Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mạng tính triết lí của tác giả.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1:

 9A2: .

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa văn bản “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương?

 3. Bài mới: GV chiếu hình ảnh mùa thu, mùa hạ rồi giới thiệu tác giả và vào bài. Mùa thu bao giờ cũng khơi gợi hồn thơ cho nghười nghệ sĩ. Có thẻ nói Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i:“U bán con thật đấy ư?” HS trao đổi thảo luận các câu hỏi trên GV: Theo em khi sử dụng hàm ý chúng ta cần có những điều kiện nào? (GV khái quát lại – Gọi HS đọc ghi nhớ ) LUYỆN TẬP Thảo luận theo cặp – 3 phút Bài 1/91: GV làm mẫu cho câu a, còn HS thảo luận câu b,c b. Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước) - Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được - Người nghe đều hiểu hàm ý, chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Thật là càng giàu có có” c. Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư - Hàm ý câu 1: quyền quý cao sang như Hoạn Thư mà cũng có lúc phải cúi đầu như tội nhân thế này ư? - Hàm ý trong câu thứ 2: Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này? - Người nghe đều hiểu hàm ý, chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Hoạn Thư hồn lạc ..kêu ca” HS thảo luận bài 2/92 theo nhóm – 3 phút Bài 3/92: HS tự điền - GV gọi một vài HS đứng dậy điền lượt lời B của mình BT4: HS suy nghĩ và trả lời độc lập. Gv nhận xét, chốt ý HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS: tự chọn một đoạn văn trong chương trình đã học về truyện ngắn và xác định hàm ý. I.TÌM HIỂU CHUNG: 1. Xác định điều kiện sử dụng hàm ý * Ví dụ: *Hàm ý của những câu in đậm: - Câu “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” có hàm ý: Sau bữa ăn này, con không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, thầy mẹ đã bán con rồi. + Điều này thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra. - Câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý: Mẹ đã bán con cho cụ Nghị thôn Đoài rồi . *Hàm ý ở câu 2 rõ hơn. - Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài phút giây lừa dối cái Tí. - Các chi tiết chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ là: nó giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi “U bán con thật đấy ư ?”. => Đây là một sự thật đau lòng nên chị không dám nói thẳng ra 2. Ghi nhớ: Sgk/91 II. LUYỆN TẬP: Bài 1/91 a, Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái. - Hàm ý của câu in đậm là: Mời bác và cô vào nhà uống nước. - Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà ...Ngồi xuống ghế”. b, Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước) -Hàm ý:Chúng tôi không thể cho được. -Người nghe hiểu hàm ý đó, thể hiện ở câu nói: “Thật là càng giàu....càng giàu có!”. c,Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư. - Hàm ý câu thứ nhất là: Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư? - Hàm ý câu thứ hai là: Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này. - Hoạn Thư hiểu nên đã “hồn lạc phách xiêu, khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. Bài 2/92 - Hàm ý: “Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão” - Người nói dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng “chắt nước giùm cái”nhưng không được đáp ứng. Phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô, mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu chậm thì cơm sẽ nhão - Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe là anh Sáu vẫn ngồi im Bài 3/ 92: Điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối: a, A: Mai về quê với mình đi! B: Rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi! A: Đành vậy! b, B: Mình phải đến bệnh viện thăm bà nội. c, B: Mình còn phải làm các bài tập mà thầy vừa giao. Bài 4/ 92: Thông qua sự so sánh giữa “hy vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là: “Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công” III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Hệ thống kiến thức đã học - Đọc lại ghi nhớ. Học bài; hoàn chỉnh các bài tập vào vở. - Xác định điều kiện và chỉ ra hàm ý trong đoạn văn tự chọn. * Bài mới: Chuẩn bị “Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ” E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 25 Ngày soạn: 25/02/2014 Tiết PPCT: 124 Ngày dạy: 27/02/2014 LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH. HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (Ở NHÀ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 2. Kỹ năng: Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 3. Thái độ: Có cách nhìn chuẩn xác với một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và vận dụng vào làm văn nghị luận. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, thảo luận, giải thích D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1:.. 9A2:.. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nêu nội dung các phần trong bài nghị luận ấy? 3. Bài mới: GV giới thiệu về cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích rồi bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG GV phát vấn củng cố kiến thức đã học về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích - Các nhóm trình bày kết quả tìm ý theo các câu hỏi phần gợi ý ở SGK - Nhận xét giữa các nhóm. Lập dàn ý: Học sinh luyện viết bài. -Trình bày đoạn vừa viết. -Nhận xét, góp ý, sửa chữa (nếu cần) - Các nhóm 4,5,6 viết một đoạn thân bài -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS viết hoàn chỉnh đề bài ở BT2 dựa vào nội dung đã học ghi trong vở I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Củng cố kiến thức: - Đối tượng của việc nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là những vấn đề về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: tìm hiểu đề - tìm ý, lập dàn ý theo bố cục 3 phần rõ ràng, viết và sửa bài. 2. LUYỆN TẬP: Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. a.Tìm hiểu đề, tìm ý - Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn trích, đó là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh. - Tìm ý: + Hoàn cảnh câu chuyện + Tình cảm của bé Thu dành cho cha. + Tình cảm ông Sáu dành cho con. b. Lập dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, nội dung cơ bản của đoạn trích. * Thân bài: Phân tích đoạn trích theo các ý vừa tìm. - Hoàn cảnh của câu chuyện: Ông Sáu đi kháng chiến, tám năm sau mới có dịp về thăm nhà, bé Thu nhất quyết không nhận ông là cha... - Tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu... - Tình cảm ông Sáu dành cho con..... - Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra. * Kết bài: Khẳng định lại tình cảm cha con ông Sáu c. Luyện viết bài - Mỗi nhóm chọn viết một đoạn theo các ý cơ bản trong phần dàn ý III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Học bài, đọc kĩ bài Luyện tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích . Viết bài làm văn số 6. * Bài mới: Soạn bài: “Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.” VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (LÀM Ở NHÀ) I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: - Biết cách viết một bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng hoàn chỉnh - Phát hiện, tiếp cận, xử lý nhanh vấn đề; phân tích đề, lập dàn ý, viết bài văn Nghị luận - Nghiêm túc, hăng say làm bài, độc lập tự chủ và thể hiện tri thức, tầm tư tưởng của người viết. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút. III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Trình bày cảm nhận của em về tình yêu làng quê, tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu Hướng dẫn chấm Điểm Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện « Chiếc lược ngà » của Nguyễn Quang sáng. *Yêu cầu chung: - HS biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: lựa chọn, phân tích các dẫn chứng tiêu biểu về các tình huống, các chi tiết miêu tả tâm lí, diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật để trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật - Bố cục mạch lạc, luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ và thuyết phục. - Diễn đạt chuẩn xác, gợi cảm *Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần a. Mở bài - Nguyễn Quang Sáng là nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc chiến tranh. - Truyện ngắn « Chiếc lược ngà » (1966) thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Ông Sáu hiện lên một người lính, người cha mẫu mực trong kháng chiến chống Mĩ. b.Thân bài: HS lần lượt phân tích các phẩm chất của nhân vật * Hoàn cảnh xuất thân : - Ông Sáu là người nông dân Nam Bộ, tham gia hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chống Mĩ. - Ngày đi đứa con gái anh vừa tròn 1 tuổi. - Khi bé Thu lên 9, ông Sáu được về thăm nhà. * Ông Sáu là người có tình yêu quê hương, đát nước : - Xa gia đình đi kháng chiến, chấp nhận khó khăn gian khổ. - Hi sinh vì quê hương, đất nước trong một trận càn lớn của quân Mĩ-ngụy. * Ông Sáu là người có tình yêu con tha thiết -Trong những ngày về thăm nhà ( nhảy thót lên, xô xuống tạt ra, anh bước vội vàng những bước dài, kêu to,..) - Trong những ngày ở nhà: tìm cách gần gũi con, vỗ về con, gắp trứng cá cho con - Trước khi lên đường: + Trước khi đi: muốn ôm con, hôn con nhưng... + Khi con gái ôm chặt lấy anh: anh không ghìm được xúc động, một tay ôm con, một tay lau nước mắt, rồi hôn lên tóc con,... - Khi trở lại chiến trường : + Ân hận vì đã đánh con +Làm lược ngà tặng con c. Kết bài: - Ông Sáu là người lính yêu quê hương đất nước - Yêu thương con tha thiết. - Tình cảm cha con sâu nặng của Ông Sáu và bé Thu gợi cho người đọc thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh mang lại cho bao người dân Việt Nam 1.0 điểm điểm 7.0 điểm 1.0 điểm (Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp) IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. ... ...........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 25.doc