Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 60: Làm thơ lục bát - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

 - HS hiểu được các đặc điểm cơ bản của thơ lục bát

 - HS có cơ hội tập làm thơ lục bát.

1.2.Kĩ năng:

 - HS nhận biết được thể thơ lục bát

 - HS phân tích và tập làm thơ lục bát.

1.3.Thái độ:

- Giáo dục tình yêu, lòng say mê,thích thú khi làm quen với thơ văn.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Tìm hiểu các đặc điểm của thơ lục bát.

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.GV: Một số đoạn thơ, bài thơ lục bát.

 3.2.HS: Sưu tầm một số bài thơ lục bát

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1 On định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS.

 4.2Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

4.3. Tiến trình bài học:

Gv giới thiệu bài mới: Nêu mục tiêu tiết học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 60: Làm thơ lục bát - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 15 - TIẾT PPCT:60 LÀM THƠ LỤC BÁT Ngày dạy: 21/11/2011 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HS hiểu được các đặc điểm cơ bản của thơ lục bát - HS có cơ hội tập làm thơ lục bát. 1.2.Kĩ năng: - HS nhận biết được thể thơ lục bát - HS phân tích và tập làm thơ lục bát. 1.3.Thái độ: - Giáo dục tình yêu, lòng say mê,thích thú khi làm quen với thơ văn. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Tìm hiểu các đặc điểm của thơ lục bát. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Một số đoạn thơ, bài thơ lục bát. 3.2.HS: Sưu tầm một số bài thơ lục bát 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS. 4.2Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 4.3. Tiến trình bài học: Gv giới thiệu bài mới: Nêu mục tiêu tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu luật thơ lục bát(10’) - Mục tiêu: HS nắm được những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát. - GV sử dụng bảng phụ, gọi HS đọc bài ca dao (?) Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát? (?) Kẻ lại sơ đồ sau vào vở và điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào các ô - GV hướng dẫn HS: Bằng: Dấu huyền, thanh ngang Trắc: Dấu sắc, hỏi, ngã, nặng => HS thảo luận nhóm nhỏ (?) Hãy nhận xét sự tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8 => HS trả lời cá nhân * Chú ý các tiếng ở vị trí 1, 5, 7không bắt buộc theo luật bằng trắc (-). Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng, tiếng thứ 4 thường là thanh trắc nhưng cũng có khi ngoại lệ tiếng thứ 2 là thanh trắc tiếng thứ 4 sẽ đổi thành thanh bằng (?) Qua ví dụ trên, em có nhận xét gì về thể thơ lục bát? HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập.(20’) - Mục tiêu: HS tập làm quen với thể thơ lục bát. Gọi HS đọc BT1. GV hướng dẫn HS làm. Gọi HS đọc BT2. GV hướng dẫn HS làm. Gọi HS đọc BT3. GVhướng dẫn HS làm. HS chia làm 2 đội, mỗi dãy 1 đội. Đội 1 xướng câu 1, đội kia làm câu bát và ngược lại. GV ghi điểm mỗi đội lên bảng. (?) Chứng minh “Rằm tháng giêng” bản dịch thơ bài “ Nguyên tiêu” của Bác là một bài thơ lục bát rất đúng luật. ( GV hướng dẫn HS chứng minh bằng cách nhắc về luật thơ lục bát) I. LUẬT THƠ LỤC BÁT 1. Gọi là lục bát vì có 1 câu 6 và một câu 8 2. Vẽ sơ đồ luật bằng trắc - Bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà B B B T B BV Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương B B B T T BV B BV Nhớ ai dãi nắng dầm sương T B T T B BV Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao T B T T B BV B B 3. Nhận xét sự tương quan thanh điệu tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8: Giống nhau VD: Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền * GHI NHỚ: SGK/156 II. LUYỆN TẬP: BT1: VBT Em ơi đi học đường xa Cố học cho giỏi như là mẹ mong. Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm mỗi lớp mới nên thân mình -Ngoài vườn ríu rít tiếng chim Muôn hoa khoe sắc, bướm tìm vườn hoa. BT2: VBT -Hai câu lục bát thứ nhất, tiếng thứ sáu câu bát lạc vần: Sửa: Vườn em cây quí đủ loài Có cam, có quýt, có xoài, có na. -Hai câu lục bát thứ 2, tiếng thứ 6 câu bát lạc vần: Sửa: Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu tiến nhanh hàng đầu. BT3: VBT * Bài tập bổ trợ: Chúng minh bản dịch thơ bài “Nguyên tiêu là một bài thơ lục bát rất đúng luật Rằm xuân lồng lộng trăng soi B B B T B BV Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân B B T T B B V B BV Giữa dòng bàn bạc việc quân T B B T T BV Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền B B T T B BV B B 4.4. Tổng kết: Câu 1:Hãy cho biết em dựa vào đâu để nhận biết thể thơ lục bát? -Số chữ, vần, thanh Câu 2: Đọc một số bài thơ lục bát mà em biết? 4.5 Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Nắm vững nội dung bài học ; +Học ghi nhớ sgk/156 +Về nhà tập sáng tác thêm những bài thơ lục bát khoảng 4, 6, 8 câu về đề tài bè bạn -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị “Ôn tập văn biểu cảm” + Trả lời các câu hỏi SGK. + Oân lại các KTCB về văn biểu cảm, bố cục, các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểm cảm. 5. PHỤ LỤC: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 59 lam tho luc bat.doc