Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 74: Hương đất (Văn thơ Tây Ninh) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

 -Học sinh hiểu được và cảm thông cái gian nan của sản xuất – sản xuất ra mía ở vùng đất mới khai phá.

 - Học sinh thấy được và cảm nhận tình cảm chân thành và sâu sắc của tác giả đối với cố gắng sáng tạo của con người qua hình ảnh của đất

 1.2. Kĩ năng: Đọc và cảm thụ 1 tác phẩm vh ở địa phương.

 1.3. Thái độ: Yêu mến vh địa phương .

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Tình cảm chân thành và sâu sắc của tác giả đối với cố gắng sáng tạo của con người qua hình ảnh của đất.

3.CHUẨN BỊ:

 3.2.HS: Đọc trước nhiều lần bài thơ, trả lời các câu hỏi cuối bài.

 3.2.GV: Một số hình ảnh về những cây công nghiệp thế mạnh ở Tây Ninh .

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 4.2Kiểm tra miệng:

 ? Em hãy đọc 4 câu tục ngữ nói về kinh nghiệm thời tiết và nêu nội dung ý nghĩa của hai câu tục ngữ đó?(10đ)

 ? Hãy đọc 4 câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất và nêu nội dung ý nghĩa của hai câu tục ngữ đó?(10đ)

 4.3. Tiến trình bài học:

 Gv giới thiệu bài mới: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về văn học địa phương qua bài “Hương đất” của nhà báo Thu Hương .Qua bài này các em sẽ hiểu được ít nhiều cái gian nan của sản xuất và sự cảm nhận chân thành sâu sắc của tác giả đối với mảnh đất Tây Ninh

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 74: Hương đất (Văn thơ Tây Ninh) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 20- TIẾT: 74 HƯƠNG ĐẤT (văn thơ Tây Ninh) (Thu Hương) 1.MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: -Học sinh hiểu được và cảm thông cái gian nan của sản xuất – sản xuất ra mía ở vùng đất mới khai phá. - Học sinh thấy được và cảm nhận tình cảm chân thành và sâu sắc của tác giả đối với cố gắng sáng tạo của con người qua hình ảnh của đất 1.2. Kĩ năng: Đọc và cảm thụ 1 tác phẩm vh ở địa phương. 1.3. Thái độ: Yêu mến vh địa phương . 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Tình cảm chân thành và sâu sắc của tác giả đối với cố gắng sáng tạo của con người qua hình ảnh của đất. 3.CHUẨN BỊ: 3.2.HS: Đọc trước nhiều lần bài thơ, trả lời các câu hỏi cuối bài. 3.2.GV: Một số hình ảnh về những cây công nghiệp thế mạnh ở Tây Ninh . 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2Kiểm tra miệng: ? Em hãy đọc 4 câu tục ngữ nói về kinh nghiệm thời tiết và nêu nội dung ý nghĩa của hai câu tục ngữ đó?(10đ) ? Hãy đọc 4 câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất và nêu nội dung ý nghĩa của hai câu tục ngữ đó?(10đ) 4.3. Tiến trình bài học: Gv giới thiệu bài mới: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về văn học địa phương qua bài “Hương đất” của nhà báo Thu Hương .Qua bài này các em sẽ hiểu được ít nhiều cái gian nan của sản xuất và sự cảm nhận chân thành sâu sắc của tác giả đối với mảnh đất Tây Ninh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung bài thơ.(5’) - Mục tiêu: HS nắm được sơ lược một số thông tin về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ. -Giải thích một số từ ngữ khó ? Hãy cho biết một vài chi tiết về tác giả? ? Hãy cho biết tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của û mỗi đoạn? - 3 đoạn :4 dòng thơ đầu , 5 dòng tiếp theo, đoạn còn lại HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản(25’) - Mục tiêu: HS nắm được những tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với vùng đất mới Tân Châu. -Gọi HS đọc 4 dòng thơ đầu . ? Bốn dòng thơ đầu là câu hỏi chưa đặt ra cho ai? Tình cảm của người đó ra sao? -Gọi HS đọc 5 dòng tiếp theo ? Ở 5 dòng thơ tiếp theo câu hỏi đặt ra cho ai? Nói về tình cảm của ai đối với ai ,vịêc gì? ? Ba dòng thơ là của ai,hỏi về ai? Và hỏi về điều gì? ? Em hãy nhận xét về nghệ thuật vân dụng của tác giả? ? Từ câu 13 tác giả nói với ai ? Về ai ? Nói gì ? Tâm trạng của tác giả ở đây ra sao? * Câu hỏi thảo luận: ? Em hiểu câu thơ “ Nguời nặng tình nên đất mới nồng hương” Đất có hương thơm không mà tác giả gọi tên bài là “Hương đất”? HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn HS tổng kết văn bản(5’) - Mục tiêu: HS nắm được cơ bản những nét nổi bật về nội dung, nghệ thuật bài thơ. ? Em cảm nhận điều gì qua bài thơ này? - HS suy nghĩ trả lời cá nhân. GV nhận xét, củng cố . I. ĐỌC ,HIỂU CHÚ THÍCH 1.Đọc: 2 Chú thích: 3.Tác giả, tác phẩm: - Lê Thị Thu Hương bút danh là Thu Hương sinh năm 1957 quê ở Hòa Thành ,Tây Ninh hiện là phóng viên của tòa soạn báo Tây Ninh. - Bài thơ viết ra cùng một bài kí trong một chuyến tác giả đi thực tế về nông trường mía Nước Trong , huyện Tân Châu. 4. Bố cục: 3 đoạn II.TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Sự ngạc nhiên băn khoăn ray rức - Bốn câu thơ đầu nghe thân thương tha thiết +Chưa rõ ai hỏi ai + Sớm chiều rạo rực + Thao thức từng đêm à Yêu thương ,nhớ nhung ,trằn trọc, lo toan - Ba dòng thơ cuối của tác giả mở rộng ra tới chuyện đời ,cuộc sống. * Nghệ thuật : Câu hỏi tu từ .Thể hiện tâm trạng không yên ổn ,rạo rực,thao thức ,đắn đo ,băn khoăn của tác giả. 2.Hiểu,cảm thông,vui sướng,tin tưởng - Từ câu 13- câu cuối : Con người đã hòa vào đất mồ hôi và hơi ấm.Tình cảm nồng nàn của con người biết yêu đất bằng cả trái tim mình. III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung: Bài thơ nhằm cảm thông và ca ngợi mọi cố gắng sáng tạo có ý nghĩa quan trọng của con người ở nông trường Nước Trong 2. Nghệ thuật: Sử dụng có hiệu quả câu hỏi tu từ để tạo cảm xúc. 4.4. Tổng kết: ? Viết 1 đoạn văn 5 – 7 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ “Hương đất” ? Theo em “Hương đất” là gì? 4.5 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học của tiết học này: + Học thuộc lòng bài thơ +Nắm vững nội dung bài học - Đối với bài học của tiết tiếp theo: Soạn bài “Tục ngữ về con người và xã hội” + Đọc trước văn bản + Xem phần chú thích sgk/13 + Trả lời câu hỏi sgk/14 + Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có cùng chủ đề vừa học. 5. PHỤ LỤC: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 74 van tho tay ninh.doc