Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 42: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ

Chiếu slide 1,2 – HS trả lời các câu hỏi theo nhóm đã phân công?

GV: Cuộc đời Đỗ Phủ gặp nhiều bất hạnh, long đong, khốn khổ; công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói, cơm không đủ ăn, ốm đau không thuốc thang, chết vì nghèo, bệnh tật trên một chiếc thuyền rách nát nơi đất khách quê người.

- Ông là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thường dân, lo đời.

? Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào, được đánh giá ntn

? Tại sao lại gọi là bài ca. mà không gọi là bài thơ.(BT là tiếng lòng cao đẹp của tác giả)

GV: Bài thơ được sáng tác dựa trên sự việc có thật trong cuộc sống đầy khó khăn của gia đình Đỗ Phủ ở Thành đô- Tứ Xuyên

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 42: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 42 (PPCT) Ngày giảng: Đọc thêm: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ Đỗ Phủ I/ Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức : - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ. - Cảm nhận được giả trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm - Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ. 2.Kĩ năng: *KN bài dạy: - Đọc diễn cảm, cảm thụ thơ, phân tích. *KN sống: Giao tiếp, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự nhận thức 3.Thái độ: -Tình yêu thương con người, biết cảm thông, chia sẻ với những khó khăn trong cuộc sống. II/ Chuẩn bị - SGK, SGV Ngữ văn 7. - Tư liệu ngữ văn 7, bảng phụ. III/ Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, thảo luân nhóm. - Kỹ thuật: Động não, trình bày một phút, khăn trải bàn. IV/ Tiến trình bài dạy 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Từ hình ảnh clip để vào bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Chiếu slide 1,2 – HS trả lời các câu hỏi theo nhóm đã phân công? GV: Cuộc đời Đỗ Phủ gặp nhiều bất hạnh, long đong, khốn khổ; công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói, cơm không đủ ăn, ốm đau không thuốc thang, chết vì nghèo, bệnh tật trên một chiếc thuyền rách nát nơi đất khách quê người. - Ông là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thường dân, lo đời... ? Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào, được đánh giá ntn ? Tại sao lại gọi là bài ca... mà không gọi là bài thơ...(BT là tiếng lòng cao đẹp của tác giả) GV: Bài thơ được sáng tác dựa trên sự việc có thật trong cuộc sống đầy khó khăn của gia đình Đỗ Phủ ở Thành đô- Tứ Xuyên - HS nêu cách đọc: to, rõ ràng, diễn cảm. Gọi HS đọc văn bản Chiếu slide 3 GV- Thể thơ này ra đời trước đời Đường vần, nhịp, câu, chữ đều khá tự do, phóng khoáng. Chiếu slide ? Xác định bố cục bài thơ Chiếu slide GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm Nhóm 1 - Cảnh nhà tranh bị gió thu phá được thể hiện qua những chi tiết nào? - Em hiểu gì về gia cảnh nhà thơ qua khổ thơ thứ nhất? Nhóm 2 - Cảnh cướp giật mái tranh khi nhà bị gió thu phá được thể hiện qua những từ ngữ nào? - Tâm trạng của nhà thơ trước cảnh tượng ấy? Nhóm 3 - Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh đêm trong nhà bị tốc mái? - Qua đó, tác giả thể hiện tâm trạng gì? Gv hỏi thêm? Kể chuyện nhà mình, nhưng Đỗ Phủ đã phơi bày hiện thực gì của xã hội Nhóm 4 -Nhà thơ ước điều gì? Phương thức biểu đạt và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ 4? - Em cảm nhận gì về tình cảm cao đẹp của nhà thơ qua cách diễn đạt đó? G. Có thể nói 5 câu thơ cuối bài thơ thấm đấm tình người, sáng ngời tinh thần nhân đạo, giá trị nhân văn sâu sắc, nhà thơ đã vượt lên trên nỗi bất hạnh cá nhân để thể hiện một khát vọng cao cả: ước có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. ? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn Đỗ Phủ. G - 13 TK đã trôi qua "bài ca nhà tranh bị gió thu phá, của Đỗ Phủ vẫn để lại cho chúng ta những rung động và ám ảnh. ám ảnh về những đau khổ và cay đắng của nhà thơ lối lạc đời Đường phải nếm trải. Rung động về một ước vọng tuyệt đẹp nhưng chẳng bao giờ có được một trong xã hội loạn lạc, bất công và thối nát lúc bấy giờ. - Nhà thơ hiện thực nổi tiếng đời Đường: " Ông thánh làm thơ" - Cùng với Lý Bạch , Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ là nhà thơ lớn nhất đời Đường. - Ông để lại cho đời 1500 bài thơ sáng ngời tình nhân ái. à Thi thánh - Được xếp vào trong số 100 bài thơ hay nhất của tác giả. - Được viết vào những năm cuối của cuộc đời ông. 2.HS đọc văn bản - Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc. - 3 khổ đầu: + Nỗi khổ của TG trong cơn hoạn nạn - Khổ 4 : + Ước vọng của TG - Hs thảo luận theo nhóm bàn, viết ra giấy toki, dán bảng sau đó trình bày I/ Tìm hiểu chung 1, Tác giả (SGK) 2, Tác phẩm(SGK) II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc – chú thích 2. Kết cấu, bố cục a, Thể thơ: cổ thể b, Bố cục: 2 phần 3. Phân tích 3.1, Nỗi khổ của nhà thơ - Nghệ thuật: kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, phép liệt kê, phóng đại -> nỗi khổ dồn dập đến với nhà thơ => lo lắng về cảnh nhà, cảnh đời, lên án xã hội loạn lạc, đảo điên. 3.2, Ước mơ của nhà thơ (Khổ 4) - Biểu cảm trực tiếp, phóng đại -> Tấm lòng nhân ái cao đẹp, thương dân lo đời. ? Nêu những nét thành công về nội dung và nghệ thuật bài thơ? - Liên hệ thực tế cảnh bão lụt ở miền trung nước ta? - Câu thơ nào trong bài làm em xúc động nhất, vì sao? - Giá trị hiện thực và nhân đạo 4/ Tổng kết 4.1 Nội dung 4.2 Nghệ thuật 4.3 Ghi nhớ 4. Củng cố: HS miêu tả bức tranh SGK + đọc thêm 5. Hướng dẫn về nhà: V/ Rút kinh nghiệm : - Thời gian giảng toàn bài, từng phần và từng hoạt động: ........................... - Nội dung kiến thức: ............................................................................ - Phương pháp giảng dạy: ......................................................................

File đính kèm:

  • docvan 7tiet 42Bai ca nha tranh3cot.doc