Giáo án Môn Tập làm văn lớp 5 - Bài: Tập viết đoạn đối thoại

I. Mục tiêu:

- Dựa trên câu chuyện “Thái sư Trần Thủ Độ” và những gợi ý của GV, viết tiếp các

lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2)

* Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch đó.

- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Giáo dục tính trung thực, chí công vô tư cho học sinh.

** GDKNS:

- Giao tiếp: Đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh

giao tiếp.

- KN thể hiện sự tự tin, KN hợp tác.

II / ` Đồ dùng dạy – học:

- Bảng nhóm. Tranh minh họa phần đầu truyện “Thái sư Trần Thủ Độ”,.

- GV: Một số trang phục đơn giản để học sinh tập đóng kịch.

- HS: Xem lại nội dung câu chuyện SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn Tập làm văn lớp 5 - Bài: Tập viết đoạn đối thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI DẠY GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 2 MÔN : TẬP LÀM VĂN – LỚP 5 BÀI : TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI  I. Mục tiêu: - Dựa trên câu chuyện “Thái sư Trần Thủ Độ” và những gợi ý của GV, viết tiếp các  lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2)   * Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch đó.  - Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc  - Giáo dục tính trung thực, chí công vô tư  cho học sinh.  ** GDKNS: - Giao tiếp: Đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh  giao tiếp. - KN thể hiện sự tự tin, KN hợp tác.  II / ` Đồ dùng dạy – học:   Bảng nhóm. Tranh minh họa phần đầu truyện “Thái sư Trần Thủ Độ”,... GV:  Một số trang phục đơn giản để học sinh tập đóng kịch.  HS:  Xem lại nội dung câu chuyện SGK.  III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ : - Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật? - Nêu tên các vở kịch (trích đoạn kịch đã học) 2. Bài mới : - Giới thiệu ghi tên bài : * Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập 1 - Mời HS đọc đoạn trích - Các nhân vật trong đoạn trích có thể là những ai ? - Nêu nội dung đoạn trích - Thái Sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng: Anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác. Người ấy sợ hãi rối rít xin tha. - Câu nói của thái sư được viết như thế nào? GV : Vậy khi viết đầu câu đối thoại có dấu gạch ngang và tùy thuộc vào nội dung để viết đoạn đối thoại . Để tiếp tục tìm hiểu vấn đề này thày và trò chúng ta cùng chuyển sang bài tập 2 * Bài tập 2 . - Bài tập yêu cầu gì ? - Gọi HS đọc ND đoạn trích bài tập 1. - Gọi 3 HS sinh nối tiếp đọc nội dung của bài tập 2 . - Màn kịch gồm những nhân vật nào ? - Cảnh trí và thời gian vào lúc nào ? - Chúng ta sẽ viết theo những gợi ý nào ? - Gợi ý cho HS dựa theo 7 gợi ý SGK để  viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh  màn kịch  - Khi viết chú ý thể hiện tính cách hai nhân  vật: thái sư và phú nông Lưu ý khi viết : - Đầu câu đối thoại cần có dấu gạch ngang. - Từ ngữ nêu cử chỉ, cảm xúc của nhân vật viết trong dấu ngoặc đơn - Chia HS theo nhóm 4 và phát giấy cho HS viết và theo dõi giúp đỡ các nhóm . - Gọi các nhóm báo các kết quả thảo luận - Nhận xét lời đối thoại của mỗi nhóm . + Các nhóm đã biên soạn tốt màn kịch bây giờ chúng ta cùng chuyển sang bài tập 3 thầy mời một bạn đọc yêu cầu của bài tập 3 - Theo yêu cầu của bài tập chúng ta có thể chọn một trong 2 cách : cách thứ nhất là phân vai đọc lại cách này dễ hơn , cách thứ hai là diễn thử màn kịch cách này hay nhưng khó hơn hơn , - theo các em thì cần mấy vai để phân vai đọc hoặc diễn màn kịch này . - Em có biết người dẫn chuyện sẽ làm gì không ? - Nhóm nào chọn hình thức đọc phân vai ? - Nhóm nào chọn hình thức diễn màn kịch này ? - Các nhóm diễn thử màn kịch có chuẩn bị trang phục cho mình không ? nhóm nào chuẩn bị . - Dù không có trang phục hay có trang phục thì các em có thể diễn rất là hay bởi vì điều quan trọng nhất là phải nhập vai và thể hiện đúng tính cách của nhân vật . - GV đưa tiêu chuẩn đánh giá thể hiện màn kịch . - Nhắc nhở HS đóng vai cần đói thoại tự nhiên nếu quên lời của nhóm mình đã viết thì có thể diễn đạt lại theo lời của mình không cần quá phụ thuộc vào lời của nhóm đã viết . - Trước khi trình bày màn kịch của mình các em cần giới thiệu từng nhân vật mà mỗi bạn nhập vai . - Yêu cầu mỗi nhóm tự phân vai chuẩn bị trong vòng 5 phút GV nhận xét bình chọn nhóm đọc hoặc diễn màn kịch sinh động, tự nhiên hấp dẫn nhất . 3. Củng cố - dặn dò: - Khi đọc và viết đoạn đối thoại em cần lưu ý điều gì ? - Hoàn chỉnh lại nội dung bài viết vào vở. - HS nêu - HS nêu : (Ở vương quốc Tương Lai, Lòng dân, Nười công dân số một, Thái sư Trần Thủ Độ) - HS nhắc lại tên bài - 2 HS nêu - 2 HS đọc lớp đọc thầm và chú ý đến lời thoại giữa các nhân vật . - Thái sư Trần Thủ Độ, Người nhà của vợ Thái sư (phú nông) - Đầu câu viết hoa và có dấu gạch ngang. - HS nhận xét . - 2HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc - 3 HS đọc nối tiếp HS 1- đọc tên màn kịch và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian. HS 2 – đọc gợi ý về lời đối thoại. HS 3 – đọc đoạn đối thoại . - Cả lớp đọc thầm ND của bài tập 2 - Gồm : Thái sư Trần Thủ Độ, phú nông xin làm chức câu đương và mấy anh lính hầu . - HS trả lời . - HS trả lời . 1 HS đọc to, rõ ràng 7 gợi ý trong sách . - HS thảo luận nhóm 4 làm bài - Đại diện các nhóm đọc lời đối thoại của nhóm mình . - HS nhận xét, bình chọn - HS đọc yêu cầu bài tập 3 - 4 vai : Trần Thủ Độ, phú nông, lính và người dẫn chuyện . - HS trả lời . - HS trả lời . - HS trả lời . - HS đọc - HS phân vai luyện tập . - Các nhóm đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. - HS nhận xét bình chọn . - HS trả lời .

File đính kèm:

  • docTap viet cau doi thoai.doc