Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Châu

I. Mục tiêu:

Học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích.

Củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập.

Rèn kĩ năng nói, nghe, nhận xét đánh giá.

Biết trình bày miệng một vấn đề, tạo sự mạnh dạn, tự tin cho HS.

II. Chuẩn bị:

 Giáo viên: chuẩn bị một số bài nói.

 Học sinh: lập dàn ý, tập nói.

III. Phương pháp:

 Thực hành, thuyết trình.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ: (Chuẩn bị của hs)

 3. Bài mới

* Giới thiệu bài: (Nêu mục đích của tiết học).

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng dẫn HS tự học ở nhà : * Bài cũ : - Tập nói, tập viết thành bài văn hoàn chỉnh. * Bài mới : - Sưu tầm dân ca các miền. - Sưu tầm các hình ảnh về Huế. - Chuẩn bị: Ca Huế trên sông Hương. V. Rút kinh nghiệm : Tiết 115 Ngày dạy : CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (Theo Hà Ánh Minh) I. Mục tiêu: Học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú, giàu có, tinh tế... với những con người rất đỗi tài hoa. Tích hợp phần tiếng việt phép liệt kê. Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng (viết theo thể bút kí kết hợp nghị luận, miêu tả, biểu cảm). II. Chuẩn bị : Giáo viên : tranh ảnh ca Huế. Học sinh : soạn bài. III. Phương pháp : Đọc sáng tạo, vấn đáp, diễn giảng. IV. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt truyện “Những trò lố...”? Tại sao tác giả đặt tên như vậy? ( 5 điểm) - Chỉ rõ nghệ thuật tương phản tăng cấp trong văn bản? Tác dụng? ( 5 điểm) 3. Bài mới * Giới thiệu bài : Các văn bản nhật dụng ở lớp 6 giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ; Lớp 7 (kì I), các văn bản tập trung nói về quyền phụ nữ, trẻ em ; “Ca Huế ...” giúp người đọc hình dung 1 cách cụ thể 1 sinh hoạt văn hoá rất đặc trưng, nổi bật của xứ Huế mộng mơ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1 : Đọc , hiểu văn bản ? Trước khi học bài này, em biết gì về đất cố đô Huế. Kể tên một số vùng dân ca nổi tiếng của đất nước mà em biết? - GV giới thiệu về ca Huế, cho HS nghe một vài làn điệu ca Huế. - Cách đọc: chậm. rõ ràng, mạch lạc, chú ý câu đặc biệt, rút gọn. - HS đọc văn bản. Giải thích 1 vài chú thích. ? Thể loại, bố cục? Nội dung từng phần? ? Về hình thức, văn bản kết hợp nhiều hình thức như nghị luận, miêu tả, biểu cảm. Hãy xác định phương thức chính của mỗi phần? ( - Phần 1: NL CM. Phần 2: miêu tả + biểu cảm.) * Hoạt động 2 : Phân tích văn bản ? Trong văn bản, tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế? Tại sao tác giả quan tâm đến dân ca Huế? ? Em hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế trong bài? -GV : Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu. ? Nhận xét về nội dung và hình thức của dân ca Huế? ( - Nội dung phong phú, đa dạng làn điệu.) ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật và phương thức biểu đạt nào? ? Theo dõi phần 2, dân ca Huế được hình thành và có tính chất nổi bật ntn? ? Nội dung và ý nghĩa của từng loại bài ca, điệu hò, bản nhạc ntn? ? Có gì đặc sắc trong cách biểu diễn ca Huế trên các phương diện: Dàn nhạc. Nhạc công. ? Cách thưởng thức ca Huế có đặc sắc gì? Không gian. Thời gian. Con người. ? Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ trong phần 2? Nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh? ? Cách kết thúc văn bản cho ta cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương? - HS thảo luận trong 5’. * Hoạt động 3: Tổng kết ? Qua văn bản, em hiểu thêm những vẻ đẹp gì của ca Huế? I. Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc, chú giải (sgk). 2. Thể loại: Văn bản nhật dụng (bút kí) 3. Bố cục: (2 phần) + Từ đầu ... “lí hoài nam”: Giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca. + Phần còn lại: Những đặc sắc của ca Huế. II. Phân tích 1. Sự phong phú, đa dạng của dân ca Huế. - Huế nổi tiếng bởi những làn điệu dân ca, mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của nhiều vùng đất. - Nhiều làn điệu hò: đánh cá, cấy trồng, chăn nuôi, đưa linh, chèo cạn... - Nhiều điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân... -> Tất cả thể hiện lòng khát khao nỗi mong chờ hoài mong tha thiết của tâm hồn Huế. Huế là cái nôi của các làn điệu dân ca. * Phép liệt kê + giải thích bình luận, tác giả đã chứng minh dân ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm. 2. Nét đặc sắc của ca Huế. a. Nguồn gốc. Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình : - Nhạc dân gian thường sôi nổi , lạc quan , tươi vui. - Nhạc cung đình nhã nhặn, trang trọng, uy nghi. b. Mỗi làn điệu dân ca, bản nhạc có nội dung, ý nghĩa riêng. - Các điệu hò, điệu lí: có điệu buồn bã có điệu náo nức, nồng hậu tình người, gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. - Các điệu nam: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn, có khi ko vui ko buồn. - Các bản đàn: du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt. c. Cách biểu diễn. - Dàn nhạc gồm nhiều loại: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh. - Nhạc công: dùng các ngón đàn trau chuốt ngón nhấn, mổ, vỗ. - Ca công, ca nhi: rất trẻ, vận áo dài the theo lối cổ truyền duyên dáng, lịch sự. d. Thưởng thức ca Huế. - Trên thuyền rồng được trang trí lộng lẫy, giữa sông Hương trong đêm trăng gió mát thanh vắng. -> Cách thưởng thức dân dã mà sang trọng. * Nghệ thuật: Liệt kê (dẫn chứng) Miêu tả + biểu cảm. * Ca Huế mãi quyến rũ, làm giàu tâm hồn con người bởi sự tinh tế, thanh lịch, đậm tính dân tộc. III. Kết luận. 1. Huế nổi tiếng về âm nhạc dân gian và nhạc cung đình; con người Huế thanh lịch. 2. Phương thức nghị luận chứng minh kết hợp miêu tả, báo cáo và liệt kê. * Ghi nhớ: sgk (104). 4. Củng cố và luyện tập - Hãy liên hệ với địa phương mình đang sống xem có những làn điệu dân ca nào? Kể tên các làn điệu ấy (Khuyến khích hát) - Hình ảnh trong văn bản có ý nghĩa gì? (Ca Huế trên sông Hương - Cố đô Huế) - Các vùng dân ca nổi tiếng của nước ta? (Quan họ Bắc Ninh; dân ca ĐBBB; dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ: - Tìm hiểu về Huế, dân ca và âm nhạc địa phương. * Bài mới: - Chuẩn bị: Liệt kê. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 116 Ngày dạy: LIỆT KÊ I. Mục tiêu: 1 kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. Phân biệt được các kiểu liệt kê. 2 kĩ năng: Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết. 3Thái độ:Ý thức sử dụng đúng lúc phép liêt kệ. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Ví dụ ngoài SGK.bảng phụ. Học sinh: đọc bài ở nhà. III. Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng, thực hành. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức.kiểm tra sĩ số hs. 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Cho ví dụ và phân tích? ( 10 điểm) ( HS nêu ghi nhớ SGK, cho ví dụ và phân tích). 3. Bài mới * Giới thiệu bài : Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1 : Phép liệt kê - HS đọc ví dụ. ? Nhận xét cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận được in đậm trong đoạn văn? ? Tác dụng của cách diễn đạt trên? - HS thảo luận trả lời các câu hỏi trên trong 5’. ? Thế nào là phép liệt kê? - HS đọc ghi nhớ. - G. Cho ví dụ, hs phân tích phép liệt kê. * Hoạt động 2 : Các kiểu liệt kê - HS đọc ví dụ. ? Các phép liệt kê trong ví dụ có gì khác nhau về cấu tạo, ý nghĩa? ? Thử đảo trật tự các bộ phận liệt kê. nhận xét? * GV, tổng kết: - Về cấu tạo, có 2 kiểu liệt kê: Theo cặp, ko theo cặp. - Về ý nghĩa, có 2 kiểu liệt kê: tăng tiến, ko tăng tiến. * Hoạt động 3: Luyện tập. - HS làm bài tập, chữa bài. - GV hướng dẫn, chốt đáp án. - HS vận dụng : Phân loại phép liệt kê trong văn bản “Ca Huế ...”? HS làm việc cá nhân để làm bài 3. GV nhận xét, ghi điểm. I. Thế nào là phép liệt kê? 1. Ví dụ: (sgk) 2. Nhận xét: - Về cấu tạo: mô hình cú pháp có kết cấu tương tự nhau. - Về ý nghĩa: Cùng chỉ những đồ vật xa xỉ, đắt tiền quanh quan phụ mẫu. -> Tác dụng: Làm nổi bật sự xa hoa, thói hưởng lạc của viên quan. * Ghi nhớ 1: (sgk 105) II. Các kiểu liệt kê. 1. Ví dụ 1: (sgk 105). * Về cấu tạo: - Câu a: liệt kê theo trình tự sự việc, không theo từng cặp. - Câu b: liệt kê theo từng cặp. (Dấu hiệu: quan hệ từ “và”) 2. Ví dụ 2: * Về ý nghĩa: - Câu a: có thể đổi trật tự các bộ phận liệt kê mà ko thay đổi ý nghĩa của câu. - Câu b: ko thay đổi các bộ phận liệt kê được vì chúng được sắp xếp theo mức độ tăng tiến về ý nghĩa. * Ghi nhớ 2: (sgk 105). III. Luyện tập. Bài 1: Xác định phép liệt kê trong văn bản “Tinh thần yêu nước...”. Đoạn 1: Diễn tả sức mạnh của tinh thần yêu nước. Đoạn 2: Diễn tả sự tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. Đoạn 3: Diễn tả sự đồng tâm, nhất trí của người Việt Nam đứng lên chống Pháp. Bài 2: Xác đ phép liệt kê. a, Dưới lòng đường ... trên vỉa hè, trong cửa tiệm ... những cu li xe ... những quả dưa hấu ... những xâu lạp xường ... cái rốn 1 chú khách ... 1 viên quan uể oải... b, Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung. -> Sự tàn bạo, dã man của bọn giặc và khẳng định sự dũng cảm của người con gái Việt Nam. Bài 3: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê. 4. Củng cố và luyện tập : - Vẽ sơ đồ phân loại các kiểu liệt kê. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ : - Tập nhận diện, nêu tác dụng của phép liệt kê. Hoàn thiện bài 3. * Bài mới : - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 30.doc