Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bản đẹp 2 cột - Trường THCS Hồng Hóa

I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT

- Nắm được những đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn tiếng .

Nhận diện và tập phân tích vần, luật của thể thơ 4 tiếng khi học hay khi đọc

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG

1.Kiến thức:

- Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.

- Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.

- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.

- Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ

? Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS

Hoạt động 3: Bài mới:

Thơ ca truyền thống, hiện đại Việt Nam ta rất phong phú và đa dạng như thơ lục bát, song thất lục bát, thơ tứ tuyệt, thơ tự do, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ.Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm và tập làm một thể thơ. Đó là “ Tập làm thơ bốn chữ” và đó cũng là tên của bài học hôm nay.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bản đẹp 2 cột - Trường THCS Hồng Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số... Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”?. Cho biết tình cảm của nhà thơ đối với Lượm? Hoạt động 3: Bài mới: Sau một chuyến ra đi thăm Quảng Ninh, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết bài kí về Cô Tô. Một hòn đảo ở Quảng Ninh, Bắc Bộ nước ta. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Giới thiệu chung 1/ Tác giả ? Nêu một vài nét chính về tác giả ? 2/ tác phẩm ? Văn bản được trích từ tác phẩm nào? Thể loại gì? II/ Đọc, hiểu văn bản Đọc ? GV gọi 2 học sinh đọc -> Lớp nhận xét. Bố cục ? Em hãy nêu bố cục của tác phẩm “Cô Tô”? III/ Phân tích Cảnh Cô Tô sau cơn bão ? Cảnh Cô Tô sau cơn bão hiện lên qua các chi tiết nào ? ? ở đây, lời văn có gì đặc sắc về cách dùng từ ? Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô ? Tác giả chọn địa điểm nào để quan sát, miêu tả? ? Quang cảnh mặt trời trên biển được tác giả miêu tả như thế nào? ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? - Miêu tả từ xa đến gàn, so sánh liên tưởng. - Dùng nhiều từ láy, nhiều động từ, tính từ gợi cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ => Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, tráng lệ, đầy sức hấp dẫn. 3. Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô ? Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo cô Tô, tác giả chọn địa điểm nào, thời gian nào để quan sát? Có hoạt động gì? những ? Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô ? ? Tác giả tập trung miêu tả cụ thể nhân vật nào? (Anh chị Châu Hòa Mãn) ? Con người ở đây như thế nào? (trẻ trung, yêu lao động, dịu dàng, dịu hiền. ? Qua các hoạt động trên đảo em thấy cuộc sống ở đây ra sao? IV. Tổng kết 1. Nghệ thuật ? Qua bài học em học được gì về nghệ thuật miêu tả? 2. Ý nghĩa ? Tình yêu quê hương của Nguyễn Tuân. - Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà Nội, sở trường của ông là thể tuỳ bút và ki. - Xuất xứ:“ Cô Tô” là phần cuối của bài ký “ Cô Tô “ 1976. - Thể loại :Ký - Giọng điệu vui tươi, hồ hởi, chú ý nhấn giọng ở những động từ, tính từ miêu tả, các so sánh, ẩn dụ. Bố cục: 3 đoạn: 1.Từ đầu -> "... mùa sóng ở đây": Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão 2. Tiếp theo -> "là là nhịp cánh": Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô. 3. Phần còn lại: Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân -Trong trẻo, sáng sủa . -Cây thêm xanh mượt . -Nước biển lam biếc -Cát vàng giòn hơn. -Cá nặng lưới ->Dùng nhiều tính từ gợi tả màu sắc, ánh sáng, hình ảnh chọn lọc => bức tranh phong cảnh biển đảo tươi sáng, khoáng đãng . ->Tình cảm yêu mến, gắn bó với tác giả với thiên nhiên đất nước . - Điểm nhìn: trên hòn đá đầu sư, trên bờ biển, sát mép nước. - Giúp quan sát rõ ràng toàn cảnh mặt trời mọc trên biển. - Mặt trời chưa mọc: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính. - Mặt trời mọc. + Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. + Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc ... Mặt trời lên: Vài chiếc nhạn chao đi chao lại, hải âu là là nhịp cánh. - Cảnh sinh hoạt: + Tắm quanh giếng + Gánh nước và múc nước nhộn nhịp + Thuyền chuẩn bị ra khơi. Đây là cảnh sinh hoạt đặc trưng của dân trên đảo. -> Cảnh sinh hoạt đầm ấm, đông vui và thanh bình. => Đông vui, nhộn nhịp, nước giếng nước ngọt hoà quyện với hơi nước và sóng biển khơi mặn mà, sự quây quần đầm ấm và nhịp sống giản dị vui đời cần lao của người dân đảo biển. - Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo. - Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo. Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương. * Ghi nhớ (sgk/91) V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. - Hiểu ý nghĩa các hính ảnh so sánh. - Tham khảo một số bài viết về đảo Cô Tô để hiểu và thêm yêu mến một vùng đất của Tổ Quốc. * Bài mới: Soạn bài “ Cây tre Việt Nam” Ngày soạn: 12/04/2014 Ngày dạy: 6A: 6B: Tiết 108 – 109 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu cần đạt -HS biết cách tả người mà em ấn tượng nhất -Hiểu sự khác nhau giữa tả người và tả cảnh - Biết tích hợp các kiến thức về văn , TV khi làm bài - Thấy được sự vị tha , thương yêu của cha , mẹ với con cái II. Hình thức kiểm tra: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90phút. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số... Hoạt động 2: Bài mới: GV ghi đề lên bảng Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình(ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...) 1. Yêu cầu hình thức - Học sinh viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh . - Học sinh xác định đúng ngôi kể : ngôi thứ 1. - Bài viết có bố cục 3 phần rỏ ràng - Các sự việc kể theo trình tự hợp lí . - Lời kể lưu loát, trôi chảy . - Trình bày sạch đẹp . 2. Yêu cầu chung - Kiểu văn bản: Miêu tả người - Nội dung: Người thân gần gũi như ông, bà, cha, mẹ, ... - Chọn được các đặc điểm nổi bật của đối tượng để miêu tả. - Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, lập luận rõ ràng. 3. Yêu cầu cụ thể Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần * Mở bài: Giới thiệu chung về người được miêu tả ( Ai? Có quan hệ với em như thế nào? Ấn tượng nổi bật? ) * Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ thể. - Ngoại hình: Dáng dấp, mặt mũi, tóc tai, nụ cười, ăn mặc, ... - Tính cách: Tốt bụng, nghiêm khắc, hiền lành,... - Lời nói: Nhẹ nhàng, trầm ấm, thánh thót, trìu mến,.. - Cử chỉ, hành động: Âu yếm, vuốt ve, nhanh nhẹn, tháo vát. - Sở thích, việc làm có gì đặc biệt - Sự quan tâm đối với em và mọi người thể hiện qua việc làm gì? * Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân yêu gần gũi ( Lời chúc, hứa hẹn, mong ước) IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Thu bài, nhận xét tinh thần, thái độ làm bài. - Xem lại kĩ lý thuyết về văn tả người. - Xem trước bài: "Các thành phần chính của câu". Ngày soạn: Ngày dạy: 6A: 6B: Tiết 104: TẬP LÀM THƠ 4 CHỮ I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT - Giúp học sinh nắm được khái niêm về các thành phần chính của câu. - Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Củng cố các kiến thức đã học ở bậc tiểu học về hai thành phần chính của câu. - Nắm vững khái niệm, đặc điểm và vai trò của vị ngữ, chủ ngữ - hai thành phần chính của câu. 2. Kĩ năng: - Kỹ năng nhận diện chính xác và phân tích được hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn. - Có ý thức dùng câu trần thuật đơn trong nói và viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số... Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là hoán dụ, các kiểu hoán dụ, cho ví dụ? Hoạt động 3: Bài mới: Trong câu có hai thành phần chính là CN và VN, để hiểu rõ hơn về các thành phần chính cũng như phân biệt chúng với thành phẫn phụ, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu ? Em hãy kể tên các thành phần của câu mà em đã được học ? ? Tìm các thành phần câu nói trên trong ví dụ sau? ? Thử lược bỏ thành phần câu: "chẳng bao lâu" nói trên rồi rút ra nhận xét? ? Những thành phàn nào bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh? ? Vậy, thế nào là thành phần chính của câu? Thế nào là thành phụ của câu? II. Vị ngữ ? Trong ví dụ trên, từ nào là vị ngữ chính? Từ làm vị ngữ thuộc từ loại gì? ? Vị ngữ chính có thể kết hợp với từ nào ở phía trước? ? Thành phần vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào? ? Phân tích cấu tạo các ví dụ sau: III. Chủ ngữ ? Đọc các câu vừa phân tích trên cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái nêu ở vị ngữ là quan hệ gì? ? Chủ ngữ có thể trả lời cho những câu hỏi nào? ? Trong các ví dụ trên, chủ ngữ có cấu tạo như thế nào? IV. Luyện tập Bài tập 1: Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong những câu sau. Cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ . Bài tập 2: a. Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì ? b. Vị ngữ trả lời câu hỏi: Như thế nào ? c. Vị ngữ trả lời câu hỏi: Là gì ? - Gồm: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Chẳng bao lâu, tôi / đã trở thành một chàng dế thành niên TN CN VN cường tráng . => Có thể lược bỏ thành phần trạng ngữ, mà ý nghĩa của câu cơ bản không thay đổi => Không thể bỏ chủ ngữ và vị ngữ của câu, vì: câu sẽ không hoàn chỉnh. Khi tách hoàn cảnh giao tiếp, câu sẽ trở nên khó hiểu. Ghi nhớ: (Sgk). 1. Ví dụ: (Sgk). 2. Nhận xét: - Vị ngữ chính: trở thành -> động từ. => Kết hợp với phụ từ "đã" đứng trước chỉ quan hệ thời gian. => Trả lời cho câu hỏi: làm gì?, làm sao? như thế nào? là gì? a. Một buổi chiều/ tôi/ ra đứng ở cửa hang như mọi khi xem hoàng hôn xuống. b. Chợ Năm Căn/ nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập c. Cây tre/ là người bạn thân của người nông dân Việt Nam, tre nứa/ vẫn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. - Vị ngữ thường là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ. Ghi nhớ: (Sgk). Các chủ ngữ trong các ví dụ biểu thị cho những sự vật có hành động, trạng thái, đặc điểm nêu ở ví dụ => Trả lời cho những câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? - Có thể là đại từ, có thể là danh từ và cụm danh từ. Ghi nhớ: (Sgk) Câu 1 : Chủ ngữ : Tôi ( đại từ ) Vị ngữ : đã trở thành ..(cụm danh từ ) Câu 2 : Chủ ngữ : Đôi càng tôi ( cụm danh từ ) Vị ngữ : Mẫm bóng ( tính từ ) Câu 3 : Chủ ngữ : Những cái vuốt ở chân, ở kheo ( cụm danh từ ) Vị ngữ : cứ cứng dần ( VN1); và nhọn hoắt ( VN2)( cụm tính từ) Câu 4 : CN : Tôi ( đại từ ) Vị ngữ : co cẳng lên ( VN1 ) , đạp phanh phách ( VN2 ) ( cụm động từ ) Câu 5 : CN : những ngọn cỏ ( cụm danh từ ) VN : gãy rạp ( cụm động từ ) - Bạn Lan viết thư chúc Tết các chú bộ đội ở đảo Trường Sa. - Bạn Xuân luôn chan hoà với bạn bè trong lớp. - Dế Mèn là chàng dế sớm có lòng tự trọng. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Giáo viên chữa bài tập cho học sinh tại lớp. - Làm các bài tập còn lại. - Học thuộc lòng ghi nhớ (Sgk). Ngày 10 tháng 03 năm 2014 Ký duyệt của chuyên môn

File đính kèm:

  • docvan 6 tuan 29.doc