Giáo án Mỹ thuật khối 3 - Bài 5 : Tập nặn tạo dáng tự do nặn quả

MỤC TIÊU

 - Học sinh nhận biết hình, khối của một số quả.

 - Nặn được một vài quả gần giống với mẫu.

 - Học sinh biết được lợi ích của một số loại quả.

II – CHUẨN BỊ

Giáo viên

- Sưu tầm tranh, ảnh một số loại quả có hình dáng, màu sắc đẹp.

- Một vài loại quả thực.

- Quả mẫu.

 

docx12 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật khối 3 - Bài 5 : Tập nặn tạo dáng tự do nặn quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh Vở tập vẽ. Đất nặn. III – Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét Hoạt động dạy Hoạt động học - GV giới thiệu tranh, ảnh về các con vật và gợi ý để HS nhận biết : + Tên con vật là gì ? + Hình dáng, đặc điểm của con vật như thế nào ? + Các phần chính của con vật ? + Màu sắc của con vật? - GV yêu cầu HS kể tên một số con vật quen thuộc mà các em biết . + Con lợn, con voi, con gà,.... + Hình dáng, đặc điểm của mỗi con vật khác nhau. + Đầu, thân, chân,... + HS trả lời theo cách nhìn của các em. + Con ngựa, con vịt, con mèo,.... Hoạt động 2 : Cách nặn con vật Hoạt động dạy Hoạt động học - GV cho HS chọn con vật định nặn. - Yêu cầu HS nhớ lại hình dáng, đặc điểm và các phần chính của con vật . - Có hai cách nặn: + Nặn các phần như : thân, đầu, chân,...rồi ghép lại thành hình con vật. + Từ thỏi đất, nặn vuốt để tạo thành hình dáng con vật. + HS chọn con vật. + HS nhớ lại để nặn. + HS lắng nghe, chú ý lên bảng. Hoạt động 3 : Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học - GV quan sát, gợi ý cho những HS đang còn lúng túng. - Gợi ý cho những HS này cách nặn. - Gợi ý HS cách tạo dáng con vật cho sinh động + HS làm bài. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học - GV yêu cầu HS bày bài nặn theo chủ đề hay theo con vật em thích. - Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài tập hoàn thành. + HS bày sản phẩm. + HS tự giới thiệu bài tập nặn các con vật của mình cho cả lớp cùng nghe. Dặn dò Sưu tầm tranh, ảnh các con vật. Tìm và xem tranh dân gian. Thứ 4 ngày 30 tháng 9 năm 2009. Mỹ thuật khối 4 Bài 5 : Thường thức mỹ thuật Xem tranh phong cảnh I – Mục tiêu - Học sinh thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh và màu sắc. - Học sinh yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên. II – Chuẩn bị Giáo viên - SGK, SGV. - Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh và một vài bức tranh đề tài khác. Học sinh SGK. Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh. III – Các hoạt động dạy – học Giới thiệu bài Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước như : đồng ruộng, nhà cửa, cây cối, sông, núi,....Tranh phong cảnh mang lại cho người xem những cảm xúc thẩm mỹ, thể hiện qua vẻ đẹp của màu sắc, đường nét bố cục. Xem tranh phong cảnh có thể ta còn nhận biết được sự khác nhau về cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, tập quán,...của các vùng, miền, để từ đó càng thêm yêu thiên nhiên, đất nước con người. Hoạt động dạy Hoạt động học - GV giới thiệu một vài tranh phong cảnh và đặt một vài câu hỏi để các em tiếp cận với bài học : + Tên tranh ? + Tên tác giả của bức tranh ? + Các hình ảnh có trong tranh ? + Màu sắc ? + Chất liệu dùng vẽ tranh ? - GV nêu đặc điểm của tranh phong cảnh : + Là tranh vẽ về cảnh vật, có thể vẽ thêm người và các con vật cho thêm sinh động, nhưng cảnh vẫn là chính. + Tranh có thể được vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau như : sơn dầu, màu bột, màu nước, chì màu,.... + Tranh thường được treo ở phòng làm việc, ở nhà,...để trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. + HS trả lời các câu hỏi trên dựa vào tranh mà GV đã chuẩn bị. + HS lắng nghe. Hoạt động 1 : Xem tranh Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Phong cảnh Sài Sơn.Tranh khắc gỗ mà của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 - 1976). - GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý : + Trong bức tranh có những hình ảnh nào ? + Tranh vẽ về đề tài gì? + Màu sắc trong bức tranh như thế nào ? Có những màu gì ? + Hình ảnh chính trong bức tranh là gì ? + Trong bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa ? - GV tóm tắt : + Tranh khắc gỗ Phong cảnh Sài Sơn thể hiện vẻ đẹp của miền trung du thuộc huyện Quốc Oai (Hà Tây), nơi có thắng cảnh Chùa Thầy nổi tiếng. Đây là vùng quê trù phú, tươi đẹp. + Bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu, đường nét khoẻ khoắn, sinh động mang nét đặc trưng riêng của tranh khắc gỗ tạo nên một vẻ đẹp bình dị và trong sáng. 2.Phố cổ. Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988). - Trước khi xem tranh, GV cung cấp cho các em một số tư liệu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái để các em hiểu biết hơn : + Quê hương của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái ở đâu ? + Ông say mê vẽ phố cổ Hà Nội và rất thành công ở đề tài này. + Ông có cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện riêng. + Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng gì ? - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi: + Bức tranh vẽ những hình ảnh gì ? + Dáng vẻ của các ngôi nhà ? + Màu sắc của bức tranh ? - Sau khi HS trả lời GV bổ sung : + Bức tranh được vẽ với hoà sắc những màu ghi (xám), nâu trầm, vàng nhẹ, đã thể hiện sinh động các hình ảnh : những mảng tường nhà rêu phong, những mái ngói đỏ đã chuyển thành nâu sẫm, những ô cửa xanh đã bạc màu,...Những hình ảnh này cho ta thấy dấu ấn thời gian in đậm nét trong phố cổ. Cách vẽ khoẻ khoắn, khoáng đạt của hoạ sĩ đã diễn tả rất sinh động dáng vẻ của những ngôi nhà cổ đã có hàng trăm năm tuổi. Những hình ảnh khác như : người phụ nữ, em bé gợi cho ta cảm nhận về cuộc sống bình yên diễn ra trong lòng phố cổ. 3.Cầu Thê Húc. Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (học sinh tiểu học). - GV gợi ý HS tìm hiểu bức tranh : + Các hình ảnh có trang bức tranh ? + Màu sắc ? + Chất liệu để vẽ tranh? + Cách thể hiện ở trong tranh ? - Cầu Thê Húc là một bức tranh đẹp của thiếu nhi vẽ về phong cảnh Hà Nội. - GV kết luận : Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh – sạch - đẹp, không chỉ giúp con người có sức khoẻ tốt, mà còn là nguồn cảm hứng để vẽ tranh. Các em cần có nhiều ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và cố gắng vẽ nhiều tranh đẹp về quê hương mình. * Người, cây, nhà, ao làng, đống rơm, dãy núi,... * Nông thôn. * Màu sắc trong tranh tươi sáng, nhẹ nhàng. Có màu vàng của đống rơm, mái nhà tranh ; màu đỏ của mái ngói ; màu xanh lam của dãy núi,... + Phong cảnh làng quê. + Các cô gái ở bên ao làng. + HS lắng nghe. + ở huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. + Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. + Đường phố có những ngôi nhà,... + Nhấp nhô, cổ kính. + Trầm ấm, giản dị. + HS lắng nghe và ghi nhớ. + Cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, HồGươm và đàn cá. + Tươi sáng, rực rỡ. + Màu bột. + Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng. Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học. Dặn dò Quan sát các loại quả dạng hình cầu. Thứ 4 ngày 30 tháng 9 năm 2009. Mỹ thuật khối 5 Bài 5 : Tập nặn tạo dáng Nặn con vật quen thuộc I – Mục tiêu - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động. - Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng. - Học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật . II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Sưu tầm tranh,ảnh về con vật. Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn. Học sinh SGK. Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn. III – Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét Hoạt động dạy Hoạt động học - GV cho HS quan sát tranh, ảnh về con vật đồng thời đặt câu hỏi để HS trả lời : + Con vật trong tranh, ảnh là con gì? + Con vật có những bộ phận gì ? + Hình dáng của chúng khi đi, đứng, chạy,...thay đổi như thế nào ? + Ngoài các con vật được xem em có thể kể tên các con vật khác được không ? - GV gợi ý HS chọn con vật định vẽ. + Con voi, con trâu, con mèo,... + Thân, đầu, chân,... + Hình dáng thay đổi khi chúng vận động. + Con trâu, con ngựa, con khỉ,... Hoạt động 2 : Cách nặn Hoạt động dạy Hoạt động học - GV nặn và tạo dáng con vật để HS quan sát và nắm được từng bước nặn : + Nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật sẽ nặn. + Chọn màu đất nặn cho con vật. + Nhào đất kĩ cho mềm, dẻo trước khi nặn. + Có thể nặn theo 2 cách: * Nặn từng bộ phận các và chi tiết của con vật rồi ghép dính lại. * Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo thành hình dáng chính của con vật. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh. + HS chú ý lên bảng theo dõi. Hoạt động 3 : Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học - Yêu cầu HS nặn con vật theo ý thích, nếu nặn được nhiều con vật thì sắp xếp theo đề tài. - Trong khi HS thực hành, GV quan sát và hướng dẫn thêm cho các em đang còn lúng túng. - Nhắc HS trải giấy lên bàn, không bôi bẩn ra bàn ghế, quần áo, khi nặn xong cần rửa tay và lau tay sạch sẽ. + HS làm bài. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học - GV yêu cầu HS bày bài nặn để cả lớp cùng xem xét và xếp loại : - GV khen ngợi những HS có bài nặn đẹp. - GV nhận xét chung tiết học. + HS bày sản phẩm theo sự chỉ đạo của GV. Dặn dò Tìm và quan sát một số hoạ tiết trang trí. -------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 30 tháng 9 năm 2009. Mỹ thuật khối 1 Bài 5 Vẽ nét cong I – Mục tiêu - Học sinh nhận biết nét cong. - Học sinh biết cách vẽ nét cong. - Học sinh vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích. II – Chuẩn bị Giáo viên Một số đồ vật có dạng hình tròn. Một vài hình vẽ hay ảnh có hình là nét cong. Học sinh Vở tập vẽ. Bút chì đen, bút dạ, sáp màu,... III – các hoạt động dạy – học 1.Giới thiệu nét cong Hoạt động dạy Hoạt động học - GV vẽ lên bảng một số nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín và đặt câu hỏi để HS trả lời: + Các nét đó có phải là nét cong không ? + Tên gọi của chúng ? + Em hãy kể các vật hay hoa quả có nét cong ? + Các nét đó là nét cong ? + Nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín. + Quả cam, hoa hồng, chiếc lá cây, dãy núi,... 2.Hướng dẫn học sinh cách vẽ nét cong Hoạt động dạy Hoạt động học - GV vẽ lên bảng để HS nhận ra : + Cách vẽ nét cong. + Các hình hoa quả được vẽ từ nét cong. - Chú ý theo dõi lên bảng. 3.Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học GV gợi ý HS làm bài tập: + Vẽ vào phần giấy qui định như: *Vườn hoa. * Vườn cây ăn quả. * Thuyền và biển. * Núi và biển. + HS làm bài tự do. 4. Nhận xét, đánh giá GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đạt và chưa đạt về: + Hình vẽ. + Màu sắc. 5. Dặn dò HS Quan sát hình dáng và màu sắc của cây, hoa, quả.

File đính kèm:

  • docxgiao an my thuat(10).docx
Giáo án liên quan