Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Mai Thị Luyến

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a. Kiến thức:

 - Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc họa sắc nét hai nhân nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng XH, phi nghĩa và chính nghĩa, thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam, hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc - phân tích tác phẩm.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục lòng tự hào, kính trọng các vị anh hùng dân tộc.

2. Chuẩn bị:

a.GV: Tranh “Những trò lố”.

b.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu bố cục, nhân vật Va - ren , cảnh Va-ren gặp PBC.

3. Phương pháp dạy học:

Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nêu vấn đề, phát vấn, giảng bình

4. Tiến trình:

4.1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số : 7A1: 7A2:

4.2. Kiểm tra bài cũ:

 4.3. Giảng bài mới:

 Giới thiệu bài:

 Em hiểu “những trò lố “ là trò như thế nào? Để giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề này, hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.”

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Mai Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứa của Va-ren? * Nói lên thái độ lấp lửng, mập mờ của Va-ren, câu hỏi của tác giả “giả thử làm sao” đã tỏ ra ý nghi ngờ về thời gian, nội dung thực hiện, chỉ muốn chăm sóc khi nào đã yên vị (coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định công việc của mình) . Trong bốn tuần lễ đó, Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù(trước khi chăm sóc chẳng có gì đặc ân với Phan Bội Châu ) châm chọc, vạch rõ sự giả dối, xảo trá của Va-ren. ? Em có nhận xét gì về lời hứa của Va-ren? * GDHS ý thức giữ đúng lời hứa. ? Tác giả tưởng tượng khi gặp Phan Bội Châu ở Hà Nội Va-ren sẽ làm gì? + Tôi đem lại tự do cho ông. + Tay phải bắt tay PBC, tay trái nâng cái gông. * Vừa nói trả tự do cho Phan Bội Châu, tay vừa nâng cái gông(vừa đấm, vừa xoa, dụ dỗ và đe doạ), hứa hão(khai hoá ở Đông Dương, quốc gia tân tiến nhất, xứ ngự trị) ? Va-ren lấy tấm gương phản bội để làm gì Phan Bội Châu? ? Em thấy những lời dụ dỗ của Va-ren mang tính chất gì?? ? Em có nhận xét chung về Va-ren là người ntn? * Con người tầm thường, xảo quyệt, xấu xa, không đáng tin cậy. Ruồng bỏ quá khứ, lòng tin và cả giai cấp của mình -> đáng chê trách. I. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Chú thích: a.Tác giả, tác phẩm :SGK/92. b.Giải nghĩa từ II. Tìm hiểu văn bản: 1.Bố cục:3 phần 1.Nhân vật Va-ren: - Hứa: “chăm sóc” Phan Bội Châu. ->Không đáng tin 2. Cảnh Va-ren gặp Phan Bội Châu: a.Va-ren: -Vừa nói trả tự do cho Phan Bội Châu, tay vừa nâng cái gông. -Là một trò lố bịch, không đáng tin. ->Mỉa mai, châm biếm. -Dụ dỗ Phan Bội Châu. ->Xảo quyệt, bịp bợm. 4.4. Củng cố và luyện tập: * GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập : ? Truyện ngắn “Những trò lốhay là Va – ren và Phan Bội Châu” của tác giả nào? A. Nguyễn Ái Quốc. C. Phạm Văn Đồng. B. Hoài Thanh. D. Phạm Duy Tốn. * Truyện ngắn “Những trò lố là Va – ren và Phan Bội Châu” được viết ra sau khi tên quan toàn quyền Đông Dương Va-ren đã sang Việt Nam. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc phần bài ghi. - Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập. - Tìm hiểu về nhân vật Phan Bội Châu, so sánh tính cách của Va-ren, Phan Bội Châu, ta thấy như thế nào? 5. Rút kinh nghiệm: Tiết 112 Ngày dạy:27.3.2010 NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU (TT). 1.Mục tiêu: (Nguyễn Ái Quốc). 2.Chuẩn bị: 3.Phương pháp dạy học: 4.Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số : 7A1: 7A2: 4.2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tóm tắt truyện ngắn “Những trò lốhay là Va - ren và phan Bội Châu”? (7đ) * HS đáp ứng yêu cầu của GV. ? Nhận xét về tính cách của Va-ren? * Xảo quyệt, bịp bợm 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Va-ren là người xảo quyệt như vậy, còn Phan Bội Châu là người như thế nào? Để giúp các em hiểu rõ vấn đề này, tiết học này, cô sẽ hướng dẫn các em tiếp tục phân tích tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” . Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học. HĐ 2: Hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu về nhân vật Phan Bội Châu. ? Khi nghe Va-ren nói chuyện Phan Bội Châu đã tỏ thái độ như thế nào? ? Cuối bài, tác giả có lời bình về sự im lặng của Phan Bội Châu như thế nào? ? Có điều gì thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và lời tái bút (TB) với lời quả quyết của nhân chứng thứ 2, vậy giá trị của lời tái bút này là gì? Có điều gì thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và lời tái bút ? * Nếu với lời kết ở trên, thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu được thể hiện bằng hình thức ứng xử là im lặng, dửng dưng thì ở lời tái bút lại là một hành động chống trả quyết liệt: nhổ vào mặt Va-ren. * Giảng bình :Như thế là với kẻ thù phải có nhiều cách tỏ thái độ. Chỉ im lặng, dửng dưng chưa đủ, còn phải nhổ vào mặt nó. Cách dẫn chuyện như thế thật là hóm, thật là thú vị, và quan trọng là tăng thêm ý nghĩa của vấn đề. ? Qua những chi tiết trên, em thấy thái độ của Phan Bội Châu trước Va-ren như thế nào? * Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội đểà gặp Phan Bội Châu. Hai nhân vật chính là Va-Ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi: (HS thảo luận nhóm). ? Số lượng lời văn dành cho việc khắc hoạ tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách của từng nhân vật? * Tác giả đã dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách của Va-ren. Còn với Phan Bội Châu , tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một bút pháp, một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động, lí thú. * HS thảo luận nhóm 4’, trình bày. * GV nhận xét, diễn giảng, chốt ý. * GD HS lòng căm ghét kẻ thù bịp bợm ? Nêu những chi tiết khắc hoạ rõ tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội châu? ? Qua những những chi tiêt trên em thấy tính cách của Va-ren và Phan Bội châu như thế nào với nhau? * Phan Bội Châu : Yêu nước sâu sắc, kiên cường bất khuất. * Va-ren: Gian xảo, lố bịch. ? Nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật này? * Va-ren:kẻ hèn nhát, nhục nhã. đáng chê trách. - Phan Bội châu :người anh hùng đáng để hãnh diện, tự hào, khâm phục, tôn kính * GDHS ý thức tự hào, tôn kính các vị anh hùng. ? Theo em, ví thử truyện Những trò lố dừng lại ở câu “ chỉ là không hiểu Phan Bội Châu” thì có được không? Ở đây lại có thêm đoạn kết trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện nâng lên như thế nào? * “Sự thay đổi lừng tiếng”, “đôi ngọn râu mép lướt qua vậy”. Đó là sự tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của Pha Bội Châu trước kẻ thù. ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? * HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. * Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. * Gọi HS đọc BT1. ? Thái độ của tác giả đối với phan Bội châu như thế nào? ? Căn cứ vào đâu em biết điều đó? * Căn cứ vào các câu văn thể hiện lời bình của tác giả: Người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh, khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình; sống xa lìa quê hương; luôn bị thực dân săn đuổi; bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy; bị chúng kết án tử hình Đó là bậc thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu người trong vòng nô lệ tôn sùng. * GV hướng dẫn HS làm bài vào vở bài tập. * Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2. ? Giải thích ý nghĩa của cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm? * Cho HS làm bài vào vở bài tập. b. Phan Bội Châu: - Dửng dưng, im lặng trong suốt buổi nói chuyện. - Đôi ngọn râu mép nhích lên một chút rồi hạ xuống ngay. - Cười mỉm, cười một cách kín đáo. - Nhổ vào mặt Va-ren ->Khinh bỉ, xem thường, căm ghét, giận dữ. - Nghệ thuật : + đối lập. + cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động, lí thú. c. Tính cách của Va-ren và Phan Bội châu: Va-ren Phan Bội châu - Con người đã phản lại giai cấp vô sản Pháp. - Con người hy sinh gia đình, của cải để khỏi thấy bọn cướp nước. - Bị đuổi ra khỏi tập đoàn vì ruồng bỏ quá khứ, lòng tin, giai cấp mình. - Bị kết án tử hình vắng mặt, bị đày đoạ trong nhà giam, bị máy chém đe doạ vì “tội” yêu nước. - Kẻ phản bội nhục nhã. - Vị anh hùng xả thân vì độc lập. ->Đối lập nhau Ghi nhớ: SGK/95. Bằng giọng văn sắc sảo, hám hỉnh và khả năng tưởng tượng hư cấu Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu (phần được học) đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diên cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường bất khuất xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập” tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam. III. Luyện tập: Bài 1: Thái độ của tác giả: kính yêu, khâm phục, ca ngợi. Bài 2: “Những trò lố”: Trực tiếp vạch trần hành động lố lăng, bản chất xấu xa của Va – ren. 4.4. Củng cố và luyện tập: * GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập : ? Với hình thức và thái độ đối xử là im lặng trước kẻ thù, Phan Bội Châu đã bộc tính cách của mình như thế nào? A. Không dễ làm quen vơí người ngoại quốc. B. Căm phẫn vì phải ngồi tù. C. Khinh bỉ kẻ thù và có bản lĩnh kiên cường. D. Đồng tình với những lời nói của Va-ren. * Tính cách của hai nhân vật chính trong tác phẩm này có mối quan hệ như thế nào với nhau? A. Giống nhau hoàn toàn. B. Bổ sung cho nhau. C. Tương phản với nhau. D. Gần giống nhau. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học bài, làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở BT . - Đọc, tìm hiểu trước các bài tập trong bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu :luyện tập”(tt). - Chuẩn bị bài luyện nói một trong những đề trong SGK / 98 để tiết 116 : luyện nói trước lớp. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctuan 29 Loan.doc
Giáo án liên quan