Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

2. Kỹ năng: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học

C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, thảo luận, giải thích, chứng minh

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1:

 9A2:

 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng, đời sống ?

 - Những nội dung chính cần có (bố cục) của 1 bài nghị luận đời sống ?

 3. Bài mới: Tiết trước, các em đã tìm hiểu về nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống. Tiết này, chúng ta cùng tìm hiểu kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hường dùng trong việc tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, thảo luận, giải thích, chứng minh D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: 9A2:. 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên và nêu khái niệm các thành phần biệt lập đã học? Cho ví dụ minh họa GV gọi chấm đoạn văn chuẩn bị ở nhà. 3. Bài mới: Để hiểu được nghĩa của đoạn văn, văn bản khi viết cần có sự liên kết giữa các câu văn, hoặc liên kết giữa các đoạn. Bài học sẽ cung cấp cho chúng ta các cách liên kết câu, đoạn văn. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Gọi 1 em đọc đoạn văn Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Vấn đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản? (Cách phản ánh thực tại là một bộ phận để làm nên “Tiếng nói văn nghệ”). Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? * HS trả lời. * GV chốt: Các đoạn văn trong một văn bản cũng có mối liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức như giữa các câu trong một đoạn văn. Vậy giữa các câu trong một đoạn, giữa các đoạn trong một văn bản có sự liên kết như thế nào? * HS thảo luận, phát biểu. GV nhận xét, chốt ghi nhớ, HS đọc. LUYỆN TẬP * GV nêu vấn đề: Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau. Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí? Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? * HS là việc theo nhóm (5’), cử đại diện trình bày. * GV nhận xét, bổ sung. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC + Làm các bài tập trong SGK trang 49 -50 + Chỉ ra các phép liên kết câu và đoạn văn (bài tập 1,2). + Chỉ ra các lỗi về liên kết và sửa các lỗi ấy (bài tâp 3,4). I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Khái niệm liên kết. * Ví dụ: Đoạn văn - Vấn đề: bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. - Quan hệ: bộ phận – toàn thể (chủ đề của đoạn và chủ đề của văn bản). - Nội dung chính: + C1: Tác phẩm nghệ thuật p/á thực tại. + C2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì mới mẻ. + C3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. -> Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”. - Trình tự sắp xếp: hợp lí, theo lôgic. * Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện: + Lặp từ vựng: tác phẩm - tác phẩm + Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ... + Phép thế: “anh” thế “nghệ sĩ”; “cái đã có rồi” thế “những vật liệu mượn ở thực tại”. + Phép nối: nhưng (QHT). 2. Ghi nhớ: SGK trang 43. II. LUYỆN TẬP: Bài 1: Chủ đề: Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. - Nội dung các câu trong đoạn đều tập trung vào chủ đề đó. - Trình tự sắp xếp các câu hợp lí: + C1: Điểm mạnh của con người VN +C2: Lợi thế của điểm mạnh đó. + C3: Điểm yếu của con người VN. + C4: Những biểu hiện của điểm yếu. + C5: Khẳng địng nhiệm vụ cấp bách khắc phục điểm yếu. Bài 2: Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau: - Nội dung: liên kết chủ đề, logic (5 câu). - Hình thức:C2- 1: phép đồng nghĩa (bản chất trời phú ấy) + C3- 2: phép nối (nhưng) + C4- 3: phép nối (ấy là) + C5- 4: phép lặp từ ngữ (lỗ hổng) + C5- 1: phép lặp (thông minh). III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK. Hoàn thiện bài tập trên lớp. * Bài mới: Chuẩn bị bài: Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn (tiếp theo). E. RÚT KINH NGHIỆM: ... Tuần : 22 Ngày soạn: 21/01/2014 Tiết PPCT: 110 Ngày dạy: 23/01/2014 Tập làm văn: LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. - Một số lỗi liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. 2. Kỹ năng: - Nhận biết một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản. - Nhận ra và sửa một số lỗi liên kết. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, thảo luận, giải thích, chứng minh D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: . 9A2:.. 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT (Xem cuối giáo án) 3. Bài mới: Tiết trước các em đã tìm hiểu thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn. Để hiểu rõ hơn về phép liên kết, chúng ta cùng đi vào luyện tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn - Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn? - Có mấy loại liên kết và các dấu hiệu để nhận biết các loại liên kết đó? LUYỆN TẬP  HS thảo luận nhóm 4 phút với 4 nhóm Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét GV gọi HS lên bảng làm bài tập 2 (4 HS) - HS nhóm khác nhận xét. GV bổ sung GV gọi HS lên bảng làm bài tập 3 (4 HS) - Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa lỗi ấy? - HS nhóm khác nhận xét . GV bổ sung GV gọi HS lên bảng làm bài tập 4 (4 HS) - Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa lỗi ấy? - HS nhóm khác nhận xét . GV bổ sung HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS: thực hành viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết về nội dung và hình thức và chỉ ra phép liên kết của đoạn văn ấy. I.TÌM HIỂU CHUNG: 1. Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn 1. Các câu trong đoạn phải liên kết với nhau thì ta mới có một đoạn văn hoàn chỉnh.Nếu các câu không liên kết với nhau thì ta có thể có “một chuỗi câu hỗn độn” 2. Các loại liên kết và dấu hiệu nhận biết a. Liên kết nội dung b. Liên kết hình thức II.LUYỆN TẬP: Bài 1/49 a. Liên kết câu: Lặp từ vựng (trường học - trường học) Liên kết đoạn văn:phép thế (như thế thay thế cho câu về mọi mặt, trường học của chúng ta .. phong kiến) b. Liên kết câu: Lặp từ vựng (văn nghệ - văn nghệ) Liên kết đoạn văn lặp từ vựng (Sự sống - sự sống; văn nghệ - văn nghệ) c. Liên kết câu: Lặp từ vựng ( thời gian - thời gian - thời gian; con người - con người - con người) d. Liên kết câu:dùng từ trái nghĩa (phép đối): yếu đuối - mạnh; hiền - ác Bài 2/50 : - Các cặp từ trái nghĩa: Thời gian vật lý – thời gian tâm lý Vô hình - hữu hình Gía lạnh - nóng bỏng Thẳng tắp - hình tròn Đều đặn - lúc nhanh lúc chậm Bài 3/50 a. Lỗi: ý của các câu không làm rõ chủ đề Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. b. Lỗi: trình tự các sự việc được nêu trong các câu không hợp lý; chồng chế sao lại còn “hầu hạ chồng”? - Sửa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 nói rõ ý hồi tưởng để tạo ra sự liên kết với câu 1, chẳng hạn “Suốt 2 năm chồng ốm nặng, chị làm quần quật” Bài 4: Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích a) Lỗi: dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất. Cách sửa: thay đại từ nó bằng đại từ chúng (hoặc ngược lại ) b) Lỗi: Từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này. Cách sửa: thay từ hội trường ở câu (2) bằng từ văn phòng. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Hệ thống kiến thức đã học. Đọc lại ghi nhớ - Học bài; hoàn chỉnh các bài tập vào vở - Viết đoạn văn chỉ ra được liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn ấy. * Bài mới: - Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. Đề bài A. Trắc nghiệm: (3điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng. Câu 1: Ý nào nhận xét không đúng về khởi ngữ? A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ; B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu; C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ; D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu trong câu. Câu 2: Có mấy thành phần biệt lập? A. Một; B. Hai; C. Ba; D. Bốn. Câu 3: Thành phần biệt lập của câu là gì? A. Bộ phận không tham gia vào diễn đạt nghĩa sự vật, sự việc trong câu; B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói đến trong câu; C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm được nói đến trong câu; D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu. Câu 4: Câu văn “ Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua” chứa thành phần biệt lập nào” A. Thành phần tình thái; B. Thành phần cảm thán; C. Thành phần gọi đáp; D. Thành phần phụ chú. Câu 5: Câu nào sau đây không có khởi ngữ? A. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi; B. Lời gửi của văn nghệ là sự sống; C. Về trí thông minh thì nó nhất; D. Nói xấu, tôi nói xấu ai? Câu 6. Câu nào sau đây có sử dụng thành phần phụ chú? A. Này, hãy đến đây nhanh lên! B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá! C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn; D. Tôi đoán chắc là anh ta không đến. B. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Nêu khái niệm thành phần tình thái? Câu 2: (5.0 điểm) Viết một đoạn hội thoại từ (8-10 câu) có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập. Gạch chân câu văn chứa hai thành phần đó. Đáp án: A. Trắc nghiệm: (3.0 điểm) Mỗi câu đúng 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D D A A B C `B. Tự luận: (7.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 Khái niệm: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói trong câu. 2.0 điểm 2 Yêu cầu đoạn hội thoại: * Hình thức: - Đảm bảo số câu quy đinh - Trình bày đúng hình thức đoạn thoại: Lời dẫn, lời thoại, lượt lời,... * Nội dung: - Có nội dung rõ ràng - Sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập có hiệu quả. 1.0 điểm 4.0 điểm Bảng thống kê điểm 15 phút Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm >TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm <TB 9A1 9A2 E. RÚT KINH NGHIỆM: 1...

File đính kèm:

  • docNgu van 9 ttuan 22.doc