Giáo án Ngữ văn 7 - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ)

- Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao

? Em hiểu thêm gì về nhà thơ Lý

Bạch ?

- Nêu yêu cầu đọc: Giọng trầm buồn, tình cảm, nhịp 2/3 .

- Đọc - học sinh đọc .

- Gọi nhận xét bạn đọc .

? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó.

? Em đã được học những bài thơ nào có cùng thể thơ .

? Có ý kiến cho rằng hai câu đầu hoàn toàn tả cảnh còn hai câu sau hoàn toàn tả tình , ý kiến đó có đúng không ý kiến của em như thế nào?

? Như vậy phương thức biểu cảm của văn bản là gì .

- Gọi học sinh đọc hai câu đầu . Dịch nghĩa từng từ .

? Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh nào ?

? Nhà thơ ngắm trăng ở vị trí nào? Vì sao em biết?

? Nếu thay từ "Sàng" bằng từ "Đình" (sân), "án" (bàn) và từ nghi bằng các từ khác thì ý nghĩa của câu thơ như thế nào ?

? Từ đó có thể hình dung về tác giả ở đây như thế nào?

? Ở bản dịch nghĩa quang có nghĩa là sáng nhưng ở câu thơ dịch đã đổi thành rọi. Em

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (TĨNH DẠ TỨ) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao ? Em hiểu thêm gì về nhà thơ Lý Bạch ? - Nêu yêu cầu đọc: Giọng trầm buồn, tình cảm, nhịp 2/3 . - Đọc - học sinh đọc . - Gọi nhận xét bạn đọc . ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó. ? Em đã được học những bài thơ nào có cùng thể thơ . ? Có ý kiến cho rằng hai câu đầu hoàn toàn tả cảnh còn hai câu sau hoàn toàn tả tình , ý kiến đó có đúng không ý kiến của em như thế nào? ? Như vậy phương thức biểu cảm của văn bản là gì . - Gọi học sinh đọc hai câu đầu . Dịch nghĩa từng từ . ? Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh nào ? ? Nhà thơ ngắm trăng ở vị trí nào? Vì sao em biết? ? Nếu thay từ "Sàng" bằng từ "Đình" (sân), "án" (bàn) và từ nghi bằng các từ khác thì ý nghĩa của câu thơ như thế nào ? ? Từ đó có thể hình dung về tác giả ở đây như thế nào? ? Ở bản dịch nghĩa quang có nghĩa là sáng nhưng ở câu thơ dịch đã đổi thành rọi. Em thấy rọi, sáng và chiếu khác nhau như thế nào? ? Em có thích từ " Rọi" trong bản dịch thơ không ? Vì sao? ? Như vậy hai câu thơ đầu câu nào là miêu tả, câu nào là biểu cảm, nội dung miêu tả biểu cảm là gì ? - Nhà thơ nhìn trăng mà ngỡ là sương rơi trên mặt đất, ở đây đã có sự liên hệ giữa cái thực, cái ảo . - Vậy tình cảm của nhà thơ trong đêm trăng đó được biểu hiện như thế nào chúng ta tìm hiểu hai câu cuối. - Gọi học sinh đọc hai câu cuối . ? Ở hai câu thơ cuối có những từ nào theo em là trực tiếp tả tình cảm của nhà thơ . - Các từ còn lại tập trung miêu tả cảnh . ? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa cái tình và cái cảnh ở trong 2 câu cuối . - Trong thơ tứ tuyệt câu 3 thường có vị trí quan trọng vì nó phải nối tiếp ý của hai câu trên đồng thời tạo thế để hạ câu kết thật đắt . ? Theo em câu 3 trong bài thơ đã thể hiện điều đó như thế nào thông qua từ ''Ngẩng đầu'' ? Khi đã cảm nhận được vẻ đẹp và nỗi cô đơn của vầng trăng trên bầu trời nhà thơ có hành động gì? ? Hành động cúi đầu có ý nghĩa gì? - Hành động ngẩng đầu, cúi đầu chỉ trong khoảnh khắc đã động mối tình quê điều đó cho ta thấy tình cảm đó bình thường luôn thường trực trong nhà thơ . ? Ở hai câu thơ cuối tác giả sử dụng thành công nghệ thuật nào ? - Ngẩng đầu là hướng ra ngoại cảnh, là để nhìn trăng ; cúi đầu là hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư. ? Từ nhìn trăng sáng mà nhớ đến quê hương sự liên tưởng cảm xúc đó có tự nhiên không? ? Tình cảm của nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ cuối là gì ? ? Bài thơ chỉ có 20 chữ nhưng sử dụng đến 5 động từ chỉ sự cảm nghĩ và chỉ hành động cơ thể, theo em đó là những động từ nào ? Xác định chủ ngữ của 5 động từ trên. - Sự thống nhất liền mạch ấy đã tạo cảm xúc cho bài thơ đây là hình thức phổ biến trong thơ cổ phương đông. Biện pháp nghệ thuật này làm cho tính khái quát của ý thơ, cảm xúc tăng gấp bội. đó không chỉ là tâm trạng của Lý Bạch mà cũng là tâm trạng của nhiều người cùng thời. Đó là tính điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình . ? Nghệ thật đặc sắc của bài thơ là gì? Nhận xét cách dùng từ ngữ? ? Cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả trong bài thơ? - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập I. Đọc - hiểu văn bản: *Tác giả, tác phẩm - Tác giả: Lý Bạch là 1 người yêu trăng, thơ Lý Bạch tràn ngập ánh trăng . * Đọc * Cấu trúc văn bản: - Thể thơ : Ngũ ngôn tứ tuyệt . - Vần thường ở câu 1, 2, 4 - Bài thơ có 4 câu mỗi câu có 5 tiếng . - Bài : Phò giá về kinh ... - Ý kiến đó không đúng vì trong 2 câu đầu vẫn có tình , 2 câu sau vẫn lồng cảnh vào đó . -> Miêu tả kết hợp biểu cảm. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Hai câu thơ đầu . - Hình ảnh ánh trăng sáng . - Nhà thơ ngắm trăng sáng ở đầu giường . - Qua từ'' sàng''. - Nếu thay như vậy thì ý thơ thay đổi vì người đọc có thể nghĩ tác giả đang ngồi đọc sách - ngắm trăng hoặc ngắm trăng trước sân. - Trong đêm trăng cực sáng ở chốn tha hương, tác giả trằn trọc không ngủ được; cũng có thể đã ngủ rồi song tỉnh dậy mà không ngủ lại được. - Đây là 3 từ đồng nghĩa: - Sáng và chiếu là ánh sáng tự nhiên của trăng . - Rọi còn có thêm nét nghĩa là trăng đi tìm tri âm , tri kỉ . - Câu 1 : Miêu tả , câu 2 . Biểu cảm . => Ánh trăng sáng đẹp mơ màng dịu êm trong đêm thanh tĩnh . - Tình cảm yêu quý gần gũi với thiên nhiên . 2. Hai câu thơ cuối: - Từ: Tư cố hương . Nhớ quê hương cũ. - Cùng tả cảnh, tả tình song cái tình được thể hiện rõ hơn, tình người, tình quê được khách quan hoá để hiển hiện thành nhìn trăng sáng ngẩng đầu, cúi đầu. - Ngẩng đầu là để kiểm nghiệm ánh sáng trước giường là sương hay trăng. - Ta thấy ánh mắt của tác giả đã hướng xa hơn từ trong ra ngoài, cao hơn từ mặt đất lên bầu trời. Từ cảm nhận được một vùng sáng của trăng sáng đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng. - Cúi đầu nhớ quê hương. - Không phải cúi đầu để kiểm nghiệm trăng mà để suy ngẫm về quê hương. - Nghệ thuật đối ở 2 câu cuối. - Đối về ngữ pháp: Cấu trúc của các bộ phận tham gia ngữ pháp giống nhau ĐT- ĐT; ĐT- ĐT Cụm DT- Cụm DT ( Trăng sáng - Cố hương ). - Đối ý: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng / Cúi đầu nhớ cố hương. - Hai cử chỉ đối lập nhau trong 2 từ trái nghĩa không tạo sự mâu thuẫn mà còn tạo sự hoà đồng một tâm hồn tự do phóng khoáng xuất phát từ cội nguồn và luôn luôn hướng về cội nguồn. =>Nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ. - Động từ: Nghi, tư, vọng, cử, đê. - Cả 5 động từ đều bị lược bỏ chủ ngữ nhưng vẫn có thể khẳng định được chủ thể trữ tình là nhà thơ. III. Tổng kết. - Nghệ thuật: Từ ngữ giản dị, nghệ thuật đối rất thành công. - Nội dung: - Tình yêu thiên nhiên và nỗi nhớ quê hương da diết. * Ghi nhớ: SGK tr IV. Luyện tập Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu thơ nhơ sau: Đêm thu trăng sáng như sương, Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà. Dựa vào những điều đã phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu thơ theo nguyên thể hoặc theo thể lục bát.

File đính kèm:

  • doctinh da tu 2.doc