Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Châu

. Mục tiêu (Tiết 1)

Học sinh hiểu khái quát về bài thơ.

Bước đầu phân tích và cảm nhận được tình cảm chân thật, đằm thắm của người lính trẻ với làng quê.

 Rèn đọc, cảm thụ thơ 5 chữ.

 Giáo dục cho HS tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm bà cháu thiêng liêng cao quý.

II. Chuẩn bị:

 GV: Chân dung tác giả, tranh quê hương.

 HS: đọc bài thơ, chuẩn bị bài ở nhà.

III. Phương pháp: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận.

IV. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra:

 - Đọc thuộc bài “Cảnh khuya”. Em cảm nhận được nội dung gì từ bài thơ? ( 10 điểm)

 (- Cảnh đêm trăng đẹp nơi núi rừng Việt Bắc.Tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước sâu nặng.)

 - Đọc thuộc bài “Rằm tháng riêng”. Chỉ rõ tác dụng của điệp từ “xuân”? ( 10 điểm)

 (- Điệp từ “xuân” -> Cảnh sáng sủa, trong trẻo, đầy sức sống. )

 3. Bài mới

 * Giới thiệu bài.

 Khoảng nửa cuối những năm 60, thế kỷ XX, chú bé Trần Đăng Khoa ( bây giờ là nhà thơ Trần Đăng Khoa ) từ góc sân nhà chú ở làng Điền Trì, Hải Dương, đã xúc động vì nghe tiếng gà “ bốn bề bát ngát ”: “ Tiếng gà/ Tiếng gà . Đâm măng/ Nhọn hoắt.”. Thì cũng khoảng thời gian ấy, nhà thơ nữ trẻ Xuân Quỳnh cũng thấy nôn nao vì tiếng gà giữa ngọ trong bài “ Tiếng gà trưa ”.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thật đơn sơ, giản dị nhưng cũng cảm động biết bao!) - GV: Tình cảm bà cháu là tình cảm chân thật nhất, ấm áp nhất. Đó là tình cảm gia đình, tình cảm quê hương ko thể thiếu trong mỗi con người. Bà chính là bà tiên hiền từ trong những câu chuyện cổ tích mà cháu vẫn đọc. * Hoạt động 2: Những suy nghĩ của người cháu ? Tiếng gà trưa còn gợi lên những suy tư gì của người cháu? ? Em hiểu “ giấc ngủ hồng sắc trứng ” là gì? ( Cháu ngủ mơ thấy trứng hồng, cũng có nghĩa là mơ thấy có nhiều quần áo mới ). - GV nhấn: Giấc mơ rất giản dị, rất trẻ con vậy thôi nhưng đó cũng chính là giấc mơ được sống hạnh phúc, ấm no. Đó là một hình ảnh đẹp, mang nhiều ý nghĩa khái quát sâu sắc. ? Em hãy cho biết, người cháu chiến đấu hôm nay vì những mục đích nào? (Điệp từ “Vì” khẳng định mục đích chiến đấu cao cả mà bình dị) ? Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh “ ổ trứng hồng tuổi thơ ” ở cuối bài là gì? (Cháu chiến đấu để giành lấy, để biến ước mơ tuổi thơ thành hiện thực: được ấm no,hạnh phúc). - GV bình: Ước mơ tuổi thơ, ước mơ hiện tại của cháu đó cũng là ước mơ của bà, của xóm làng và cao hơn nữa, rộng hơn nữa là của nhân dân, của tổ quốc. Bài thơ kết thúc rõ ràng, dễ hiểu, giản dị nhưng ko giản đơn. * Hoạt động 3:Tổng kết ? Qua bài thơ, em cảm nhận được những nội dung, nghệ thuật nào của bài thơ? II.Phân tích văn bản. 2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ. a, Kỷ niệm về những con gà mái mơ, mái vàng. - Hình ảnh, màu sắc đẹp như tranh; vẻ đẹp bình dị, tươi sáng, đầm ấm, hiền hoà ở thôn quê. - Điệp từ “này”: tình cảm yêu, gắn bó với loài vật. b, Kỷ niệm về bà. - Lời trách mắng yêu. - Cách bà chăm chút, chắt chiu từng quả trứng. - Bà lo đàn gà vì trời rét và nhiều sương muối. - Bà lo dành dụm, chắt chiu mong đem đến niềm vui cho cháu. -> Một người bà rất mực thương cháu, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh. * Qua niềm vui tuổi thơ, nỗi nhớ về bà, ta cảm nhận được tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn của người cháu đối với bà. 3. Những suy nghĩ của người cháu. a, Suy tư về hạnh phúc. - Mơ ước tuổi thơ đi vào giấc ngủ: “ Giấc ngủ hồng sắc trứng” -> Mơ được hạnh phúc, ấm no - một mơ ước nhỏ bé, giản dị của trẻ em thời chiến. b, Suy tư về hiện tại. Điệp từ “Vì” khẳng định mục đích chiến đấu cao cả mà bình dị Cháu chiến đấu để biến giấc mơ tuổi thơ thành hiện thực. III. Tổng kết. 1. Nội dung. - Tình yêu bà, yêu làng quê của nhà thơ. - Tình yêu đất nước giản dị mà sâu sắc. 2. Nghệ thuật. - Hình ảnh giản dị, gần gũi. - Điệp từ, điệp ngữ gợi hình, gợi cảm. * Ghi nhớ: (sgk 151) 4. Củng cố và luyện tập - Thử bỏ tất cả điệp “Tiếng gà trưa” (trừ khổ đầu). Nhận xét vai trò của điệp ngữ trên trong văn bản? (Điệp từ, điệp ngữ gợi hình, gợi cảm.) 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ: - Học thuộc 1 đoạn thơ. - Bài tập 2 (151). * Bài mới: - Chuẩn bị: Điệp ngữ. - Tìm các ví dụ có chứa điệp ngữ. V- Rút kinh nghiệm: Tiết 55 Ngày dạy ĐIỆP NGỮ I. Mục tiêu Giúp HS hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị biểu cảm của điệp ngữ. Biết vận dụng điệp ngữ trong nói và viết. Rèn kỹ năng phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong các văn cảnh cụ thể. Giáo dục cho HS ý thức vận dụng điệp ngữ trong nói và viết. II. Chuẩn bị: GV: các ví dụ ngoài SGK. HS: chuẩn bị bài III. Phương pháp: diễn giảng, vấn đáp, quy nạp. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra. - Thành ngữ là gì? Cho ví dụ? Giải nghĩa, đặt câu? ( 5 điểm) - Nêu một số thành ngữ có sử dụng hình ảnh ẩn dụ “chuột”? ( 5 điểm) 3. Bài mới * Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Khái niệm điệp ngữ ? Xác định và nhận xét các từ ngữ lặp lại trong bài “Tiếng gà trưa” có tác dụng gì? - HS xác định, nhận xét. ? Từ ví dụ trên, em hiểu thế nào là điệp ngữ? - HS vận dụng tìm nhanh điệp ngữ trong các ví dụ: (1) Đoàn kết... đại thành công. (2) Cảnh khuya... nước nhà. (3) Dưới bóng tre... khai hoang. (4) Tôi chỉ có một ham muốn,... * Hoạt động 2: Tác dụng của điệp ngữ ? Nhận xét về cấu tạo của các điệp ngữ? - GV nêu ví dụ bài “Lượm”. ? Các điệp ngữ trên có tác dụng gì? - HS thảo luận nhóm nhỏ trong 3’ - GV thống nhất Ví dụ điệp ngữ liên kết đoạn: “Tiếng gà trưa”. * Hoạt động 3: Các dạng điệp ngữ ? Qua các ví dụ trên theo em có mấy loại điệp ngữ, đó là những loại nào? Phân loại điệp ngữ trong ví dụ (SGK/152)? ? Đặc điểm của mỗi loại điệp ngữ? * Hoạt động 4: Luyện tập. - GV chia HS làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận, làm bài tập 1, 2, 3 (153) trong 7’ - Đại diện từng nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt đáp án. - HS làm bài tập 4 ra giấy. - Hai HS trao đổi bài, nhận xét, chấm điểm bài của nhau. - GV thu bài kiểm tra, đánh giá. I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ. 1. Điệp ngữ là gì? + Ví dụ. - Điệp từ “Nghe” (3 lần) - Nhấn mạnh cảm giác, cảm xúc khi nghe tiếng gà. - Điệp từ “Vì” (4 lần) - Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. + Nhận xét. - Điệp ngữ là lặp đi lặp lại 1 từ, ngữ, câu nhằm làm tăng giá trị biểu đạt. - Điệp ngữ có thể là 1 từ, ngữ, câu, 1 đoạn ( điệp khúc) * Ghi nhớ: sgk (152). 2. Tác dụng của điệp ngữ. a, Ví dụ: b, Nhận xét. Điệp ngữ có nhiều tác dụng: - Tạo sự cân đối, nhịp nhàng. - Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. - Liên kết câu, đoạn. II. Các dạng điệp ngữ. 1. Điệp ngữ nối tiếp. 2. Điệp ngữ cách quãng. 3. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) III. Luyện tập. Bài 1: Xác định điệp ngữ, tác dụng: - Nhấn mạnh bản chất cứng rắn, kiên cường của dân tộc (Một dân tộc đã gan góc) - Nhấn mạnh kết quả tất yếu, xứng đáng...(dân tộc đó, phải) Bài 2. Phân loại điệp ngữ. - Điệp ngữ cách quãng. - Điệp ngữ chuyển tiếp. Bài 3. a, Đoạn văn mắc lỗi lặp từ. b, Diễn đạt lại đoạn văn. Bài 4. Viết đoạn văn. 4. Củng cố và luyện tập - Khái niệm, các dạng điệp ngữ, tác dụng. ( Ghi nhớ SGK) - Điệp ngữ được sử dụng phổ biến trong những văn bản nào? ( Văn biểu cảm, văn chính luận) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ: - Học bài. Vận dụng sử dụng điệp ngữ trong văn. - Hoàn thiện bài tập 4. * Bài mới: - Soạn bài : Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. (phần chuẩn bị ở nhà). V- Rút kinh nghiệm: Tiết 56 Ngày dạy LUYỆN NĨI PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Mục tiêu Giúp HS củng cố về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Luyện kĩ năng nĩi trước tập thể, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về tác phẩm văn học. Giáo dục cho HS tính mạnh dạn, tự tin khi trình bày ý kiến của bản thân. II. Chuẩn bị Gíao viên: dàn ý một bài nĩi về phát biểu cảm nghĩ một tác phẩm văn học. Học sinh: chuẩn bị bài theo gợi ý SGK. III. Phương pháp: Thuyết trình, diễn giảng, nêu vấn đề. IV. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? ( 5 đ) - Nội dung từng phần của bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? ( 5 đ) ( (a) Khái niệm: sgk (147) (b) Bố cục: + Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. - Nêu cảm nghĩ chung về tác phẩm. + Thân bài: Nêu những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên (nội dung, nghệ thuật, nhân vật... trong tác phẩm) + Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.) 3. Bài mới * Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Một số điều cần lưu ý ? Khi đọc 1 tác phẩm văn học em thường cĩ thái độ gì? Vì sao em cĩ thái độ như vậy? - HS suy nghĩ trả lời. ? Khi ta thích tác phẩm thì ta thích những cái gì thật cụ thể trong tác phẩm. Theo em đĩ là những gì? - HS thảo luận. * GV nhấn mạnh: + Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là nĩi lên cảm xúc của người đọc bắt nguồn từ 1 nhân vật, 1 chi tiết, 1 hình ảnh, lời văn, lời thơ hay ý nghĩa trong tác phẩm. + Phát biểu cảm nghĩ là bày tỏ thái độ, tình cảm, suy nghĩ đối với tác phẩm 1 cách cảm tính. * Hoạt động 2: Luyện tập - GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của hs. Bổ sung dàn ý. Nêu yêu cầu của bài nĩi. - HS: Tập trình bày bài nĩi. Nhận xét, bổ sung. Tiếp tục trình bày. -GV nhận xét, ghi điểm cho HS( nếu cĩ thể) I. Một số điều cần lưu ý. 1. Khi phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học cần: + Xác định thái độ thích hay ko thích. Lí do: - Tác phẩm hay, hấp dẫn, cuốn hút. - Tác phẩm thiết thực, gần gũi. - Tác phẩm khiến em cảm động, day dứt, trăn trở... + Nêu được cái thích từ những yếu tố rất cụ thể. - Thích 1 nhân vật nào đĩ trong tp. - Thích vài chi tiết, sự việc, h/a... - Thích lời văn, lời thơ. II. Luyện tập. * Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”. 4. Củng cố và luyện tập Trình bày cách phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. + Xác định thái độ thích hay ko thích + Nêu được cái thích từ những yếu tố rất cụ thể 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ: - Đọc tham khảo. - Sưu tầm tư liệu liên quan đến các văn bản. Tập viết thành văn. * Bài mới: - Soạn bài : “ Một thứ quà của lúa non: Cốm.” + Đọc và tĩm tắt tác phẩm. + Trả lời câu hỏi SGK. V- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 14.doc
Giáo án liên quan