Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

Câu 1:Tục ngữ là gì ? Hãy đọc 5 câu tục ngữ nói về con người và xã hội?(10 đ)

 -Là những câu nói dân gian ngắn gọn, thể hiện những kinh nghiệm dân gian về mọi mặt

 Câu 2: Hãy cho biết hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” có mâu thuẫn với nhau không? Bài “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nói về vấn đề gì?(10 đ)

 -Không mâu thuẫn với nhau.Chỉ bổ sung nghĩa cho nhau.Bài nói về truyền thống yêu nước của dt Việt Nam

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 - TIẾT PPCT:81 TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA ND: 16/01/2013 Hồ Chí Minh 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HS cảm nhận được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - HS nắm được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. 1.2.Kĩ năng: - HS nhận biết văn bản nghị luận xã hội. - HS đọc-hiểu văn bản nghị luận xã hội. - HS chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh. 1.3.Thái độ: - Giúp hs cảm nhận được tư tưởng độc lập dân tộc, sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP : Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Tư liệu về Bác. 3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK . 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2Kiểm tra miệng: Câu 1:Tục ngữ là gì ? Hãy đọc 5 câu tục ngữ nói về con người và xã hội?(10 đ) -Là những câu nói dân gian ngắn gọn, thể hiện những kinh nghiệm dân gian về mọi mặt Câu 2: Hãy cho biết hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” có mâu thuẫn với nhau không? Bài “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nói về vấn đề gì?(10 đ) -Không mâu thuẫn với nhau.Chỉ bổ sung nghĩa cho nhau.Bài nói về truyền thống yêu nước của dt Việt Nam 4.3.Tiến trình bài học: Gv giới thiệu bài mới:Bác Hồ là một vị lãnh tụ xuất sắc trong lòng chúng ta . Người luôn chú tâm đến việc dân, việc nước.Nhất là trong việc giáo dục tinh thần yêu nước đối với mọi người đặc biệt là tuổi trẻ. Hôm nay chúng ta sẽ thấy rõ điều đó qua bài học này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung về văn bản.(5’) - Mục tiêu: HS nắm sơ lược một số thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Tác giả Hồ Chí Minh hs đã được tìm hiểu ở bài thơ “Cảnh khuya” (HKI) - Bài văn trích trong báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Tại Đại hội lần thứ 2 năm 1951 của Đảng Lao Động Việt Nam.Tên bài do người soạn sách đặt. ?Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài? HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.( 25’) - Mục tiêu: HS cảm nhận được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. ?Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm(ở phần mở đầu )câu văn thâu tóm nội dung chính? ? Tìm hiểu nghệ thuật lập luận của tác giả ? Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quí báu của ta”.Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo một trình tự nào? ? Trong bài văn tác giả sử dụng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh . *HS thảo luận tìm bịên pháp so sánh * GD TTHCM: (?)Thông qua hình ảnh so sánh đó em hiểu như thế nào về lòng yêu nước?Bản thân em đã và sẽ làm gì để biểu hiện lòng yêu nước? -Lòng yêu nước có thể bắt nguồn từ lòng yêu làng xóm, gia đình, cảnh đẹp, con ngườiHọc sinh nên cố gắng học để sau này góp phần xây dựng quê hương (?)Ngoài biện pháp so sánh ,Tác giả còn sử dụng biện pháp nào? *Gv hệ thống kiến thức HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS phần tổng kết.(5’) - Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung, nghệ thuật văn bản. ? Hãy tóm tắt những nét chính về nội dung, nghệ thuật của văn bản? I ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG: 1.Đọc: 2.Chú thích: 3.Bố cục: a.Mở bài: “Dân ta lũ cướp nước” b.Thân bài: “Lịch sử lòng yêu nước nồng nàn” c.Kết bài: “Tinh thần yêu nuớc hết”: II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1.Vấn đề nghị luận :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta . - Câu chốt: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước . Đó là một truyền thống quí báu của ta . 2. Chứng minh : - Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm dân tộc. + Nêu ra những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần yêu nước : Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. + Những việc làm cảm động, có ý nghĩa của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. à Các dẫn chứng được sắp xếp theo mô hình “từ đến” có quan hệ chặt chẽ với nhau. - Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến 3.Nghệ thụât lập luận - Tác giả đưa ra những chứng cứ cụ thể để chứng minh - Lập luận theo cặp “từ đến”, theo không gian, theo tuổi tác, theo vùng miền. 4.Đặc sắc nghệ thuật: a.Hình ảnh so sánh: -“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí trong rương trong hòm” * Người đọc hình dung rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước tiềm tàng kín đáo ,biểu lộ rõ ràng đầy đủ. b.Biện pháp liệt kê: -Theo mô hình liệt kê:“Từ đến”:Biểu lộ tinh thần yêu nước trong nhân dân * GHI NHỚ: SGK III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung:Truyền thống yêu nước quý báu của nhân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. 2. Nghệ thuật: - Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. - Sử dụng biện pháp liệt kê. - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh. 4.4. Tổng kết: Câu 1:Nêu nội dung, nghệ thuật của bài học? -Nói về truyền thống yêu nước của dân tộc.Nghệ thuật nghị luận chặt chẽ Câu 2:Qua bài học này, em hiểu thêm được điều gì về Bác?Và bản thân em phải làm như thế nào cho xứng đáng với sự mong mỏi của Bác? -Bác rất tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.Bác luôn quan tâm đến thế hệ trẻ. 4.5. Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ +Nắm vững nội dung bài học. +Kể tên một số văn bản nghị luận xã hội của chủ tịch Hồ Chí Minh. +Phân tích các từ ngữ , câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” + Đọc trước văn bản SGK/34 + Trả lời câu hỏi sgk/36 (Chú ý câu 3,4 thảo luận nhóm) + Sưu tầm một số bài thơ, đoạn văn nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt. 5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 81 tinh than yeu nuoc.doc
Giáo án liên quan