Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Bài 25: Nhôm

 I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết một số tính chất của nhôm.

- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.

- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng được làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.

- Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống: Có ý thức bảo quản và giữ gìn đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình mình.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Học sinh: Một số đồ dùng bằng nhôm; SGK.

- Giáo viên:

- Máy chiếu, màn hình chiếu.

+ Một số đồ dùng bằng nhôm, một số đồ dùng khác (không phải là nhôm).

+ 4 bảng phụ (dành cho hoạt động 1)

+ Phiếu học tập ( phiếu nhóm dành cho hoạt động 3);

 + Bút dạ, phấn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Bài 25: Nhôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Khoa học - Lớp 5 Bài 25: Nhôm I. MỤC TIÊU: - Nhận biết một số tính chất của nhôm. - Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng được làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng. - Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống: Có ý thức bảo quản và giữ gìn đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Học sinh: Một số đồ dùng bằng nhôm; SGK. - Giáo viên: - Máy chiếu, màn hình chiếu. + Một số đồ dùng bằng nhôm, một số đồ dùng khác (không phải là nhôm). + 4 bảng phụ (dành cho hoạt động 1) + Phiếu học tập ( phiếu nhóm dành cho hoạt động 3); + Bút dạ, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 phút 4 phút 1 phút 10phút 7 phút 9 phút 4 phút 1. Ổn định: - Giới thiệu với học sinh các thầy cô về dự giờ. 2. Kiểm tra: - Nêu: Hôm trước các em học bài Đồng và hợp kim của đồng. Bây giờ cô kiểm tra lại xem các em đã nắm bài như thế nào nhé! - Giáo viên nêu câu hỏi rồi mời học sinh trả lời: + Hỏi 1: Kể tên các đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. - Mời học sinh nhận xét rồi giáo viên nhận xét, ghi điểm. + Hỏi 2: Nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng. - Mời học sinh nhận xét rồi giáo viên nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét chung. 3. Bài mới. a) Giới thiệu bài: - Cho học sinh quan sát chiếc thau bằng nhôm. - Hỏi: Đây là vật gì? Vật này được làm từ vật liệu gì? - Giáo viên giới thiệu: Nhôm được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Vậy nhôm có tính chất gì? Nhôm được ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất? Tiết Khoa học hôm nay, cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài: Nhôm để biết được điều đó. - Giáo viên ghi tên bài lên bảng. b) Hoạt động 1: Trò chơi: Thi kể tên một số đồ dùng bằng nhôm. * Mục tiêu: - Học sinh kể tên được một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm * Tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm theo vị trí chỗ ngồi, yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng, giáo viên kiểm tra 1, 2 nhóm. - Nêu luật chơi và cách chơi. - Nêu nhiệm vụ của các nhóm: Quan sát hình ảnh, ghi nhớ, kể tên các đồ dùng được làm bằng nhôm. Trong 3 phút, đội nào ghi được nhiều, đúng, nhanh sẽ thắng cuộc. - Tổ chức cho học sinh chơi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả. - Nhận xét, tuyên dương đội thắng. - Giáo viên cho học sinh coi hình ảnh các đồ dùng được làm bằng nhôm và nói: Trong thực tế còn rất nhiều đồ dùng được làm bằng nhôm, các em về nhà quan sát xung quanh để thấy nhôm được sử dụng rất đa dạng, phong phú. - Giáo viên đưa ra các vật thật (được làm bằng nhôm và không làm bằng nhôm) và mời 1 học sinh chọn những đồ vật được làm bằng nhôm. - Nhận xét, khen học sinh + H: Qua kết quả trên, em hãy cho biết: Nhôm được sử dụng như thế nào? - Giáo viên kết luận (kết luận 1): Nhôm được sử dung rộng rãi trong sản xuất như dùng để chế tạo các dung cụ làm bếp; làm vỏ của nhiều loại đồ hộp; làm khung cửa và một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hỏa, ô tô, máy bay, tàu thủy, *Chuyển: Nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất của chúng ta. Nhôm có tính chất gì? Cô và các em cùng tìm hiểu tiếp. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật * Mục tiêu: Học sinh quan sát, phát hiện một số tính chất của nhôm. * Tiến hành: - Yêu cầu học sinh hoạt đông theo nhóm 8. - Nêu nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các đồ dùng bằng nhôm đã chuẩn bị, thảo luận trong thời gian 2 phút về (Bảng phụ 2): + Màu sắc, độ sáng của nhôm. + Tính cứng, tính dẻo của nhôm. + So sánh độ nặng, nhẹ. - Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ. - Mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Trên cơ sở phát hiện của học sinh, Giáo viện kết luận (Bảng phụ 3): Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng. Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa: * Mục tiêu: Giúp Học sinh nêu được: + Nguồn gốc và một số tính chất của nhôm. + Cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm. * Tiến hành: - Mời 1 Học sinh đọc mục Thực hành trong SGK trang 53, cả lớp đọc thầm. - Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu Học sinh thảo luận theo cặp trong thời gian 2 phút. - Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ. - Mời 2 học sinh trình bày, các Học sinh khác góp ý. - Giáo viên nhận xét, chiếu đáp án (Bảng phụ 4), mời 1 học sinh đọc lại. - Hỏi: Nhôm có phải là kim loại không? + Hỏi: Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm? - Giáo viên kết luận (Bảng phụ 5): + Nhôm là kim loại. + Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần rửa sạch, lau chùi, để nơi khô ráo, lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu vì nhôm dễ bị a-xít ăn mòn. * Giáo viên nói: Nhôm có ở các quặng nhôm. Chúng ta không những phải biết khai thác hợp lí để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta còn phải biết cách bảo quản và giữ gìn đồ dùng bằng nhôm nữa. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò + Hỏi: Nhôm có những tính chất gì? - Nhận xét. + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm có trong gia đình em? - Nhận xét. - Dặn dò: Các em ghi nhớ nội dung bài học và về nhà xem lại bài, học thuộc nội dung mục Bạn cần biết trong SGK trang 53. Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày, bảo quản và giữ gìn đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình mình. Để học tốt ở tiết sau mỗi em hãy sưu tầm tranh ảnh về các hang động ở Việt Nam * Nhận xét giờ học: - Tuyên dương cá nhân, nhóm tích cực học tập. (Nếu có HS ý thức học tập chưa tốt thì động viên). - Vỗ tay. - Lắng nghe. - Lắng nghe và trả lời câu hỏi. + T1: Lõi dây điện, mâm đồng, kèn đồng, chuông đồng, - Nhận xét, bổ sung. + T2: Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Hợp kim của đồng có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn vàng. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. + Đây là chiếc thau được làm bằng nhôm. + Học sinh lắng nghe. + Học sinh nhắc lại nối tiếp. - Ổn định vị trí, báo cáo, nhận nhiệm vụ. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh chơi theo hướng dẫn: + Theo dõi băng hình => ghi nhớ tên đồ dùng bằng nhôm. + Thảo luận và viết kết quả vào bảng phụ, gắn lên bảng. - Kiểm tra kết quả, tuyên dương đội thắng. - Học sinh lắng nghe. - 1 học sinh chọn những đồ vật được làm bằng nhôm. - Học sinh khác nhận xét. - 1 Học sinh trả lời: Nhôm được sử dụng rất rộng rãi - Lắng nghe, vài học sinh nhắc lại. - Lắng nghe. - Ổn định tổ chức nhóm, cử nhanh nhóm trưởng. - Nhận nhiệm vụ. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Màu trắng bạc, có ánh kim. + Không cứng bằng sát và đồng. + Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ. - Lắng nghe. - 1 Học sinh đọc mục Thực hành trong SGK trang 53, cả lớp đọc thầm. - Nhận nhiệm vụ. - Học sinh thảo luận. - 2 học sinh trình bày, các Học sinh khác góp ý. + Nhôm có ở quặng nhôm. + Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi, dát mỏng; dẫn điện, dẫn nhiệt tốt;. + Rửa sạch, lau chùi, . - 1 Học sinh đọc lại. + Nhôm là kim loại. + Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm - Học sinh lắng nghe. - Lắng nghe. + nhẹ, có ánh kim, không cứng lắm, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, + Rửa sạch, để nơi khô ráo, không đánh rơi,.. - Lắng nghe. - Lắng nghe. Nhôm được sử dung rộng rãi trong sản xuất như dùng để chế tạo các dung cụ làm bếp; làm vỏ của nhiều loại đồ hộp; làm khung cửa và một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hỏa, ô tô, máy bay, tàu thủy, + Màu sắc, độ sáng của nhôm. + Tính cứng, tính dẻo của nhôm. + So sánh độ nặng, nhẹ. Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Lớp 5D PHIẾU HỌC TẬP Môn: Khoa học Bài: Nhôm a) Nhôm Nguồn gốc ... ... Tính chất ... ... .... b) Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm. ... . a) Nhôm Nguồn gốc - Có ở quặng nhôm Tính chất - Màu trắn bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi, dát mỏng; Nhôm nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. - Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm. b) Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm. + Rửa sạch, lau chùi, để nơi khô ráo. + Bưng bê nhẹ nhàng, trách làm rơi vì đồ sẽ bị cong, vênh. + Không đựng thức ăn có vị chua lâu. + Nhôm là kim loại. + Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần rửa sạch, lau chùi, để nơi khô ráo, lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu vì nhôm dễ bị a-xít ăn mòn.

File đính kèm:

  • docBai 25 Nhom tuan 13 Mai Duyen.doc