Giáo án môn Tiếng Việt 1 - Tuần 1

HỌC VẦN ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.

I. Mục tiêu yêu cầu: Hình thành cho học sinh có thói quen kỷ luận và trật tự trong học tập, dần đưa các em vào nề nếp hoạt động và học tập theo ký hiệu của giáo viên.

II. Bài mới:

Hoạt động giáo viên

1. Ổn định tổ chức:

- Bầu ban các sự lớp (lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động).

- Chia lớp làm 4 tổ, 6 sao.

2. Xây dựng nền nếp:

- Tập các nền nếp, học tập: Cách giơ tay phát biểu, xây dựng bài, cách giơ bảng con.

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 1 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 HỌC VẦN BÀI 1: e A. Mục tiêu: Học sinh làm quen và nhận biết được chữ và âm e. - Buổi đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. B. Đồ dùng dạy học Sợi dây, tranh minh họa: lớp học của loài chim, ve, gấu, ếch. Sách Tiếng Việt, Bảng con.C. Các hoạt động dạy và học Hoạt động giáo viên Bài cũ: Ổn định tổ chức. Bài mới: Dựa vào tranh vẽ, giáo viên giới thiệu chữ e. Giáo viên: Tranh vẽ ai? Tranh vẽ cái gì? Giáo viên: bé, ve, xe, me là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm e. Dạy chữ ghi âm. Nhận diện chữ: Giáo viên viết lại chữ e lên bảng và nói: Chữ e gồm một nét thắt. Giáo viên: chữ e giống hình cái gì? Nhận diện âm và phát âm Giáo viên phát âm: e (to, rõ ràng) Giáo viên sửa lời phát âm học sinh phát âm chưa rõ. Hướng dẫn viết chữ e Giáo viên viết chữ mẫu e lên bảng. Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ e cao 2 dòng li. Các em đặt phấn bắt đầu ở bên dưới dòng kẻ thứ hai của dòng li thứ 1 và điểm dừng bút ở bên trên dòng kẻ thứ ba của li thứ 2 một chút. Giáo viên theo dõi nhận xét Hoạt động học sinh Cả lớp hát bài “cả nhà thương nhau” Học sinh bỏ dụng cụ học tập lên bàn để giáo viên kiểm tra. Học sinh: bé, ve, xe, me. Học sinh đọc: e (đồng thanh) Học sinh thảo luận. Học sinh hình sợi dây vắt chéo, hình cái nơ Học sinh tập phát âm (cá nhân) Học sinh phát âm nhóm, lớp. Nghỉ 5’. Học sinh theo dõi. Học sinh viết chữ e trên không trung bằng ngón tay trỏ. Học sinh viết bảng con. Học sinh giơ bảng để giáo viên kiểm tra Học sinh nhận xét bạn viết. TIẾT 2: Luyện tập- Luyện đọc. Giáo viên sửa phát âm cho học sinh - Luyện viết ở vở: Giáo viên hướng dẫn, giáo viên lưu ý ngồi thẳng, cầm bút đúng kĩ thuật. - Luyện nói: Giáo viên gợi ý. Trong trang sách mới (trang bên phải) có mấy bức tranh? - Các bức tranh vẽ gì? Giáo viên: Các bức tranh này có gì giống nhau? Giáo viên: Các bức tranh này có gì khác nhau? Giáo viên: Trong các tranh có con vật nào học bài giống chúng ta hôm nay? Giáo viên: Học tập là môt việc rất quan trọng, rất cần thiết và rất vui. Ai cũng phải đi học và phải học hành chăm chỉ. Củng cố, dặn dò. Bài sau: B Học sinh luyện phát âm e ở trong lớp (nhóm, bàn, cá nhân). - Học sinh viết ở vở tập viết. Nghỉ 5’ Học sinh: có 5 bức tranh. Học sinh có thể nói: Tranh 1: Chim mẹ dạy con tập hát. Tranh 2: Ve con đang học kéo đàn. Tranh 3: Các bạn ếch đang học nhóm. Tranh 4: Thầy giáo gấu đang dạy các bạn học bài chữ e. Học sinh: đều nói về việc đi học, nói về hoạt động học tập. Học sinh: việc học khác nhau: Ve học đàn, chim học hót Học sinh: con gấu. Học sinh đọc lại âm e ở bảng. Học sinh về nhà tìm tiếng có chữ e vừa học ở SGK trong các tờ báo. Thứ ngày tháng năm 200 HỌC VẦN BÀI 2: b A. Mục tiêu: Học sinh làm quen và nhận biết được chữ và âm b, ghép được tiếng bé. - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung. Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật. B. Đồ dùng dạy học: Sợi dây, tranh minh họa các tiếng bé, bê, bóng, bà. - Tranh minh họa phần luyện nói: chim non, gấu, voi, em bé, 2 em bé gái chơi xếp đồ. C. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động giáo viên Bài cũ: Giáo viên ghi âm e ở bảng con. Bài mới: Vào bài. Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh ở SGK (phóng to). Các tranh vẽ ai? Vẽ cái gì? Giáo viên: Các tiếng bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm b. Giáo viên viết b lên bảng. 2. Dạy chữ ghi âm Giáo viên viết lên bảng b và nói: Đây là chữ b (bờ). Giáo viên hướng dẫn vị trí phát âm b: môi ngậm lại, hơi bật ra. Giáo viên phát âm b. A/ Nhận diện chữ Giáo viên viết chữ b (viết chữ thường lên bảng phụ có kẻ sẵn) và nói: Đây là chữ b viết chữ b gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt. B/ Ghép chữ và phát âm. Giáo viên: bài trước ta học âm e. Bài này các em học thêm âm b. Âm b ghép với âm e cho ta tiếng be. Giáo viên viết lên bảng: be và hướng dẫn học sinh mẫu ghép tiếng be trong SGK Hoạt động học sinh - Học sinh đọc: e (5 học sinh) và đọc e trong các tiếng ve, be, xe, bé. - Học sinh viết bảng con: e Học sinh thảo luận và trả lời: Bé, bê, bà, bóng. Học sinh phát âm b (đồng thanh) Học sinh phát âm (cá nhân, bàn, nhóm, lớp). Học sinh thảo luận và trả lời. So sánh b với e đã học. Giống nhau: nét thắt của e và khuyết của b. Khác nhau: chữ b có thêm nét thắt Học sinh phân tích: be B đứng trước, e đứng sau. Giáo viên phát âm mẫu be Giáo viên chữa lỗi phát âm học sinh C. Viết bảng con: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ ghi âm b và viết tiếng be. Giáo viên kiểm tra học sinh viết. Nhận xét. Học sinh đọc (cá nhân, bàn, nhóm, cả lớp). Học sinh tìm đọc thêm tiếng có âm b khi phát lên giống với âm b vừa học. Tiếng kêu của bò, của bê con Nghỉ 5’ Học sinh viết bảng con: b, be - Học sinh đưa bảng giáo viên kiểm tra Học sinh nhận xét TIẾT 2 Luyện tập: A/ Luyện đọc: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài ở bảng lớp. Giáo viên sửa phát âm cho học sinh B/ Luyện viết: Giáo viên theo dõi, uốn nắn. C/ Luyện nói: giáo viên gợi ý Giáo viên: Ai đang học bài? Ai đang tập viết chữ e Bạn voi đang làm gì? Ai đang kẻ vở? Hai bạn gái đang làm gì? Giáo viên: Tại sao chú voi lại cầm ngược sách? Giáo viên: Các bức tranh này có điểm gì giống nhau? Giáo viên: Các bức tranh này có gì khác nhau? Trò chơi: Thi tìm chữ Giáo viên cắt khoảng 10 – 12 bông hoa. Viết các chữ khác nhau, có 3 bông hoa được viết 3 chữ b. Củng cố, dặn dò. Tìm chữ đã học trong sách bài: Dấu / Học sinh đọc lại bài ở bảng lớp (cá nhân, tổ, lớp). Học sinh đọc bài ở SGK Học sinh tập tô và viết b, be trong vở tập viết. Học sinh quan sát tranh. Học sinh nói: Tranh 1: Vẽ chim non đang học bài Tranh 2: Chú gấu đang tập viết chữ. Tranh 3: Bạn voi đang cầm ngược sách. Học sinh tiến tục trả lời tranh 4, 5 - Tại chú voi chưa biết chữ - Tại chú voi không chịu học - Các bạn đều tập trung vào công việc của mình. - Về các con vật khác nhau và công việc khác nhau. Mỗi lần 3 học sinh lên bảng, tìm xem ai nhanh hơn. Học sinh nào tìm đúng và nhanh nhất được cả lớp vỗ tay cổ vũ. - 3 học sinh phát âm laị âm b - 2 học sinh đọc: be. Thứ ngày tháng năm 200 HỌC VẦN BÀI 3: DẤU / A. Mục tiêu: Học sinh biết được dấu và thanh sắc (/) - Biết ghép tiếng bé. - Biết được dấu và thanh sắc (/)ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa các tiếng: bé, cá, lá ( chuối ), chó, khế. - Tranh minh họa phần luyện nói: một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường. C. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động giáo viên I. Bài cũ: b Giáo viên viết lên bảng các tiếng: bé, bê, bóng, ba. Giáo viên nhận xét II. Bài mới: Dấu / Giáo viên: Các tranh ở SGK vẽ ai? vẽ con gì? vẽ cái gì? Giáo viên: bé, cá, lá ( chuối ), chó, khế là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có dấu và thanh sắc. Giáo viên ghi vào tên bài học: Dấu / và nói: Tên của dấu này là dấu sắc. Dạy dấu thanh a. Nhận diện dấu: Giáo viên viết lại dấu sắc lên bảng và nói: dấu / là 1 nét nghiêng phải. Giáo viên: Dấu sắc giống cái gì? b. Ghép chữ và phát âm: Giáo viên: Các con đã được học chữ e, b và tiếng bé. Thêm dấu sắc vào be ta được tiếng gì? Giáo viên: Viết như SGK lên bảng. Giáo viên: Viết lên bảng bé. Giáo viên đánh vần bờ- e- be- sắc- bé. Hoạt động học sinh Học sinh đọc b, bé. - Học sinh lên bảng chỉ các chữ b trong các tiếng. - Học sinh viết bảng con: b, bé. Học sinh quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ bé, cá, chuối, chó, khế. Học sinh đọc: Sắc (đồng thanh). Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Học sinh: giống cây thước đặt nghiêng về bên phải. Học sinh: Bé. Học sinh ghép tiếng bé bằng chữ rời. Học sinh phân tích. Học sinh đánh vần cá nhân, bàn, nhóm. - Học sinh đọc trơn: bé (cá nhân, bàn, nhóm). - Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm các hình ở trang 8 thể hiện tiếng bé. (bé thổi ra bong bóng be bé, chó con bé nhỏ, quả khế bé) c. Hướng dẫn viết dấu thanh lên bảng con. Giáo viên: Ai nhắc lại cho cô dấu / giống nét gì - Giáo viên viết mẫu lên bảng dấu / Giáo viên: Các em không viết dấu / quá dài hoặc quá ngắn, khi viết nhớ nét từ trên xuống bắt đầu từ dòng kẻ đầu tiên hơi nghiêng về bên phải và dừng lại ở bên trên dòng kẻ thứ 2 của li đó 1 chút ( giáo viên vừa nói vừa viết mẫu). - Giáo viên theo dõi, nhắc nhở học sinh viết đúng. * Hướng dẫn học sinh viết tiếng Giáo viên: Các em viết cho có tiếng be vào bảng con. Giáo viên viết mẫu: be Giáo viên viết dấu / trên âm e. bé. Giáo viên sửa lỗi và nhận xét Học sinh: Dấu sắc giống nét xiên phải. Học sinh nhắc lại cách viết dấu / Học sinh viết trên bảng con. Học sinh đưa bảng con để giáo viên kiểm tra. Nhận xét. Học sinh viết tiếng be vào bảng con. Học sinh quan sát giáo viên viết mẫu dấu / trên âm e. Học sinh viết bảng con: bé. Học sinh viết xong đọc: bé. TIẾT 2: 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: đọc ở bảng. - Giáo viên sửa phát âm cho học sinh Đọc ở SGK Giáo viên nhận xét, sửa phát âm. b. Luyện viết: Giáo viên theo dõi, uốn nắn. c. Luyện nói: - Giáo viên: Quan sát tranh em thấy những gì? Giáo viên: Các bức tranh có gì giống nhau? - Các bức tranh có gì khác nhau. - Em thích bức tranh nào nhất. Vì sao? - Ngoài các hoạt động kể trên còn có những hoạt động khác nào nữa? - Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất? Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: Học sinh thi ghép nhanh tiếng bé. - Dặn học sinh tập viết dấu /, tiếng bé vào bảng con nhiều lần. 2 học sinh đọc lại bài ở bảng lớp. - Hoạt động học sinhọc sinh đọc cá nhân, theo dãy. Phân tích tiếng bé. Học sinh viết be, bé ở vở tập viết. Học sinh quan sát tranh ở trang 9 (SGK) theo nhóm đôi - Các bạn ngồi học trong lớp. - Hai bạn gái nhảy dây. - Bạn gái đi học, bạn gái tưới rau có bê, thỏ, chó, mèo đứng xem. - Đều có các bạn - Hoạt động: đi học, nhảy dây, tưới rau. Học sinh phát biểu. Học sinh đọc lại bài ở bảng. - Học sinh chơi trò chơi.

File đính kèm:

  • doctieng viet.doc
Giáo án liên quan