Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 21: Côn sơn ca (Nguyễn Trãi) - Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 1.1.Kiến thức:

 - Nhận biết được những chi tiết chính về tác giả Nguyễn Trãi.Sơ bộ về thể thơ lục bát.

 - Hiểu và cảm nhận được sự hòa nhập nên thơ thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong bài “Bài ca Côn Sơn” và cảm nhận được hồn thơ thắm thiết của Trần Nhân Tông trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”; tâm cao đẹp của vị vua tài đức.

 1.2.Kĩ năng:

 - Đọc và ngắt nhịp thơ lục bát(ở bài 1) và nhớ kĩ hơn về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt(ở bài 2).

 -Nhận biết một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ “Thiên Trường vn vọng”

 -Thấy được sự lựa chọn tinh tế về ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình qu hương.

 - Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang Tiếng Việt theo thể thơ lục bát.

 1.3.Thái độ:

 -Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, biết quý trọng, tự hào vì đất nước có các tên tuổi tài đức như vậy.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 21: Côn sơn ca (Nguyễn Trãi) - Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:6- TIẾT PPCT:21 CÔN SƠN CA (Đọc thêm )Nguyễn Trãi Ngày dạy:18/9/2011 BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA (Tự học có hứơng dẫn) (Trần Nhân Tông ) 1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1.1.Kiến thức: - Nhận biết được những chi tiết chính về tác giả Nguyễn Trãi.Sơ bộ về thể thơ lục bát. - Hiểu và cảm nhận được sự hòa nhập nên thơ thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong bài “Bài ca Côn Sơn” và cảm nhận được hồn thơ thắm thiết của Trần Nhân Tông trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”; tâm cao đẹp của vị vua tài đức. 1.2.Kĩ năng: - Đọc và ngắt nhịp thơ lục bát(ở bài 1) và nhớ kĩ hơn về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt(ở bài 2). -Nhận biết một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” -Thấy được sự lựa chọn tinh tế về ngơn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương. - Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang Tiếng Việt theo thể thơ lục bát. 1.3.Thái độ: -Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, biết quý trọng, tự hào vì đất nước có các tên tuổi tài đức như vậy. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: -Sự hòa nhập nên thơ thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong bài “Bài ca Côn Sơn” và cảm nhận được hồn thơ thắm thiết của Trần Nhân Tông trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”; tâm hồn cao đẹp của vị vua tài đức. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Chân dung Nguyễn Trãi. 3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số hs. 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1:Đọc lại bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” và cho biết nội dung chính (10 đ)(Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ cua đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược) Câu 2: Qua việc chuẩn bị bài mới ở nhà, em hãy cho biết một số thông tin cơ bản về thể thơ, hoàn cảnh ra đời của 2 bài thơ sắp học?(10 đ) Hs trả lời dựa vào sự chuẩn bị ở nhà(sgk/76, 79). Gv nhận xét, ghi điểm. 4.3. Tiến trình bài học: * Gv giới thiệu bài mới:Nguyễn Trãi là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta, ông là người có tài cao, đức trọng.Do bất mãn triều đình, ông lui về ở ẩn ở Côn Sơn.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Côn Sơn ca” để hiểu rõ hơn về ông.Và cô sẽ hướng dẫn các em tự học bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” của vua Trần Nhân Tông. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Đọc, hiểu văn bản 1. -GV hướng dẫn HS đọc và xem phần chú thích trong sgk. (?)Dựa vào phần chú thích ,hãy cho biết tác giả tác phẩm và thể thơ của bài thơ? -Hs trả lời theo các thông tin nêu trong phần chú thích / 76. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu văn bản A (?)Từ “Ta”có mặt trong bài thơ mấy lần và Ta”là ai? -Ta là nhà thơ Nguyễn Trãi (?) Nhân vật “Ta” đã làm gì ở Côn Sơn? - Ngắm cảnh , ngâm thơ. (?) Qua những điều đã tìm hiểu đó hình ảnh đặc biệt là tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào? - Hs suy nghĩ, trả lời. (?) Qua đoạn trích này ,cảnh trí Côn Sơn đã hiện lên trong hồn thơ của Nguyễn Trãi ntn? *GD môi trường: (?)Theo em Côn Sơn có môi trường như thế nào? Nếu có sự tác động của con người vào môi trường thì cảnh Côn Sơn sẽ ra sao? -Trong lành, an toàn.Nếu con người tác động, cải tạo thì chắc chắn môi trường sẽ biến đổi, không còn trong lành như vốn có.Vì thế cần bảo vệ rừng, núi (?)Đọc diễn cảm bài thơ và cho biết giọng điệu chung của đoạn thơ là gì? - Hs suy nghĩ, trả lời. (?)Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS phần luyện tập - GV cho HS thảo luận. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến HOẠT ĐỘNG 4: Đọc, hiểu văn bản 2. -GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu phần chú thích (?) Hãy cho biết một vài chi tiết về tác giả? (?)Về thể thơ, bài thơ này giốùng bài thơ nào đã học .Đó là thể thơ gì, số câu ,số chữ ,cách hiệp vần ? HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu văn bản 2. (?)Cụm từ “Nửa như co,ù nửa như không” có nghĩa là gì ?Hãy hình dung cảnh được gợi lên ở đầu câu thơ? (Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác ,phân tích hai câu đầu với yêu cầu nhận thức về thời điểm (Lúc chiều về ,sắp tối) (?)Phân tích hai câu thơ cuối để thấy được việc lựa chọn 2 hình ảnh cụ thể .Đó là hai hình ảnh gì? - Hs phát hiện trong bài thơ, trả lời. (?)Qua các nội dung được miêu tả trong bài ,em có cảm nhận gì về cảnh tượng phủ Thiên Trường và tâm trạng của tác giả trước cảnh đó ? *GV cho HS thảo luận (?)GV hệ thống cho HS đọc ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn HS luyện tập (?)Sau khi hiểu được giá tri bài thơ ,em có thêm suy nghĩ gì khi thấy rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê .Từ đó ,em có thể nói gì về thời nhà Trần (Dành cho HS giỏi) A.CÔN SƠN CA I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN 1.Đọc : 2.Chú thích: 3.Tác giả tác phẩm :Nguyễn Trãi (1380-1442) -Thể thơ:Lục bát -Không gia hạn số câu ,cứ một câu 6tiếng và một câu 8 tiếng. -Hiệp vần:Tiếng 6 câu lục hiệp với tiếng 6 câu bát II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1.Cảnh sống và tâm hồn của Nguyễn Trãi -Ta: Thi sĩ Nguyễn Trãi + Nghe tiếng suối như tiếng đàn + Ta nằm bóng mát + Ta ngâm thơ nhàn * Nguyễn Trãi sống trong những phút giây thảnh thơi thả tâm hồn vào cảnh trí Côn Sơn 2.Cảnh trí Côn Sơn -Thiên nhiên khoáng đạt ,,thanh tĩnh ,taọ khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị 3.Nghệ thuật chung bài thơ -Đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng ,thảnh thơi ,êm tai -Các điệp từ “Côn Sơn”, “Ta” góp phần tạo nên giọng điệu đó * GHI NHỚ: SGK/81 III.LUYỆN TẬP -So sánh: +Giống nhau :Đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ có khả năng hòa nhập với thiên nhiên +Khác nhau : Một bên là tiếng đàn cầm Một bên là tiếng hát B.BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA(THCHD) I.ĐỌC TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN: 1.Đọc 2. Chú thích :Xem SGK 3.Tác giả tác phẩm:Trần Nhân Tông(1258-1308) là một ông vua yêu nước ,nhà văn hóa ,nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. -Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt + 4 câu: Mỗi câu 7 chữ + Hiệp vần :Vân cuối câu 1 hiệp vần cuối câu 2 và câu 3 II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1.Cảnh tượng ở phủ Thiên Trường a.Hai câu thơ đầu : - Thời gian:Chiều về ,sắp tối -Nơi chốn:Xóm trước ,thôn sau:Chìm dần vào sương khói * Nửa như có ,nửa như không :Giao thời giữa ban ngày và ban đêm b.Hai câu cuối: -Âm thanh:Tiếng sáo mục đồng - Màu sắc:Cò trắng *Cảnh đồng quê lúc chiều về trong “tiếng sáo” trẻ dắt trâu về nhà 2.Bức tranh quê ở phủ Thiên Trường và tâm trạng của tác giả -Đây là cảnh chiều ở thôn quê được phát họa đơn sơ nhưng đậm đà sắc quê ,hồn quê -Tâm hồn của tác giả:Là một vị vua có địa vị tối cao nhưng tâm hồn thì gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình * GHI NHỚ : SGK/77 III. LUYỆN TẬP -Thảo luận câu 5 +Gợi ý :Trong thực tế ,không ít người nghĩ rằng vua ở nơi lầu son thì không có tình cảm gắn bó với quê hương .Qua đó ta thấy một ông vua có tâm hồn cao đẹp ,đúng như sử sách đã từng ca ngợi 4.4. Tổng kết: Câu 1: Nêu cảm nhận của em về tâm hồn thơ của Nguyễn Trãi? -Thanh cao, yêu thiên nhiên Câu 2:Em có cảm nhận gì về vua Trần Nhân Tông? -Là vị vua tốt, có tài năng 4.5.Hướng dẫn học tâp: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học thuộc lòng hai bài thơ +Học ghi nhớ sgk/81.Nắm được nội dung bài học. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài “Sau phút chia ly, Bánh trôi nước” +Đọc trước văn bản. +Trả lời câu hỏi sgk/92,93 +Tìm hiểu nghĩa của bài “Bánh trôi nước” 5. PHỤ LỤC: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tiet 21 buoi chieu con son ca.doc
Giáo án liên quan