Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 49: Từ trái nghĩa - Năm học 2012-2013 - Võ Thị Hồng Uyên

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa. ( PP phân tích)

- Nhắc lại định nghĩa từ trái nghĩa đã học ở tiểu học?

* GV trình chiếu 2 bản dịch thơ.

* HS đọc 2 bản dịch thơ” Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Tương Như và bản dịch thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê” của Trần Trọng San.

- Hãy tìm những cặp từ trái nghĩa trong 2 bài thơ trên?

+ Bài “CNTĐTT”: có cặp từ trái nghĩa: ngẩng>

+ Bài “ NNVNBVQ”: có cặp từ trái nghĩa: trẻ>< già, đi>< trở lại.

- Xét cặp từ “ ngẩng – cúi”.Về ý nghĩa biểu thị, cặp từ trên có gì giống và khác?

+ Giống: hành động của đầu -> G: ta gọi nét giống nhau là cơ sở chung của cặp từ

+ Khác: theo hai hướng ngược nhau: lên - xuống.

- Tìm cơ sở chung của hai cặp từ còn lại?

 Trẻ - già : về tuổi tác

 Đi - trở lại : về sự tự di chuyển rời khỏi hay quay trở lại nơi xuất phát –

G lưu ý: Từ vd trên, các em cần lưu ý khi xác định cặp từ trái nghĩa bao giờ chúng ta cũng dựa trên cơ sở chung của cặp từ đó( từ loại, nghĩa)

- Tìm thêm vài ví dụ về cặp từ trái nghĩa? Từ trái nghĩa thường thuộc từ loại nào?

 Tính từ và động từ. Danh từ cũng có nhưng ít.

- Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong các trường hợp: cau già, rau già. Nêu cơ sở chung của cặp từ này?

 Cau già – cau non, rau già – rau non 2 cặp trái nghĩa về tính chất

. Từ “ già” có cả nét nghĩa về tính chất và tuổi tác. Vậy, đó là hiện tượng gì trong Tiếng Việt các em đã học?

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 49: Từ trái nghĩa - Năm học 2012-2013 - Võ Thị Hồng Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết : 39 B. TỪ TRÁI NGHĨA I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm: 1.Kiến thức: Giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa. 2.Kỹ năng: Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh 3.Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng cặp từ trái nghĩa trong khi nói hoặc viết. 4.KNS: ra quyết định , giao tiếp II. Các bước lên lớp: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bản phiên âm + dịch thơ bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Nêu vài nét về tác giả + giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ. Bài mới: Giới thiệu : Tiết học TV trước, các em đã được học về từ đồng nghĩa. Tiết học này cô sẽ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức từ trái nghĩa mà các em được học ở tiểu học. Tiến trình tổ chức các họat động Phần ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa. ( PP phân tích) - Nhắc lại định nghĩa từ trái nghĩa đã học ở tiểu học? * GV trình chiếu 2 bản dịch thơ. * HS đọc 2 bản dịch thơ” Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Tương Như và bản dịch thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê” của Trần Trọng San. - Hãy tìm những cặp từ trái nghĩa trong 2 bài thơ trên? + Bài “CNTĐTT”: có cặp từ trái nghĩa: ngẩng><cúi. + Bài “ NNVNBVQ”: có cặp từ trái nghĩa: trẻ>< trở lại. - Xét cặp từ “ ngẩng – cúi”.Về ý nghĩa biểu thị, cặp từ trên có gì giống và khác? + Giống: hành động của đầu -> G: ta gọi nét giống nhau là cơ sở chung của cặp từ + Khác: theo hai hướng ngược nhau: lên - xuống. - Tìm cơ sở chung của hai cặp từ còn lại? Trẻ - già : về tuổi tác Đi - trở lại : về sự tự di chuyển rời khỏi hay quay trở lại nơi xuất phát – G lưu ý: Từ vd trên, các em cần lưu ý khi xác định cặp từ trái nghĩa bao giờ chúng ta cũng dựa trên cơ sở chung của cặp từ đó( từ loại, nghĩa) - Tìm thêm vài ví dụ về cặp từ trái nghĩa? Từ trái nghĩa thường thuộc từ loại nào? Tính từ và động từ. Danh từ cũng có nhưng ít. - Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong các trường hợp: cau già, rau già. Nêu cơ sở chung của cặp từ này? Cau già – cau non, rau già – rau nonà 2 cặp trái nghĩa về tính chất . Từ “ già” có cả nét nghĩa về tính chất và tuổi tác. Vậy, đó là hiện tượng gì trong Tiếng Việt các em đã học? Hiện tượng từ nhiều nghĩa. - Nhận xét về khả năng tham gia của từ nhiều nghĩa trong cặp từ trái nghĩa? Từ nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau do dựa trên những cơ sở chung khác nhau. - Tóm lại, em hiểu gì về từ trái nghĩa ? - HS đọc ghi nhớ 1 Sgk/ 128. BT nhanh: tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm trong mỗi trường hợp sau: chín : quả chín, cơm chín ; lành : áo lành, bát lành Chuyển ý: làm thế nào phát huy tác dụng của từ trái nghĩa trong cách diễn đạt, ta sang phần 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng từ trái nghĩa.( PP động não) -G chiếu câu hỏi thảo luận ( Hình thức:mỗi tổ /nhóm- tg 3’)à các nhóm lên nhận bảng thảo luận Câu 1:Việc sử dụng từ trái nghĩa trog bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư”có tác dụng gì? ( Nhóm 1,3) Câu 2:Việc sử dụng từ trái nghĩa trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” có tác dụng gì? ( Nhóm 2,4) àCác nhóm làm xong lên dán trên bảngà G và H nx, sửaà Cộng điểm cho nhóm làm tốtà Yêu cầu các nhóm lấy bài vềà ghi bảng ?. Tìm một số thành ngữ có cặp từ trái nghĩa? -Chiếu các thàh ngữ đã cho sẵn. ? xác định từ trái nghĩa trong những câu thành ngữ trên? ?Nhận xét tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ trên? ?Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì trong cách diễn đạt? ( HS đọc ghi nhớ 2/128) Liên hệ:giúp sử dụng từ chính xác hơn, tạo phép đối giúp lời ăn tiếng nói sinh động hơn hoặc có thể lợi dụng từ trái nghĩa để chơi chữ. Ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn qua bài chơi chữ. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.( pp thực hành) - HS đọc BT1 à yêu cầuà Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ: H đứng tại chỗ làm BT2/129: Tìm các từ trái nghĩa với các từ in đậm trong các cụm từ sau đây: àGọi 1 h lên bảng làmà h dưới lớp làm nộp 3 bài nhanh nhất, G chấm điểm - Tươi: cá tươi – cá ươn, hoa tươi – hoa héo. - Yếu: ăn yếu – ăn khoẻ, học lực yếu - học lực giỏi. -Xấu: chữ xấu- chữ đẹp; đất xấu- đất tốt Bài tập 3 à H đọc và nêu yêu cầu: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau: G:BT 3 cô sẽ biến tấu thành trò chơi ô chữ Có 11 ô chữ. Để lật mở được các ô chữ này, các em phải điền từ trái nghĩa còn thiếu vào những câu thành ngữ. ở mỗi từ hàng ngang đều chứa ô màu xanh, đó là chìa khóa để mở ra 1 câu tục ngữ có chứa cặp từ trái nghĩa. à Gợi ý:Đây là câu tục ngữ nói về việc ứng xử với người lớn và nhỏ hơn mình. Phần thưởng: -Nếu có câu trả lời trước ô hàng ngang số 7 sẽ được điểm 10 -Nếu có câu trả lời trước ô hàng ngang số 8 sẽ được điểm 9 -Nếu có câu trả lời trước ô hàng ngang số 9 sẽ được điểm 8 -Trường hợp còn lại phần thưởng của bạn là 1 tràng pháo tay. I. Bài học: 1. Thế nào là từ trái nghĩa: a.Ví dụ 1: - Ngẩng><cúi. - Trẻ>< già. - Đi>< trở lại. à nghĩa trái ngược nhau *Lưu ý:Khi xét cặp từ trái nghĩa phải dựa trên cơ sở chung( từ loại, nghĩa) b.Ví dụ 2: -( rau )già >< (rau) non -( người) già >< (người) trẻ à già ( từ nhiều nghĩa)có thể thuộc nhiều nhóm từ trái nghĩa c. Ghi nhớ1: học Sgk/128. 2. Sử dụng từ trái nghĩa: a. Ví dụ: -Trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ”àtạo phép đối -Thành ngữ “ Lên thác xuống ghềnh”à tạo hình tượng tương phản , gây ấn tượng mạnh b.Ghi nhớ 2: SGK/128 II.Luyện tập: A.Ở lớp: BT 1/ 129: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ: - Lành – rách. - Giàu – nghèo. - Ngắn – dài. - Đêm - ngày. - Sáng - tối. BT2/129: Từ trái nghĩa với các từ in đậm : BT3 /129: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau: B. Về nhà: 4. Củng cố: Nhìn hình đoán từ trái nghĩa; hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy 5. Dặn dò: . Bài cũ: - Thế nào là từ trái nghĩa? - Cách sử dụng từ trái nghĩa? ( ghi nhớ 1,2/128)- Vd từ TN? - Làm BT 4/129 - Tìm một số bài ca dao, bài thơ đã học có sử dụngcặp từ trái nghĩa. . Soạn bài mới: Chuẩn bị ở nhà lập dàn ý và phát biểu trước lớp đề 1, 2. + Thể loại: Văn biểu cảm. + Chú ý yếu tố tự sự, miêu tả. + Vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm. + Phương tiện biểu cảm trong bài nói như: so sánh, điệp ngữ, từ cảm thán 6.Rút kinh nghiệm:. .. SƠ ĐỒ TƯ DUY

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7.doc