Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Châu

Hoạt động 1: Đọc, hiểu văn bản

- Giới thiệu vài nét về tác giả, xuất xứ.

 (Hoài Thanh, Hoài Chân là tác giả tập phê bình nổi tiếng: Thi nhân Việt Nam in 1942

- Là nhà văn, nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta. )

 

- HS đọc văn bản, giải nghĩa từ.

( - Cốt yếu: quan trọng, cơ bản, ko thể thiếu.

- Cặm cụi: chăm chỉ, chuyên chú làm việc.

- Vị tha: Lòng thương người, đức hi sinh cao cả.)

? Văn bản này thuộc thể loại gì?

 (Nghị luận văn chương)

 

? Bố cục của văn bản? Nội dung từng phần

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chú thích: (sgk) b, Xuất xứ: Viết năm 1936, in trong Bình luận văn chương (1990) c, Bố cục: (2 phần) - Từ đầu ... muôn loài”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. - Phần còn lại: Công dụng của văn chương. II. Phân tích văn bản 1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. - Là lòng thương người. - Rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. -> Đây là quan niệm đúng đắn và sâu sắc. Cách vào đề: bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn và xúc động. Luận đề được dẫn dắt và nêu theo lối quy nạp. -> Kết luận: Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. 2. Công dụng của văn chương. - Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. - Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. - Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha. - Văn chương giúp ta cảm nhận sâu sắc cảnh đẹp thiên nhiên. - Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống (Các thi, văn nhân làm giàu sang lịch sử nhân loại). -> Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Nó tác động đến con người 1 cách tự nhiên theo lối đồng cảm, đồng điệu tâm hồn làm cho tình cảm của người đọc trở nên phong phú, sâu sắc, tốt đẹp hơn. * Cảm nhận về Hoài Thanh: - Am hiểu về văn chương. - Có quan điểm rõ ràng, xác đáng về văn chương. - Trân trọng, đề cao văn chương. * Cách lập luận: Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh: VD: Đoạn văn mở đầu, hai đoạn văn cuối. * Ghi nhớ: sgk (63). 4. Củng cố và luyện tập - Đọc thêm (63). Thảo luận phần luyện tập. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà *Bài cũ: - Tóm tắt hệ thống luận điểm, luận chứng. - Tìm dẫn chứng thơ văn đã học và đã đọc để chứng minh về công dụng của văn chương. * Bài mới: - Chuẩn bị: Kiểm tra văn. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 98 Ngày dạy: KIỂM TRA VĂN | Ma trận : Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tục ngữ Câu 1, 2. ( 1 đ) Sự giàu và đẹp của tiếng việt Câu 3 ( o,5 đ) Đức tính giản dị của Bác Hồ Câu 4(0,5đ) Câu 5 :( 0,5đ) Cấu (2đ) ;câu 2 : (5đ) Ý nghĩa văn chương Câu 6 (o,5đ) CỘNG: (2Đ) ( 1Đ) (7Đ) || Đề bài I: TRẮC NGHIỆM: chọn câu đúng nhất trong các câu sau: Câu 1 :Câu tục ngữ « ăn quả nhớ kẻ trồng cây » dùng cách diễn đạt nào ? A. So sánh B. Aån dụ C. Chơi chữ D. Nhân hóa Câu 2 : Ý nghĩa nào đúng nhất có trong câu tục ngữ «  không thầy đố mày làm nên » ? A. Ý khuyên nhủ B. Ý phê phán C. Thách đố D. Ca ngợi Câu 3 : Tính chất của dẫn chứng trong bài « Sự giàu đẹp của tiếng việt » là gì ? A. Cụ thể B. Pong phú C. Toàn điện, tỉ mỉ D. Tiêu biểu Câu 4 : Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn « Đức tính giản dị của Bác Hồ » là gì ? A. Chứng minh B. Bình giảng C. Bình luận D. Phân tích Câu 5 : Theo tác giả sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác bắt nguồn từ lí do gì ? Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sông giản dị Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn thiếu thôn Vì Bác sông sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác Câu 6 : Tác giả của văn bản « Ý nghĩa văn chương » là ai ? A. Thanh Hoài B. Nguyễn Thi C Hoài Thanh D. Phạm Văn Đồng II : TỰ LUẬN : CaÂu 1 : Văn bản « Dức tính giản dị của Bác Hồ » nói về những sự giản dị nào của Bác ? Câu 2 :Chứng minh rằng Bác Hồ ta sống rấtï giản dị III : ĐÁP ÁN : ATRẮC NGHIỆM (3Đ) Câu 1 : B Câu 4 : A Câu 2 :. A Câu 5 : C Câu 3 : C Câu 6 : c B TỰ LUẬN : (7Đ) Câu 5 : -Bác giản dị trong bửa ăn (2đ) -Giản dị trong lối làm việc . - giản dị trong lời nói . Câu 6 : -HS viết bài có luận điểm , luận cứ rỏ ràng cụ thể. Chứng minh được đúc tính giản dị của Bác Hồ . -Bài viết có mở bài , thân bài ,kết bài . (5đ |V Kết quả : GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM V RÚT KINH NGHIÊM : Nguyên nhân : Hạn chế : Tiết 99 Ngày dạy: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG ( tt) I. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt câu bình thường có chứa từ “bị/được” và câu bị động. Thực hành chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. II. Chuẩn bị: Giáo viên: ví dụ ngoài SGK. Học sinh: Đọc bài ở nhà. III. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, thực hành. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức.kiểm tra sự chuẩn rị của hs. 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ? ( 7 điểm) ( Ghi nhớ SGK) - Việc chuyển đổi câu bị động có tác dụng gì? ( 3 điểm) ( Ghi nhớ SGK) 3. Bài mới * Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - HS đọc kĩ ví dụ. ? Về nội dung, hai câu văn giống hay khác nhau? Hai câu này có phải là câu bị động ko? Vì sao? ? Tuy nhiên, chúng có đặc điểm gì khác nhau? - HS nhận xét, bổ sung. ? Chuyển câu văn trên thành câu chủ động? - HS thảo luận nhóm nhỏ so sánh câu chủ động và câu bị động.. ? Muốn chuyển câu chủ động thành câu bị động cần làm ntn? ? Các câu trong phần (3) có phải là câu bị động ko? Vì sao? ( Không. HS giải thích.) - GV chốt kiến thức. * Hoạt động 2: Luyện tập. - HS làm việc cá nhân thực hành chuyển đổi. Nhận xét, bổ sung. - GV sửa sai, thống nhất đáp án. - HS xác định câu có thể chuyển đổi (câu 2,3) Thực hành chuyển đổi. - GV nhận xét, ghi điểm cho HS làm đúng ( 9 điểm / câu) - HS thực hành viết đoạn văn. I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 1. Ví dụ: (sgk 64). 2. Nhận xét: + Giống: - Miêu tả cùng 1 sự vật. - Đều là câu bị động. + Khác: Câu (a) dùng từ “được”. Câu (b) ko dùng từ “được”. + Câu chủ động: Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”. 3. Ghi nhớ: (sgk 64). * Chú ý: Không phải câu nào có các từ “bị/được” cũng là câu bị động. II. Luyện tập. Bài 1: Chuyển câu chủ động thành câu bị động (theo 2 kiểu). Ví dụ: (a) - Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XIII. - Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII. Bài 2: Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động (dùng bị / được). Ví dụ: - Em được thầy giáo phê bình. -> sắc thái tích cực, tiếp nhận sự phê bình 1 cách tự giác, chủ động. - Em bị thầy giáo phê bình. -> sắc thái tiêu cực. Bài 3. Xác định câu có thể chuyển đổi theo cặp tương ứng chủ động - bị động. Chim hót líu lo (1). Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất (2). Gió đưa mùi hương hoa ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng(3). Bài 4. Viết đoạn văn sử dụng câu bị động. 4. Củng cố và luyện tập - Trình bày khái niệm, cấu tạo câu bị động? - Cách chuyển đổi kiểu câu? 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ: - Hoàn thiện đoạn văn. Chú ý phân biệt, vận dụng. * Bài mới: - Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 100 Ngày dạy : LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH I. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về văn nghị luận chứng minh qua việc luyện tập giải quyết trọn vẹn 1 đề bài chứng minh một vấn đề văn học đơn giản. Biết vận dụng viết một đoạn văn chứng minh hoàn chỉnh. Thái độ sử dụng văn nghị luận chứng minh phù hợp trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ ghi các đề bài. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước các đề bài. III. Phương pháp Vấn đáp, thực hành. IV. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức.kiể tra sĩ số hs. 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị) 3. Bài mới * Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Nhắc lại yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh. -Yêu cầu HS nhắc lại những yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh. - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung phần mở bài, kết bài của văn nghị luận. * Hoạt động 2: Luyện tập * GV treo bảng phụ ghi sẵn các đề bài. - Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm. - HS tập viết mở bài, kết bài, 1 đoạn thân bài. - Đại diện nhóm đọc phần bài viết. Thảo luận, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, thống nhất kiến thức. I. Yêu cầu đối với 1 đoạn văn chứng minh. 1. Đoạn văn ko tồn tại độc lập, riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài văn vì vậy khi tập viết một đoạn văn, cần cố hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài văn. Có thế mới viết được thành phần chuyển đoạn. 2. Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các ý, các câu khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm. 3. Các lý lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lý để quá trình lập luận chứng minh được thực sự rõ ràng, mạch lạc. II. Luyện tập. Đề 1: CMR văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đề 2: CMR văn chương “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Đề 3: CMR nói dối có hại cho bản thân. Đề 4: CMR Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi. 4. Củng cố và luyện tập - GV nhắc lại cách viết đoạn văn chứng minh. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ: - Hoàn thiện các đoạn văn. * Bài mới: - Chuẩn bị: Ôn tập văn nghị luận. - Đọc tham khảo văn nghị luận. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 26.doc