Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II

1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Tác giả: Nhân dân lao động .

- Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Về hình thức, tục ngữ rất ngắn gọn, súc tích đủ ý có hình ảnh. Về nội dung, tục ngữ có nghĩa đen và có thể có nghĩa bóng. Cách nói ví von, đầy hình tượng

- Sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Hiện nay, do cuộc sống có nhiều thay đổi nên một số câu tục ngữ có phần không còn phù hợp.

- Cùng là cách nói hình ảnh, ý cố định và phạm vi sử dụng rộng nhưng tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, còn thành ngữ chỉ là một cụm từ.

- Cùng là văn học dân gian, nhưng tục ngữ là những câu nói duy lí, đúc kết kinh nghiệm, còn ca dao là lời thơ trữ tình, diễn tả nội tâm.

Nghệ thuật: - Sử dụng diễn đạt ngắn gọn, cô đúc

- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.

- Tạo vần nhịp điệu cho câu văn dễ nhớ vận dụng

*Nội dung:

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là túi khôn của nhân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác về không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.

2.Tục ngữ về con người và xã hội.

Tác giả: Nhân dân lao động .

*Nghệ thuật:

- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.

- Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,.

- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

*Nội dung:

-Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có

Ý nghĩa của văn bản: Không ít câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động phải biết ơn người tạo ra thành quả đó. - Thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. * Lý giải: Vì thành quả vật chất và tinh thần chúng ta được hưởng ngày nay là do công sức, mồ hôi, thậm chí bằng sự hy sinh của biết bao thế hệ đi trước tạo nên. Biết ơn những người đi trước là lẽ sống đúng đắn, cao đẹp, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội. * Thái độ của người uống nước đối với nguồn: - Thái độ trân trọng biết ơn. - Ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần bảo vệ những thành quả đã đạt được. - Phấn đấu học tập, lao động tạo ra thành quả cho các thế hệ kế tiếp. - Phê phán những biểu hiện trái với đạo lí dân tộc: thái độ bạc bẽo, vô ơn, phủ nhận, quên quá khứ... c. Kết bài: - Khẳng định lại lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc. - Phải trau dồi thái độ biết ơn đối với những người làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Đề 3: dân gian ta có câu ”Lời nói gói vàng” đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. + MB: - Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn. - Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như “ Lời nói gói vàng”, “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” +TB: 1. Nghĩa đen - Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp. - Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người. Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người. 2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy? - Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người. - Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian. - Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc. Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục. - Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa. Người ta thường nói: “ Đất xấu trồng cây khẳng khiu Những người thô tục nói điều phàm phu Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.” - Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” 3. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói? - Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; “ Lời nói chẳng mất tiền mua” - Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. - Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy “ Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần” quả không sai. Đề 4: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. b. Thân bài: 1/Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. 2/Tại sao phải Học, học nữa, học mãi. - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. 3/ Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống... - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc.... - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi... 4/ Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...) c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. - “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình. IV. Văn bản hành chính: a. Khái niệm: - Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan có thẩm quyền hạn để giải quyết - Ví dụ: đơn từ, báo cáo, đề nghị, thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm, bản tường trình... b. Đặc điểm của các văn bản hành chính: - Thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu): + Quốc hiệu và tiêu ngữ + Địa điểm và ngày tháng làm văn bản + Họ tên chức vụ người nhận hay cơ quan nhận văn bản. + Họ tên chức vụ người gửi hoặc tên cơ quan, tập thể gửi văn bản. + Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo. + Chữ kí và họ tên người gửi văn bản. - Ngôn ngữ rõ ràng, giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa, viết theo phong cách văn bản hành chính, không dùng từ biểu cảm, biện pháp tu từ và câu có cấu trúc phức tạp. -Có ba loại văn bản hành chính: + Thông báo: Dùng khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó (thường là quan trọng xuống câp thấp hơn) hoặc muốn cho nhiều người biết Nhằm phổ biến một nội dung, được trình bày theo một mẫu có sẵn + Đề nghị: Dùng khi cần đề đạtmột nguyện vọng nào đó chính đáng của nhân dân hay tập thể đối với cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến; được trình bay theo mẫu có sẵn + Báo cáo: Dung khi cần phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn Nhằm tổng kết, nêu những gì đã đạt được cho cấp trên biết. Một số đề tham khảo: Trường THCS Duy Tân ----------o0o--------- ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2014 - 2015 Môn Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ BÀI Câu 1 (4 điểm) Đọc nội dung sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới. "Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.'' (Ngữ văn 7, tập 2) a. Phần trích trên trích trong văn bản nào? Của ai? b. Ghi lại các từ ngữ biểu thị phép liệt kê và nêu tác dụng ? c. Được học văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", em hãy nêu bật những nét giản dị ở Bác mà em thấy được trong văn bản, nêu cảm nghĩ của em về những nét giản dị đó ở Người. Câu 2(1 điểm) Hãy ghi lại một đoạn thơ viết về Bác Hồ mà em biết. Câu 3 ( 5điểm ): Em hãy giải thích câu tục ngữ : " Uống nước nhớ nguồn". -------------Hết-------------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1 a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn Đồng (1đ) b. Phép liệt kê trong đoạn: vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.(0,5đ) Tác dụng của phép liệt kê: Nhấn mạnh, làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp ở Bác Hồ: Cả đời, Bác luôn sống quên mình vì sự nghiệp; tâm hồn vừa giản dị, thanh cao...(0,5đ0 c. Những nét giản dị ở Bác: giản dị trong đời sống (bữa cơm, đồ dùng nơi ở, nơi làm việc) trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết..(1 đ) Hs nêu cảm nghĩ (1đ) Câu 2 Học sinh ghi lại chính xác đoạn thơ bất kỳ viết về Bác ( 1đ) Câu 3 a. Mở bài: - Giới thiệu về ý nghĩa của tục ngữ. - Câu tục ngữ là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với người đã tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân mỗi chúng ta được hưởng thụ. b. Thân bài: * Giải thích câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Uống nước phải nhớ đến nguồn, nơi khởi đầu của dòng nước. - Nghĩa bóng: Người hưởng thành quả lao động phải biết ơn người tạo ra thành quả đó. - Thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. * Lý giải: Vì thành quả vật chất và tinh thần chúng ta được hưởng ngày nay là do công sức, mồ hôi, thậm chí bằng sự hy sinh của biết bao thế hệ đi trước tạo nên. Biết ơn những người đi trước là lẽ sống đúng đắn, cao đẹp, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội. * Thái độ của người uống nước đối với nguồn: - Thái độ trân trọng biết ơn. - Ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần bảo vệ những thành quả đã đạt được. - Phấn đấu học tập, lao động tạo ra thành quả cho các thế hệ kế tiếp. - Phê phán những biểu hiện trái với đạo lí dân tộc: thái độ bạc bẽo, vô ơn, phủ nhận, quên quá khứ... c. Kết bài: - Khẳng định lại lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc. - Phải trau dồi thái độ biết ơn đối với những người làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. * Biểu điểm: - Bài đạt điểm 5 khi đảm bảo các ý cần thiết, văn viết mạch lạc, giọng nghị luận sắc và cá tính. - Bài đạt 3 - 4 điểm khi cơ bản đạt các yêu câu trên, còn những hạn chế nhỏ trong hành văn. - Đạt 2 điểm khi còn thiếu ý, lời lẽ nghị luận vụng về, viết còn sơ sài.. - Đạt 0 - 1 điểm khi lạc đề, hoặc không giải quyết được yêu cầu đề bài.

File đính kèm:

  • docON TAP HOC KI II VAN 7.doc