Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 101, Bài 26: Cây tre Việt Nam - Năm học 2013-2014 - Thép Mới

Như chúng ta đã biết: Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều chọn cho mình một loài cây hay một loài hoa để làm biểu tượng: Đất nước Cu Ba với hình ảnh tượng trưng là cây mía, nước Nga là những hàng bạch dương sương trắng nắng tan. Hay đến với đất nước Bun- ga- ri là đến với đất nước của những của những cánh đồng hoa hồng ngào ngạt hương sắc. Từ bên kia địa cầu, quay trở về đất nước Nhật Bản, ta sẽ được sống trong không gian của sắc hoa anh đào. Việt Nam ta, từ lâu đã chọn cây tre làm biểu tượng cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Từ bao đời nay, cây tre đã gắn bó với người dân Việt Nam , bạn đồng hành , thủy chung, can đảm của người Việt từ thuở xa xưa khai hoang, dựng nước. Tre hóa thân thành thế giới văn hóa , in hình bóng đậm đà vào văn hóa thi ca,nhạc họa, vào sâu tâm thức con người Việt Nam. Bởi thế mà nhà văn Thép Mới đã dành những lời tốt đẹp nhất để viết về tre với bao vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 101, Bài 26: Cây tre Việt Nam - Năm học 2013-2014 - Thép Mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác: Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập báo Giải phóng (miền Nam), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2 và 3. Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. GV cho HS xem chân dung Thép Mới * Về sự nghiệp: Tác phẩm đã xuất bản: Cây tre Việt Nam ( thuyết minh phim 1955 ), Hiên ngang Cu-ba ( bút ký 1962), Nguyễn Ái Quốc đến Lê-nin ( thuyết minh phim 1980), Ðiện Biên Phủ - một danh từ Việt Nam ( bút ký 1965), Trường Sơn hùng tráng (bút ký 1967), Ðường về Tổ quốc (thuyết minh phim 1981). * Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của văn bản CTVN? GV cung cấp thêm: Năm 1955, một đoàn điện ảnh của Ba Lan đã đến nước ta để làm một cuốn phim tư liệu về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và hào hùng của nhân dân Việt Nam. Trọng tâm của cuốn phim ấy là tìm hiểu, giới thiệu hình ảnh Việt Nam, một đất nước tươi đẹp với những con người ngoan cường tới bạn bè thế giới. Nhà văn Thép Mới đã phối hợp với đạo diễn Ba Lan trong đợt làm phim này. Ông trực tiếp tham gia viết lời bình cho bộ phim và cây tre bình dị, gần gũi đã được lựa chọn làm biểu tượng cho sức sống của dân tộc Việt Nam. Cây tre Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnh ấy, vừa là thuyết minh cho bộ phim cùng tên, vừa là tùy bút tiêu biểu cho văn phong bình luận của Thép Mới, đồng thời ghi dấu một trong số những tác phẩm thành công sớm của văn học cách mạng. *GV hướng dẫn cách đọc: Đối với văn bản này các em cần đọc với giọng trầm lắng, suy tư ở đoạn đầu, lúc sau thì ngọt ngào, dịu dàng, khi thì khẩn trương, sôi nổi, lúc thì phấn khởi, hân hoan, thủ thỉ, tâm tình GV đọc đoạn 1; 3 HS lần lượt đọc 3 đoạn tiếp theo. * Giải thích các từ khó: Các chú thích:1, 4, 5, 7, 8. * Văn bản Cây tre Việt Nam được sáng tác theo thể loại nào? - HS trả lời * Em hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản? HS trả lời * Em hãy nêu đại ý của văn bản? HS: Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam, có mặt ở khắp nơi, gắn bó lâu đời và giúp ích con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất, trong chiến đấu trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.( Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam) *Từ đại ý này , em hãy xác định bố cục của văn bản? - HS trả lời: + Đ1 ( từ đầu đến “chí khí như người”): - Giới thiệu chung về cây tre VN. + Đ2 ( tiếp theo đến “chung thuỷ”): Tre gắn bó với con người trong cuộc sống, lao động, sản xuất + Đ3 ( tiếp theo đến “tre, anh hùng chiến đấu”): Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. + Đ4 (còn lại): Tre vẫn là bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai. *Để cảm nhận được giá trị nhiều mặt của tre, phẩm chất của tre như thế nào, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu văn bản. Trước hết, ta hãy xem nhà văn Thép Mới giới thiệu cây tre Viêt Nam như thế nào -> dẫn vào phần 1 HS đọc lại đoạn 1. * Mở đầu văn bản, cây tre Việt Nam được tác giả Thép Mới giới thiệu như thế nào? HS trả lời. GV ghi bảng phu: Cây tre - người bạn thân của nông dân VN - người bạn thân của nhân dân VN * Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu cây tre trong lời văn mở đầu này? HS: Biện pháp nhân hóa. Cây tre - người bạn thân. * Tác giả gọi tre là người bạn thân. Em có suy nghĩ gì về cách gọi này? HS. Đây là cách gọi rất đúng vì tre gần gũi, gắn bó, thân thuộc với đời sống của nhân dân VN. GV: - Điệp ngữ, nhân hóa "bạn thân" nhằm xác lập mối quan hệ giữa tre với người đã gắn bó lâu đời và khẳng định mối liên hệ bền chặt đó ở câu mở đầu. Không chỉ nhà văn Thép Mới mà ngay nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã từng nói: Tre Việt Nam. Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Có lẽ, cả hai tác giả này đều là người được giao sứ mệnh cất lên tiếng nói của cây tre như một biểu tượng hồn cốt của dân tộc Việt, con người Việt, một trong văn xuôi và một trong thơ. 3 câu còn lại chứng minh cho mối quan hệ thân thiết ấy. * Tác giả đã dựa trên căn của nào để nhận xét: "Tre là bạn thân của nông dân VN, bạn thân của nhân dân VN"? HS: Nước VN có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Cây tre có mặt ở mọi nơi trên đất nước VN. - Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre? Liệu có loài cây nào đã được hiện diện oai hùng trong huyền thoại ngay từ những ngày lập nước như cây tre của Thánh Gióng? Liệu có loài cây nào được hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước như cây gậy trúc của ông Bụt hiền từ? Cây tre vì thế, gắn bó ruột rà với mỗi người dân Việt Nam. * Từ đó, em có suy nghĩ gì về hình ảnh của cây tre? HS trả lời * Tác giả đã miêu tả cây tre Việt với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vẻ đẹp: mầm non măng mọc thẳng dáng tre vươn mộc mạc màu tre tươi nhũn nhặn Phẩm chất: cứng cáp, dẻo dai, vững chắc thanh cao, giản dị, chí khí như người * Em có nhận xét gì cách sữ dụng từ ngữ của tác giả? * Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ đó? HS: dùng nhiều tính từ, gợi tả vẻ đẹp và phẩm chất của cây tre. * Từ cách miêu tả cây tre, tác giả đã gợi cho em nghĩ đến điều gì? Cách gợi đó được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào? -HS: Ẩn dụ- con người VN - thanh cao, giản dị và bền bỉ. - Tre đã trở thành một biểu tượng sáng giá qua phép nhân hóa, điệp từ tre, hệ thống các tính từ đã nhấn mạnh phẩm chất của tre: sức sống kì diệu, mạnh mẽ với những vẻ đẹp riêng, mang những giá trị cao quý: thanh cao, giản dị, chí khí. Phẩm chất tốt đẹp này của tre cũng chính là phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trên những chặng đường vẻ vang của lịch sử. Đo¹n v¨n më ®Çu võa mang tÝnh chÊt miªu t¶ giíi thiÖu vµ chÝnh luËn mét c¸ch nhÑ nhµng t­¬i m¸t mµ l¾ng s©u. * Cho HS quan sát hình vẽ SGK, hình vẽ gợi cho em cảm nghĩ gì?( HS tự bộc lộ) GV dẫn dắt : Hình vẽ gợi một bức tranh thân thuộc, mộc mạc của làng quê, đặc biệt hình ảnh của tre thể hiện sự gắn bó với con người trong cuộc sống làm ăn, lao động ->dẫn phần 2 * Khi nói về sự gắn bó thân thiết của tre với người trong đời sống hằng ngày, tác giả đã liên tưởng đến hình ảnh nào? HS: Hình ảnh bóng tre GV: Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước ( được mượn từ câu thơ của Tố Hữu “Bóng tre trùm mát rượi”), bóng tre, dưới bóng tre được lặp lại tạo nên giọng văn nhẹ nhàng, mênh mang, biểu cảm, gợi ra một vẻ đẹp của lũy tre, vẻ êm đềm của xứ sở, vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre trở nên thân thuộc, gắn bó, đáng yêu. *Sự gắn bó ấy của tre trong lao động được thể hiện qua những từ ngữ nào? HS: Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân. Tre gần gũi với con người trong lao động sản xuất hàng ngày. Từ đôi quang, chiếc đòn gánh, cán cuốc, tay hái, tay liềm, cối xay, dần, sàng, thúng, mủng Sống với ruộng đồng, bờ bãi, rặng tre, người dân đã đúc rút rất ý vị: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ/ Tre với người vất vả quanh năm. Tre thành vật dụng dựng cửa, dựng nhà, dựng nên mái ấm. * Sự gắn bó ấy của tre trong sinh hoạt được thể hiện qua những từ ngữ nào? HS: Tre là người nhà. Tre khăng khít với đời sống hằng ngày: +Giang chẻ lạt, buộc mềm. + Trẻ em chơi chuyền đánh chắt. + Tuổi già hút điếu cày GV bình: Tre thành nôi êm ru giấc trẻ trưa hè. Tre thành nguồn vui cho trẻ thơ từ chiếc thuyền lá tre đến que chuyền đánh chắt, cánh diều, chiếc sáo. Lớn lên, tre bắc cầu cho tình duyên đôi lứa. Dưới bóng trăng thanh treo đầu ngọn tre, các chàng trai cô gái trao nhau những lời ca giao duyên e thẹn, hồn nhiên, trong sáng: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/ Tre non đủ lá đan sàng được chưa?/ - Đan sàng thiếp cũng xin vâng./ Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?"Còn khi đôi lứa đã bén duyên tình, lời ca càng trở nên quyến luyến: Lạt này gói bánh chưng xanh/ Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng Và đến khi con cháu đầy đàn, chàng trai năm xưa đã trở thành lão nông thực thụ, có thể sẵn sàng vớ ngay lấy chiếc điếu cày tre thở một hơi khói thuốc làm vui và ngắm nhìn thành quả vun vén của cả đời mình.... -> Với tất cả những lý do ấy, Thép Mới đã đúc kết: “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy”. Tre là bạn với người Việt là như thế, tri kỉ với người Việt là như thế nên tre cũng mang những phẩm chất của người bạn Việt Nam chung thủy của mình. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Thép Mới - (1925 - 1991), - Tªn khai sinh lµ Hµ V¨n Léc, - Quª ë HN. - Ngoµi viêt b¸o chÝ, ThÐp Míi cßn viÕt nhiÒu bót kÝ, thuyÕt minh phim. 2. Tác phẩm - Viết năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. - Thể loại: Bút kí - PTBĐ: Miêu tả + biểu cảm + thuyết minh + nghị luận - Bố cục: 4 đoạn II. Tìm hiểu văn bản 1. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam. - Tre gần gũi, gắn bó thân thuộc với đời sống của nhân dân Việt Nam. - Thể hiện phẩm chất của con người Việt Nam thanh cao, giản dị, bền bỉ. 2. Tre gắn bó với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày. - Tre gắn bó với người dân trong lao động. - Tre gắn bó với con người trong sản xuất, sinh hoạt. 4. Củng cố kiến thức Khái quát nội dung vừa học. 5. Hướng dẫn HS học bài Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh so sánh, nhân hoá đặc sắc. Hiểu vai trò của cây tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. IV. Tự rút kinh nghiệm sau giờ dạy .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 110 Cay tre Viet Nam.doc
Giáo án liên quan