Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 13 - Trịnh Đình Vinh

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu được thế nào là truyện cười.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa nghệ thuật gây cười trong hai truyện Treo biển, Lợn cưới áo mới.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng kể sáng tạo truyện cười với những ngôi kể khác nhau.

 3. Thái độ: GDHS cách dùng từ, không được khoe khoang hợm hĩnh

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Nội dung, ý nghĩa nghệ thuật gây cười trong hai truyện Treo biển, Lợn cưới áo mới.

III. CHUẨN BỊ:

. GV: bảng phụ

HS: Nghiên cứu đề bài và soạn bài.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

2. Kiểm tra miệng:

 1/. Bài học sâu sắc nhất qua truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là gì ?

2/. Tại sao tác giả dân gian không đặt tên cho nhân vật là các con vật mà lại đặt tên như vậy ?

 * Trả lời:

 1/. Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

 2/. Đặt tên như vậy để nhân hóa, làm cho các bộ phận cơ thể người giống như một con người.

3. Tiến trình bài học:

* Giới thiệu bài: Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tiếng cười được thể hiện trong các truyện cười đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Hôm nay cô giới thiệu các em truyện cười “Treo biển – Lợn cưới áo mới”

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 13 - Trịnh Đình Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình bài học: * Giới thiệu bài: Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tiếng cười được thể hiện trong các truyện cười đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Hôm nay cô giới thiệu các em truyện cười “Treo biển – Lợn cưới áo mới” HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: 5p Tìm hiểu định nghĩa truyện ngụ ngôn HS đọc chú thích dấu sao trang 124 ? Nêu ngắn gọn định nghĩa truyện cười - Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, có cái cười mua vui, có cái cười phê phán. Hoạt động 2: 13p Hướng dẫn đọc, tìm văn bản HS đọc truyện Treo biển ? Nhà hàng treo biển để làm gì? - Treo biển là để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm nhằm mục đích bán được nhều hàng ? Nội dung tấm biển có bao nhiêu yếu tố, vai tró của từng yếu tố ? - Nội dung tấm biển có bốn yếu tố: + Ở đây: địa điểm của hàng + có bán: hoạt động của cửa hàng + cá: loại mặt hàng + tươi: chất lượng của hàng ? Nội dung tấm biển có phù hợp với công việc của cửa hàng không? - Bốn yếu tố, bốn nội dung phù hợp, cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ. ? Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng? - Bốn người ? Em có nhận xét gì về từng ý kiến? " HS phát biểu ? Tại sao cửa hàng sau mỗi lần góp ý đều lập tức nghe theo, sửa đổi nội dung theo người góp ý mà cách làm chủ yếu là lần lượt bỏ từng yếu tố? - Cả bốn ý kiến đều có cách lập luận rất đanh thép với giọng chê bai của những người am hiểu, bởi vậy nó có tác dụng rất lớn đối với chủ cửa hàng vốn rất kém tự tin. - Nhà hàng nghe theo răm rắp, cứ lần lược bỏ đi từng từ, từng nội dung và thật buồn cười, cứ tưởng như vậy là làm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. ? Đọc truyện này những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái cười bộc lộ rõ nhất? Tại sao? - Mỗi lần có người góp ý, nhà hàng không cần suy nghĩ “nghe nói bỏ ngay” ta đều cười. Cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. ? Truyện có ý nghĩa phê phán ai? ? Phê phán điều gì ? - Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác ? Truyện ngụ bài học gì về cuộc đời? - Được người khác góp ý không nên vội vàng làm theo khi chưa suy nghĩ kỹ. Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. HS đọc ghi nhơ ? Qua câu chuyện này, em rút ra bài học gì về cách dùng từ ? - Dùng từ phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa. Hoạt động 3: 13p Hướng dẫn đọc, tìm văn bản HS đọc truyện “Lợn cưới - áo mới” GV cùng học sinh đọc toàn truyện một lần. Chú ý nhấn mạnh giọng nói của hai chàng ? Em hiểu thế nào về tính khoe của? - Là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết mình giàu. Đây là thói sấu thường thấy ở người giàu, người mới giàu thích học đòi. ? Anh đi tìm lợn khoe của trong trường hợp nào? Tình huống như thế nào? Lẽ ra anh phải hỏi người ta ra sao? - Khoe của trong lúc nhà đang có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới sổng mất " khoe ngay cả lúc nhà đang rất bận rộn, bối rối. - Lẽ ra anh chỉ cần hỏi người ta “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” ? Từ “cưới” có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và có là thông tin cần thiết cho người được hỏi không? " HS phát biểu ? Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? - May được cái áo mới không để dịp lễ, Tết hay đi đâu đó mới mặt mà đem ra mặc ngay và anh ta còn “đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen” HS giải nghĩa từ hóng (chờ đợi, ngóng trông vẻ sốt ruột) ? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? - Hoàn toàn không phù hợp, người ta hỏi về con lợn, anh liền “giơ ngay vạt áo ra” cố khoe cho bằng được cái áo mới. Dùng điệu bô chưa đủ, anh ta cò dùng cả ngôn ngữ “từ lúc tôi mặc cái áo mới này”. Đây là yếu tố thừa trong câu trả lời nhưng lại là nội dung cần thông báo của anh. ? Đọc truyện này vì sao em lai cười? - Cười về hành động, ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của " quá đáng, lố bịch. ? Truyện nhằm mục đích gì > - Chế giễu, phê phán ? Chế giễu, phê phán ai ? Phê phán điều gì? HS đọc ghi nhớ I.Giới thiệu chung: - Khái niệm về truyện cười (chú thích SGK) - Truyện “treo biển” là truyện hài hước mua vui - Truyện “lợn cưới – áo mới” là truyện cười châm biếm, phê phán II. Đọc, tìm hiểu văn bản: 1/. Truyện “Treo biển” a. Nội dung tấm biển: Bốn yếu tố, bốn nội dung phù hợp, cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ. b. Những góp ý về cái biển: c. Ý nghĩa truyện: - Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc. - Phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. Ghi nhớ Sgk / 125 d. Luyện tập: 2/. Lợn cưới - áo mới a. Anh đi tìm lợn: - Khoe của trong lúc nhà bận rộn (có đám cưới) b. Anh có áo mới: - May được áo mới đem ra mặc ngay, “đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen” - Điệu bộ, ngôn ngữ khi trả lời cũng thể hiện tính khoe của. * Ghi nhớ Sgk / 128 4.Tổng kết - Qua hai truyện cười, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì? * Bài học nào sau đây đúng với truyện Lợn cưới áo mới? a. Có gì hay nên khoe để mọi người cùng biết b. Chỉ khoe những gì mình có c. Không nên khoe khoang một cách hợm hĩnh d. Nên tự chủ trong cuộc sống * Đáp án: c 5. Hướng dẫn HS tự học: - Học ghi nhớ, đọc phần đọc thêm - Chuẩn bị: Ôn tập truyện dân gian + Soạn trước các câu hỏi Sgk trang 134-135 V. RÚT KINH NGHIỆM: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ Bài 12 - Tiết 52 Tuần 13 Tiếng Việt I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ. - Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói, viết. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng số từ và lượng từ trong khi nói, viết. 3. Thái độ: GDHS thái độ yêu quý tiếng nói dân tộc, yêu thích môn học. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ. III. CHUẨN BỊ: . GV: Tài liệu tham khảo, bảng phụ . HS: Soạn bài theo yêu cầu. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: 1/. Cụm danh từ là gì ? Cho ví dụ. Cụm danh từ có ý nghĩa như thế nào so với danh từ ? 2/. Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào ? Tìm một cụm danh từ và xác định cấu tạo của nó. * Trả lời: 1/. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành Ví dụ: Các em học sinh lớp 64 ấy Cụm danh từ có cấy tạo phức tạp và có ý nghĩa đầy đủ hơn danh từ nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. 2/. Cụm danh từ có cấu tạo ba phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau 3. Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài: Trong ngữ pháp Tiếng Việt, tuy chưa được sử dụng rộng rãi như danh từ, động từ, tính từ, nhưng số từ và lượng từ cũng được dùng nhiều. Muốn hiểu rõ hơn về hai loại từ này, chúng ta tiến hành bài học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: 15p Nhận diện và phân biệt số từ với danh từ HS đọc câu 1 mục I, GV ghi bảng các từ in đậm a. hai chàng một trăm ván cơm nếp một trăm nệp bánh chưng chín ngà chín cựa chín hồng mao một đôi b. Hùng Vương thứ sáu ? Các từ in đậm bổsung ý nghĩa cho những từ nào? " HS phát biểu ? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? - Danh từ ? Chúng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì? - Đứng trước danh từ: bổ sung ý nghĩa về số lượng. Câu b bổ sung ý nghĩa số thứ tự, đứng sau danh từ. ? Từ đôi trong câu a có phải số từ không? Vì sao? - Không phải số từ, vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ đơn vị. ? Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát như từ đôi " HS tìm, GV ghi bảng ? Từ ví dụ đã phân tích, em hãy cho biết thế nào là số từ ? Số từ đứng ở vị trí nào trong cụm từ? ? Cần phân biệt số từ với từ loại nào? HS đọc ghi nhớ Hoạt động 2: 15p Nhận diện và phân biệt số từ với lượng từ HS đọc câu 1 mục II, GV treo bảng phụ - Các hoàng tử - những kẻ thua trận - Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ ? Nghĩa của các từ các, những, cả mấy có gì giống và khác nghĩa của số từ? " HS so sánh, phát biểu - Giống: cùng đứng trước danh từ - Khác: + Số từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật + Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiếu của sự vật ? Xếp các cụm danh từ nói trên vào mô hình cụm danh từ. Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự. Phần trước Phần TT Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 Cả Các những mấy kẻ vạn hoàng tử tướng lĩnh thua trận ? Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể gồm những loại nào? ? Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối gồm những loại nào? HS tìm ví dụ, GV ghi bảng ? Lượng từ là gì? Lượng từ được chia thành mấy nhóm? HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3: 10p Hướng dẫn luyện tập HS đọc bài tập 1, 2 Hoạt động nhóm, GV quy định thời gian Nhóm 1, 3: bài tập 1 Nhóm 2, 4: bài tập 2 Các nhóm trình bày, GV nhận xét, sửa chữa, HS ghi vào tập Gọi HS đọc yêu cầu BT 3 Phân biệt sự giống và khác nhau giữa mỗi, từng I. Số từ: - Số từ: một, hai, chín, một trăm, - Danh từ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng: tá cặp, chục, trăm, nghìn, * Ghi nhớ Sgk / 128 II. Lượng từ: - Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy, - Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, mỗi, từng, * Ghi nhớ Sgk / 129 III. Luyện tập: 1/. Tìm số từ và xác định ý nghĩa: - Số từ chỉ số lượng: một (canh), hai (canh), ba (canh), năm (cánh) - Số từ chỉ thứ tự: (canh) bốn, (canh) năm 2/. Các từ trăm, ngàn, muôn được dùng với ý nghĩa số lượng nhiều, rất nhiều nhưng không chính xác. Bài 3: SGK/129 Phân biệt sự khác nhau giữa mỗi, từng + Giống nhau: Tách ra từng sự vật, từng cá thể + Khác: Từng :Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự hết cá thể này đến cá thể khác Mỗi : Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý lần lượt. 4.Tổng kết - Số từ là gì? Lượng từ là gì? * Lựa chọn các từ: mấy, trăm, ngàn, vạn điền vào chỗ trống thích hợp cho các câu sau: a. Yêu nhau núi cũng leo sông cũng lội đèo cũng qua b. năm bia đá thì mòn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Đáp án: a mấy b. trăm, ngàn 5. Hướng dẫn HS tự học: - Học ghi nhớ, làm bài tập 3 - Chuẩn bị: Chỉ từ + Chỉ từ là gì ? + Hoạt động của chỉ từ trong câu V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 6 tuan 13.doc