Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

 - Hs nắm được khái niệm tục ngữ

 - Hs thấy được giá trị về nội dung, đặc điểm về hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

 1.2.Kĩ năng:

 -HS đọc-hiểu, phân tích được các lớp nghĩa của các câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.

 - HS biết vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

 1.3.Thái độ:

 - Giáo dục ý thức sưu tầm, học hỏi ca dao, tục ngữ Việt Nam.

 - GDKNS: Giúp hs tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên và LĐSX.Và biết cách vận dụng những bài học đúng lúc, đúng chỗ.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Khái niệm tục ngữ

 - Giá trị nội dung , đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.HS: Đọc và trả lời câu hỏi Sgk.

 3.2.GV:Sách ca dao, tục ngữ.

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1 On định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số hs.

 4.2Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

 4.3. Tiến trình bài học:

 Ở chương trình ngữ văn 6 và ngữ văn 7 HKI, các em đã làm quen những thể lọai nào của VHDG?Hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm một thể loại nữa . Đó chính là tục ngữ. Ta sẽ tìm hiểu xem tục ngữ là gì mà nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận.”

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 20 -TIẾT PPCT:73 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - Hs nắm được khái niệm tục ngữ - Hs thấy được giá trị về nội dung, đặc điểm về hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 1.2.Kĩ năng: -HS đọc-hiểu, phân tích được các lớp nghĩa của các câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất. - HS biết vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. 1.3.Thái độ: - Giáo dục ý thức sưu tầm, học hỏi ca dao, tục ngữ Việt Nam. - GDKNS: Giúp hs tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên và LĐSX.Và biết cách vận dụng những bài học đúng lúc, đúng chỗ. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Khái niệm tục ngữ - Giá trị nội dung , đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 3.CHUẨN BỊ: 3.1.HS: Đọc và trả lời câu hỏi Sgk. 3.2.GV:Sách ca dao, tục ngữ. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số hs. 4.2Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 4.3. Tiến trình bài học: Ở chương trình ngữ văn 6 và ngữ văn 7 HKI, các em đã làm quen những thể lọai nào của VHDG?Hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm một thể loại nữa . Đó chính là tục ngữ. Ta sẽ tìm hiểu xem tục ngữ là gì mà nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận.” HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chung.(5’) - Mục tiêu: HS nắm được một số đặc điểm cơ bản của tục ngữ. - Giải thích một số từ ngữ khó . ? Tục ngữ là gì? + Tục:Thói quen có từ lâu đời được mọi người công nhận +Ngữ:Lờiø nói -Về hình thức: Đây là những câu nói ngắn gọn ,có kết cấu bền vững. -Về nội dung: Diễn đạt những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất ,con người và xã hội. -Về sử dụng: Sử dụng vào mọi hoạt động của đời sống để nhìn nhận , ứng xử và thực hành làm cho lời nói thêm hay , sinh động và sâu sắc hơn. HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.(25’) - Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa và giá trị của một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. (?) Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó? - Nhóm 1:Câu 1,2,3,4: Những câu tục ngữ về thiên nhiên ) - Nhóm 2:Câu 5,6,7,8=Những câu tục ngữ về lao động sản xuất) (?) Hãy nêu nội dung , ý nghĩa câu 1? (?)Hãy nêu nội dung,ý nghĩa và biện pháp nghệ thuật trong câu 2? - Giúp con người biết nhìn sao để dự đóan thời tiết. ?Nêu nội dung và giá trị của câu tục ngữ 3? ?Nêu ý nghĩa câu tục ngữ 4? - Ở nước ta ,mùa lũ xảy ra vào tháng bảy âm lịch nhưng có năm kéo dài sang cả tháng 8 âm lịch.Từ kinh nghiệm quan sát nhân dân ta tổng kết qui luật . - Hs đọc 4 câu tục ngữ còn lại. ? Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ 5 thể hiện? - Phê phán hiện tượng lãng phí đất. ? Nêu ý nghĩa và giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ 6 thể hiện? - Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. ? Hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ 7? - Giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của các yếu tố đó. ? Nêu nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ 8? * GV cho HS thảo luận câu hỏi số 4 SGK * GDKNS: ? Em hãy cho biết các trường hợp có thể ứng dụng kinh nghiệm của các câu tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX trong cuộc sống? -Một số trường hợp có thể ứng dụng:Nhìn sao mà đoán được thời tiết để sắp xếp công việc, Nắm được các khâu quan trọng trong sản xuất để thực hiện tốt việc trồng lúa HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS phần Tổng kết-Luyện tập(7’) - Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật của một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. ? Nêu tóm tắt nội dung, nghệ thuật của các câu tục ngữ vừa tìm hiểu? -GV chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm nào tìm được nhiều câu tục ngư nhiều nhất sẽ chiến thắng. I. ĐỌC –TÌM HIỂU CHUNG: 1.Đọc: 2 Chú thích:( sgk) 3.Tục ngữ: -Là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định , có nhịp điệu, hình ảnh ,thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống ,suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1.Những câu tục ngữ về thiên nhiên - Câu 1: Sử dụng các vế đối nhau , phóng đại nhằm phản ánh về thời gian + Tháng năm:Đêm ngắn, ngày dài +Tháng mười:Đêm dài, ngày ngắn - Câu 2:Sử dụng các vế đối nhau + Trời nhiều sao thì nắng +Trời ít sao thì mưa -Câu 3: +Khi trên trời xuất hịên có sắc vàng màu mỡ gà tức sắp có bão +Giá trị:Biết dự đoán bão ,có ý thức giữ gìn nhà cửa -Câu 4:Kiến bò nhiều vào tháng bảy là điềm sắp có lụt 2.Những câu tục ngữ về lao động sản xuất -Câu 5 :Đất được coi như vàng, quí như vàng * Sử dụng biện pháp so sánh để đề cao giá trị của đất -Câu 6:Thứ tự các ngành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao +Thứ nhất :Nuôi cá,thứ hai: Làm vườn, Thứ ba:Làm ruộng -Câu 7:Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố ( Nước , phân, lao động, giống lúa) -Câu 8: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đã được khai phá và chăm bón 3. Đặc điểm nghệ thuật -Ngắn gọn - Thường có vần - Các vế thường đối xúng nhau III.TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP 1.Tổng kết: -Nội dung:Thể hiện những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất. -Nghệ thuật:Diễn đạt ngắn gọn, cô đúc, kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết *Ghi nhớ /SGK. 2.Luyện tập: - Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng mưa,nắng,lũ lụt 4.4. Tổng kết: Câu 1:Thế nào là tục ngữ? -Là những câu nói ngắn, gọn Câu 2:Những câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào ? -Là những bài học quý giá của nhân dân ta 4.5 Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ; +Thuộc lòng 8 câu tục ngữ +Nắm các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong tục ngữ. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài: Tục ngữ về con người và xã hội +Đọc trước văn bản SGK/12 +Trả lời câu hỏi sgk/14 +Chú ý các câu hỏi 2,3 sgk/14 5. PHỤ LỤC: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 73 tuc ngu ve thien nhien.doc
Giáo án liên quan