Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Châu

 - Đọc thuộc bài “Sông núi nước Nam”. Vì sao bài thơ đó được coi là bản tuyên ngôn độc lập? ( 10 điểm)

 - Đọc thuộc bài “Phò giá về kinh”. Nêu nội dung chính của bài thơ? ( 10 điểm)

( Nội dung bài thơ: Bài thơ ca ngợi hào khí chiến thắng oanh liệt của quân dân đời Trần, k/đ quyết tâm và khát vọng xây dựng nền thái bình muôn đời cho đất nước.)

 3. Bài mới.

 Các em sẽ được học hai tác phẩm thơ: Một bài là của Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, một bài là của Trần Nhân Tông - vị vua yêu nước, có công lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Hai tác phẩm này là hai sản phẩm tinh thần cao đẹp của hai cuộc đời lớn, hai tâm hồn lớn, hẳn sẽ đưa lại cho chúng ta nhiều điều lí thú, bổ ích.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át kiến ”, “ trẫm ”, “ bệ hạ ”, “ thần ”, cho biết các từ này hiện nay có được dùng trong giao tiếp hằng ngày không? ( Không, chỉ dùng trong xã hội phong kiến ). ? Việc sử dụng những từ trên trong ví dụ ( 1b ) tạo được sắc thái gì cho đoạn văn? - Hs nhận xét, đọc ghi nhớ. - Hs đọc ví dụ (a, b) sgk (82). - Hs thảo luận, trả lời câu hỏi sgk. ( + Đề nghị: Ra lệnh cho mẹ - không phù hợp. Mẹ thưởng: Phù hợp hơn. + Nhi đồng: Sắc thái trang trọng - chỉ dùng trong buổi lễ... Trẻ em: Tự nhiên, thân mật, đời thường.... ) - Hs rút ra nhận xét rồi đọc và ghi nhớ phần ghi nhớ sgk (83). Hoạt động 2: - Hs làm bài tập, nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, thống nhất ý. I. Sử dụng từ Hán Việt 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm a. Ví dụ: (sgk 81, 82) * Ví dụ (a) - Phụ nữ, từ trần. - Mai táng, tử thi. ® Sắc thái trang trọng, tao nhã. * Ví dụ (b) - Yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần. ® Sắc thái cổ, chỉ dùng trong xã hội phong kiến. b. Ghi nhớ. (82) 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt a. Ví dụ: sgk (82). * Ví dụ (a). - Đề nghị: Không phù hợp. -> Lời nói thiếu tự nhiên, ko có tình cảm mẹ con. * Ví dụ (b). - Nhi đồng: Trang trọng ® Không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Trẻ em: Phù hợp (tự nhiên, thân mật, đời thường). b. Ghi nhớ.(83) * Chú ý: Cần sử dụng từ Hán Việt phù hợp, tráng lạm dụng. II. Luyện tập Bài 1: Điền từ. Bài 2. Giải thích: Vì từ Hán Việt mang sắc thái biểu cảm, trang trọng hơn. Ví dụ: Bảo Quốc, Thu Hà, Thanh Vân... Bài 3. Từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, cố thủ, kết tình, mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần. Bài 4. Tìm từ thuần Việt có nghĩa tương đương: Bảo vệ - giữ gìn. Mĩ lệ - đẹp đẽ. 4. Củng cố và luyện tập Thi tìm từ thuần Việt , Hán Việt có nghĩa tương đương. - HS phân nhóm thi tìm nhanh 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ - Thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. * Bài mới - Soạn bài “ Đặc điểm của văn biểu cảm ”. - Đọc đoạn văn trong SGK. V- Rút kinh nghiệm: Tiết 23 Ngày dạy ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM I. Mục tiêu. Học sinh hiểu các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm. Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm, khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiện đối tượng miêu tả. Rèn kỹ năng nhận diện các văn bản, tìm ý, lập bố cục trong văn biểu cảm. Giáo dục thái độ yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh. II.Chuẩn bị GV: văn bản mẫu để phân tích. HS: tìm hiểu các ví dụ trong SGK. III.Phương pháp: thuyết trình, thảo luận, diễn giảng, vấn đáp. IV. Tiến trình Ổn định tổ chức. Kiểm tra. - Thế nào là văn biểu cảm? Có những phương thức biểu cảm nào? ( 10 điểm) (* Ghi nhớ SGK / 73) 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 - Hs đọc văn bản “ Tấm gương” (84), trả lời câu hỏi sgk. - Hs thảo luận, bổ sung. - Gv thống nhất ý từng phần, lưu ý bố cục. ( Mở bài: Giới thiệu tấm gương và phẩm chất của nó. Thân bài: Các đức tính của tấm gương. Tính trung thực. Ví dụ minh hoạ. Kết bài: Vai trò của tấm gương và phẩm chất của nó trong việc hình thành cảm xúc.) - Hs đọc đoạn văn (86). - Hs thảo luận câu hỏi trong sgk, nhận xét, bổ sung. ? Qua văn bản trên, em thấy văn bản biểu cảm có đặc điểm gì? - Hs trả lời, đọc ghi nhớ. - Gv thống nhất đặc điểm của văn biểu cảm. Hoạt động 2 - Hs đọc văn bản phần bài tập, trao đổi theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV thống nhất câu trả lời. I. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm 1. Ví dụ a. Bài văn “ Tấm gương ” - Nội dung: Ca ngợi tính trung thực, ghét thói xu nịnh, giả dối. - Tác giả mượn hình ảnh tấm gương để bộc lộ tình cảm của mình. - Bố cục: (3 phần). - Tình cảm chân thật, rõ ràng làm cho tấm gương có sức khêu gợi. b. Đoạn văn (86) - Tình cảm: Cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và cảm thông. - Tình cảm bộc lộ trực tiếp. - Dấu hiệu: Tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm. 2. Ghi nhớ.(88) II. Luyện tập. Đoạn văn “ Hoa học trò” Tình cảm: Buồn, nhớ, bối rối, thẫn thờ khi phải xa thầy, xa bạn. Miêu tả hoa phượng để nói đến những cuộc chia li. Hoa phượng là hoa học trò vì hoa phượng thân gắn bó thân thuộc với đời hs. Phượng đỏ rực vào hè, báo hiệu mùa thi, mùa chia tay với bạn bè thầy cô... Mạch ý: Sắc đỏ của hoa phượng: Hoa phượng càng đỏ, nỗi nhớ càng tăng. Đoạn văn biểu cảm gián tiếp. 4. Củng cố và luyện tập Trình bày cách bố cục, cách biểu hiện, mục đích trong văn biểu cảm? ( - Bố cục văn biểu cảm thường được tổ chức theo mạch tình cảm, suy nghĩ. - Trong văn biểu cảm, ngoài các biểu hiện trực tiếp ý nghĩ, tình cảm, còn có biểu hiện gián tiếp thông qua miêu tả, kể chuyện. Miêu tả trong văn biểu cảm là phương tiện để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ. Mục đích: Gợi sự đồng cảm. ) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ - Học thuộc ghi nhớ. - So sánh văn biểu cảm với văn miêu tả (về nhiệm vụ, mục đích) * Bài mới - Soạn bài :Tìm hiểu đề và cách làm bài văn biểu cảm. - Chọn một trong số các đề bài trong SGK và trình bày theo các bước của bài văn biểu cảm. V- Rút kinh nghiệm: Tiết 24 Ngày dạy ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu. Giúp học sinh nắm được kiểu đề văn biểu cảm. Nắm được các bước tạo làm một bài văn biểu cảm. Rèn kỹ năng xác định đề, tạo lập bài văn biểu cảm. Giáo dục ý thức làm việc theo trình tự, khoa học. II.Chuẩn bị GV: phân tích các yêu cầu của mục 1, phần luyện tập. HS: thực hiện các bước ở mục I. III.Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề. IV.Tiến trình 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: - Thế nào là văn biểu cảm? Đặc điểm của một bài văn biểu cảm? ( 10 điểm) ( Ghi nhớ SGK / 88) - Ba hs chép ra giấy một bài thơ, đoạn thơ biểu cảm đã học. Cho biết cách biểu cảm, tình cảm trong bài thơ, đoạn thơ đó là gì? (10 điểm) 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 - Hs đọc đề văn (88). ? Đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong đề văn là gì? - Hs phát hiện. ? Em hãy cho biết các đề trên giống nhau ở chỗ nào? ( Đều có hai phần: * Tình cảm. * Đối tượng để bộc lộtình cảm). - Gv ghi đề bài lên bảng. - Hs nhắc lại các bước tạo lập văn bản. ? Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì? - Gv cho hs chia nhóm, thảo luận tìm ý và sắp xếp các ý đó theo một bố cục hợp lí. - Hs trình bày, bổ sung. - Gv nhận xét, bổ sung rồi thống nhất ý. - Gv chia lớp thành hai nhóm: Nhóm 1: viết phần mở bài. Nhóm 2: viết phần kết bài. - Gv gọi đại diện hs lên đọc phần viết của mình. - Hs, gv nhận xét, bổ sung. ? Các bước làm bài văn biểu cảm? Tác dụng của mỗi bước? - Hs đọc và ghi nhớ phần ghi nhớ (88). Hoạt động 2 - Hs đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk (90) - Gv nhận xét, thống nhất. - Gv giải đáp thắc mắc của hs về bài học. I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm 1. Đề văn biểu cảm * Gồm 2 phần: - Nêu đối tượng biểu cảm. - Định hướng tình cảm cho bài làm 2. Các bước làm bài văn biểu cảm. Đề: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. - Bước 1: Tìm hiểu đề. + Kiểu bài: Văn biểu cảm. + Nội dung: Biểu cảm về nụ cười của mẹ. - Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý. + Mở bài: - Giới thiệu nụ cười của mẹ. - Cảm xúc đối với nụ cười của mẹ. + Thân bài: Các sắc thái của nụ cười: * Khi nào mẹ cười, khi nào mẹ không cười. * Con cảm thấy hạnh phúc khi mẹ cười. - Nụ cười vui, thương yêu. - Nụ cười khuyến khích, động viên an ủi. * Con trống trải khi vắng nụ cười của mẹ. * Con sẽ cố gắng để mãi thấy nụ cười của mẹ nở trên môi. + Kết bài: Lòng yêu thương, kính trọng mẹ. - Bước 3 + 4: Viết bài, sửa lỗi. 3. Ghi nhớ (88) II. Luyện tập. + Bài văn biểu lộ tình cảm tha thiết với quê hương An Giang. + Nhan đề: - An Giang quê tôi. - An Giang tình sâu nghĩa nặng. + Đề bài: Cảm nghĩ về quê hương An Giang. + Dàn bài: - Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang. - Thân bài: + Tình yêu quê từ tuổi ấu thơ. + Tình yêu quê trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước. - Kết bài: Tình yêu quê hương trong nhận thức của người từng trải, trưởng thành. + Phương thức biểu cảm: Trực tiếp. 4. Củng cố và luyện tập Đề văn biểu cảm cho biết gì? Đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm. Các bước làm bài văn biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm. Đối tượng biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm. Đối tượng tình cảm và cảm xúc tình càm của bản thân. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ - Tập làm dàn ý cho 1 đề văn b/c (88). - Tập viết thành văn đoạn mở - thân - kết. * Bài mới - Tìm hiểu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương. - Tìm đọc một số tác phẩm của Hồ Xuân Hương. - Soạn bài : Bánh trôi nước. V- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 6.doc