Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 21, 22: Thạch Sanh

Tiết 1.

HĐ1: Tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích.

GV cho hs đọc chú thích * trang 35, nêu định nghĩa về truyện cổ tích.

- HĐ2: Hướng dẫn Hs đọc văn bản và tìm hiểu các chú thích.

 + Đọc giọng gợi không khí cổ tích, chậm rãi sâu lắng, phân biệt các giọng kể và giọng n/v, nhất là giọng Lý Thông.

 + Gv: Cho Hs đọc theo cách chia đoạn (4đoạn)

-> Nhận xét, góp ý cách đọc.

 + Tìm hiểu chú thích: Chú ý nhiều các từ: Thái tử, thiên thần, chằn tinh, trăn, đại bàng, vua, thủy tề, nước chư hầu.

- HĐ3: Tìm hiểu văn bản.

 GV tổ chức cho Hs HĐ nhóm trả lời các câu hỏi tìm hiểu ở các phần.

+ Tìm chi tiết nói về nguồn gốc xuất thân và cuộc sống của TS? + Sự ra đời của Ts có gì khác thường.

+ Nhận xét nguồn gốc xuất thân và cuộc sống của Ts? So sánh với các n/v khác (Sọ Dừa, TG.)

 + Khi lớn lên, điều gì đã xảy ra với Ts?

 + Những chi tiết về sự ra đời, lớn lên của Ts có ý nghĩa gì?

GV chia nhóm cho hs thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung chốt ý.

Tiết 2.

 HS HĐ nhóm trả lời câu hỏi phần 2:

+ Trước khi được kết hôn với công chúa, Ts đã phải trải qua những thử thách Ntn?

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 21, 22: Thạch Sanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06. Tiết: 21 + 22 thạch sanh NS: 3.10 (truyện cổ tích) ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs - Hiểu được thế nào là truyện cổ tích. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và 1 số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật “người dũng sĩ”. - Kể lại được truyện (kể được những tình tiết chính bằng ngôn ngữ tự kể của Hs). Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Tóm tắt truyện “Sự tích Hồ Gươm”, nêu ý nghĩa truyện? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung Tiết 1. HĐ1: Tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích. GV cho hs đọc chú thích * trang 35, nêu định nghĩa về truyện cổ tích. - HĐ2: Hướng dẫn Hs đọc văn bản và tìm hiểu các chú thích. + Đọc giọng gợi không khí cổ tích, chậm rãi sâu lắng, phân biệt các giọng kể và giọng n/v, nhất là giọng Lý Thông. + Gv: Cho Hs đọc theo cách chia đoạn (4đoạn) -> Nhận xét, góp ý cách đọc. + Tìm hiểu chú thích: Chú ý nhiều các từ: Thái tử, thiên thần, chằn tinh, trăn, đại bàng, vua, thủy tề, nước chư hầu. - HĐ3: Tìm hiểu văn bản. GV tổ chức cho Hs HĐ nhóm trả lời các câu hỏi tìm hiểu ở các phần. + Tìm chi tiết nói về nguồn gốc xuất thân và cuộc sống của TS? + Sự ra đời của Ts có gì khác thường. + Nhận xét nguồn gốc xuất thân và cuộc sống của Ts? So sánh với các n/v khác (sọ dừa, TG...) + Khi lớn lên, điều gì đã xảy ra với Ts? + Những chi tiết về sự ra đời, lớn lên của Ts có ý nghĩa gì? GV chia nhóm cho hs thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung chốt ý. Tiết 2. HS HĐ nhóm trả lời câu hỏi phần 2: + Trước khi được kết hôn với công chúa, Ts đã phải trải qua những thử thách Ntn? + Qua những lần thử thách ấy, Ts bộc lộ những phẩm chất gì? HS thảo luận trình bày. GV nhận xét chốt ý ở các phần. + Nhân vật Lý Thông được giới thiệu là người Ntn? + Trong truyện hai nhân vật LT và TS luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này? (Hs tìm, Gv giảng thêm). + Truyện TS có nhiều chi tiết thần kỳ, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết nào? Em hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết đó? HĐ nhóm thảo luận trình bày. + Qua cách kết thúc truyện, Nd muốn thể hiện điều gì? kết thúc ấy có phổ biến tròng truyện cổ tích không? - HĐ4: Hươnghs dẫn tổng kết, luyện tập. + Hs đọc ghi nhớ. + Gv hướng dẫn Hs học bài, làm bài luyện tập. Câu kể diễn cảm. + Kể đúng các chi tiết chính và trình tự của ... + Dùng ngôn ngữ của mình để kể. + Kể diễn cảm. I. Khái niệm truyện cổ tích: Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của 1 số kiểu n/v quen thuộc (n/v bất hạnh, dũng sĩ, thông minh, n/v là động vật). Có yếu tố hoang đường, thể hiện mơ ước, niềm tin của Nd về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công = với sự bất công. II. Đọc – Chú thích: III. Tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật Thạch Sanh: a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh: - Sự ra đời: + Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống .... + Bà mẹ mang thai nhiều năm. + Sống mồ côi ở gốc đa. + Được thiên thần dạy võ nghệ phép thần thông. -> Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật. - Sự bình thường: + Là con 1 gia đình nông dân tốt bụng. + Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi -> Cuộc đời và số phận gần gũi với người dân. b. Những thử thách mà Ts phải trải qua: - Bị mẹ con Lý Thông lừa đi “canh miếu thờ”, thế mạng, diệt chằn tinh. - Xuống hang diệt đại bàng cứu Công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang. - Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thú, Ts bị bắt hạ gục. - Kết hôn với Công chúa, bị binh lính chư hầu kéo quân sang đánh. => Phẩm chất: + Thật thà, chất phác (tin lời LT). + Dũng cảm , tài năng phi thường (diệt chằn tinh, đại bàng). + Lòng nhân đạo, yêu hòa bình (tha tội chết cho mẹ con LT, tha tội ....) 2. Nhân vật Lý Thông. Giàu có nhưng gian xảo, lọc lừa, phản bội độc ác bất nhân, bất nghĩa => tiêu biểu cho cái ác. 3. ý nghĩa một số chi tiết thần kỳ: - Tiếng đàn -> giúp nhân vật giải oan công chúa khỏi câm, LT bị vạch mặt. -> Tiếng đàn công lý. -> Lui quân 18 nước -> cái thiện yêu hòa bình. - Niêu cơm -> Tấm lòng nhân đạo, yêu hòa bình. 4. Phần kết thúc truyện: - Thạch sanh kết hôn với công chúa và lên ngôi Vua -> phần thưởng xứng đáng “ở hiền gặp lành”. - Mẹ con LT chết -> hóa kiếp thành bọ hung -> người dân trừng trị “ở ác gặp ác”. * Mơ ước, niềm tin của Nd về đạo dức, về công lí Xh, kẻ ác sẽ bị trừng phạt, người tốt sẽ được đền bù xứng đáng. III. Tổng kết, luyện tập: * Tổng kết: Ghi nhớ Sgk * Luyện tập câu 2: Kể diễn cảm truyện. 4. Củng cố: Nêu ý nghĩa truyện Ts. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 1 (vẽ tranh) + chuẩn bị bài “chữa lỗi dùng từ” --------------------------------------------------------- Tiết: 23 chữa lỗi dùng từ NS:3.10 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs. - Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm. - Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Kiểm tra 15p . * Đề: - Câu1. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? - Câu 2: Tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng? - Câu 3: Tìm ba từ chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động? * Đáp án: 1. là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. 2. Vd: Mũi: mũi tàu, mũi Cà Mau... 3. Vd: Cái khóa -> khóa cửa.... 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Sửa lỗi lặp từ. Gv: Gọi Hs đọc đoạn (a, b). Gv: Gạch dưới những từ ngữ giống nhau ở (a, b). - Việc lặp đi lặp lại từ “....” ở (a) có gì khác với việc lặp từ ở (b)? - Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ (b). - HĐ2: Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm. Gv: Gọi Hs đọc (a, b) -> (1). Gv ghi bảng. HS HĐ nhóm thảo luận trình bày. +Trong các câu a, b những từ nào dùng không đúng. + Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì? + Hãy viết lại các từ bạn dùng sai cho đúng. + Giải nghĩa các từ đúng ấy? + Vậy muốn dùng từ đúng cần chú ý điều gì? GV nhận xét sữa chữa, lưu ý cho hs cách dùng từ cho đúng. - HĐ3: Luyện tập sửa lỗi. + Bài tập 1: Yêu cầu bỏ từ ngữ trùng lặp viết lại câu đúng. + Bài tập 2: Gv: Cho Hs giải nghĩa các từ sai, từ đúng tìm được. I. Lặp từ: a. Tre – tre (7 lần) Giữ - giữ (4 lần) Anh hùng – anh hùng (2 lần) -> Lặp từ. Lặp: Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa. b. Truyện dân gian – Truyện dân gian (2 lần) -> Lỗi lặp. Câu đúng: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. II. Lẫn lộn các từ gần âm: Thăm quan -> Tham quan. Nhấp nháy -> Mấp máy. - Tham quan. Xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết, học tập kinh nghiệm. - Mấp máy: Cử động khẽ, liên tiếp. * Muốn dùng từ đúng cần chú ý: - Nắm vững nghĩa của từ.(dùng từ điển để tra và xem xét) - Một từ có thể có nhiều nghĩa, khi sử dụng cần chú ý đến mục đích và ngữ cảnh sử dụng. - Cần chú ý đến nghĩa biểu cảm của từ để dùng từ đúng đối tượng, đúng phong cách.... III. Luyện tập. 1. Bài tập 1: Lược bỏ từ ngữ trùng lặp. 2. Bài tập 2: Sửa lỗi từ gần âm. a. Linh động -> Sinh động. b. Bàng quang -> Bàng quan. c. Thủ tục -> Hủ tục. 4. Củng cố: Nêu các lỗi dễ mắc phải khi dùng từ? 5. Dặn dò: Làm bài tập 3 (SBT). --------------------------------------------------------- Tiết: 24 trả bài tập làm văn số 1 NS: 3.10 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: - HS hiểu được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, biết cách sữa chữa. - Củng cố 1 bước về cách xây dựng cốt truyện, n/v, tình tiết và bố cục một câu chuyện. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung HĐ1: tỡm hiểu yờu cầu đề. HS đọc lại đề bài nêu yêu cầu đề. Gv nhận xét khái quát. Về nội dung: Về hình thức: HS thảo luận xd dàn ý theo đề đã chọn. GV nhận xét bổ sung hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu của đề. HĐ2: nhận xét ưu nhược điểm của bài viết. Nhận xét, đánh giá phát bài cho hs. Gọi vài hs tự nhận xét bài viết của mình có đạt yêu cầu ở dàn ý vừa lập không. Đọc kết quả cụ thể tính %. GV chọn 1 số bài viết hay đọc để hs tham khảo; 1 số bài viết yếu kém đọc để sữa chữa khắc phục. Câu, chính tả, diễn đạt dùng từ. + Đoạn hay, ý hay, câu hay. + Lỗi về câu, ý, từ, chính tả. Trả bài - Hs đổi bài, chấm lỗi rút kinh nghiệm. Đề: Kể lại một truyện (cổ tích, truyền thuyết....) đã biết bằng lời văn của em I. Dàn ý. A. Mở bài: Giới thiệu truyện, nhân vật, sự việc Thân bài: Kể diễn biến sự việc. C. Kết bài: Kể kết thúc sự việc II. Nhận xét chung về bài viết. * Ưu điểm: Nhìn chung các em viết đúng kiểu bài , đa phần nắm bắt được n/v, sự việc; có ý thức viết bài hoàn chỉnh; bố cục 3 phần tương đối rõ ở 1 số em. * Nhược điểm: Đa số chưa biết kể = lời văn của mình; Một số Hs ý thức làm bài kém không tận dụng thời gian; trình bày lộn xộn;chữ viết xấu. III. Đánh giá kết quả đọc bài sữa lỗi: - đạt điểm khá, giỏi .................................................................. - Đạt điểm Tb ........................................................................... - Yếu kém: .............................................................................. * Đọc 2 bài khá - giỏi: .......................................................... * Đọc 1 bài yếu kém: .......................................................... 4. Củng cố: Nhận xét chung về tiết học, lưu ý cách làm các bài sau. 5. Dặn dò: Xem lại cách làm bài văn tự sự + chuẩn bị bài “Em bé thông minh”. ********************************

File đính kèm:

  • doctuan06.doc