên một bộ mặt thật của giới tư sản. + Mô-Pa-Xăng qua đoạn trích học “Bố của Xi Mông”. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng rất tinh tế đặc sắc của các nhân vật đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện. 3-Những tác phẩm nào? Tác giả nào em yêu thích? Vì sao? - Hướng tới sự yêu thích bởi những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Hướng tới sự yêu thích bởi cuộc đời và những thành công của các tác giả trong sáng tác. II. LUYỆN TẬP: Các nội dung đã tổng kết ở tiết 1, tiết 2. + Kể tên các Tp’ VH nước ngoài đã học, các tác giả. + Những giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung của các tác phẩm đã học + Phong cách sáng tác của các tác giả? Sự đóng góp lớn lao của tác giả với nền văn học của nước đó và của thế giới. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học bài theo yêu cầu ở tiết 1. Đọc, tìm hiểu các TP VHNN đã thống kê. - Tìm hiể u giá trị nghệ thuật, những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm Văn học nước ngoài. E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 34.doc