Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần 27

Sau giờ học, HS có khả năng:

- Mô tả cấu tạo của hạt.

- Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt.

- Giới thiệu được kết quả thực hành gieo hạt ở nhà.

- Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Hình ảnh và thông tin minh họa trang 108, 109.

2. Một số hạt đậu gieo đang ở những giai đoạn khác nhau :hạt mới ngâm;hạt đã nảy mầm;hạt đã lên 3,4 lá mầm.

3. Quả mướp đắng.

4. Một ống bơ lớn bên trong có gài một số câu hỏi theo dự định trong bài: Nhờ đâu hạt mọc thành cây? Có cái gì bên trong một hạt?

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Khoa học CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT Sau giờ học, HS có khả năng: - Mô tả cấu tạo của hạt. - Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt. - Giới thiệu được kết quả thực hành gieo hạt ở nhà. - Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Hình ảnh và thông tin minh họa trang 108, 109. 2. Một số hạt đậu gieo đang ở những giai đoạn khác nhau :hạt mới ngâm;hạt đã nảy mầm;hạt đã lên 3,4 lá mầm. 3. Quả mướp đắng. 4. Một ống bơ lớn bên trong có gài một số câu hỏi theo dự định trong bài: Nhờ đâu hạt mọc thành cây? Có cái gì bên trong một hạt? III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là hiện tượng gì? Câu 2: Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì? - Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới: Nhờ đâu hạt có thể mọc được thành cây? Có cái gì bên trong hạt không? Bài học hôm nay sẽ giải đáp phần nào những câu hỏi trên. - HS lắng nghe. Hoạt động 1 THỰC HÀNH TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA HẠT 1.GV nêu nhiệm vụ: 2.Tổ chức: 3. Trình bày: - GV yêu cầu HS dừng lại hoạt động - HS chia nhóm và lấy hạt cây đã gieo thử. - Trong nhóm, từng học sinh chọn một hạt cây mới ngâm từ đêm hôm trước như hạt lạc, hạt đỗ để quan sát. Các em có thể tách đôi hạt để quan sát bên trong; chỉ cho bạn những gì mình thấy và đặt cho bộ phận ấy một cái tên. -Sau khi thống nhất việc quan sát hạt mới ngâm, HS lại lấy hạt đã nảy mầm để tìm hiểu. Các em chỉ cho bạn thấy các bộ phận của mầm mà mình quan sát và cũng gắn cho nó 1 cái tên. - 4 HS đại diện các nhóm xung phong nhóm và chuẩn bị trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV treo ảnh hình 1,2 lên bảng lớn để học sinh quan sát chỉ hình và trình bày. Khi HS không đưa ra 1 cái tên khoa học thì GV nêu chính xác tên gọi. Chú ý khen ngợi những cái tên nghe phù hợp. 3. Kết luận: GV chỉ lại hình minh họa, nêu và viết bảng tóm tắt: - Cấu tạo của hạt gồm 3 phần: vỏ; phôi và chất dinh dưỡng dự trữ (để nuôi phôi). - Cấu tạo phôi của hạt màm gồm:rễ mầm, than mầm, lá mầm và chôi mầm. * GV chuyển ý. lên trình bày nội dung quan sát.Các nhóm khác không trình bày thì cho ý kiến bổ sung. + Cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng. + Phôi của hạt (mầm) gồm:rễ mầm. - HS ghi bài. Hoạt động 2 THẢO LUẬN 1.GV nêu vấn đề: 2. Tổ chức: 3. Trình bày: - Sau thời gian quy định GV mời HS lên trình bày cách gieo hạt và điều kiện đảm bảo cho việc nảy mầm .GV ghi lại điều kiện ấy lên bảng .Nếu nhiều nhóm cùng đưa ra 1 điều kiện thì GV đánh dấu số lần đồng ý . - GV tuyên dương nhóm gieo hạt tốt nhất. - Yêu cầu HS rút ra điều kiện từ những ý GV đã ghi. 4. Kết luận: - GV nêu và ghi bảng: Điều kiện để hạt có thể nảy mầm được chính là độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng hay quá lạnh). * GV chuyển ý - HS nghe yêu cầu và trao đổi nội dung với bạn trong nhóm. Chú ý ghi lại những điều kiện chung mà cả nhóm làm và đã thấy để cho hạt nảy mầm; chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu. - Đại diện nhóm lên trình bày cách gieo hạt (theo phương án tốt nhất đã chọn lựa) và đưa ra điều kiện cần cho việc nảy mầm. - Điều kiện: nước, nhiệt độ thích hợp. - HS ghi bài. Hoạt động 3 1.GV nêu nhiệm vụ: 2.Tổ chức: - GV treo ảnh hoặc bật băng hình cho học sinh xem. 3.Trình bày: - HS lắng nghe yêu cầu mới. - HS xem băng hình hoặc quan sát hình trong SGK trang 109. - Trao đổi với bạn quá trình phát triển của cây mướp từ hạt. - GV yêu cầu HS chỉ hình và nêu lại quá trình phát triển đó. Cụ thể: + Hạt được gieo xuống đất, sau một thời gian thì nảy mầm; từ chỗ có 2 lá mầm, mầm cây phát triển và ra lá mới. Cây lên cao, leo thành giàn rồi ra hoa. Hoa mướp có cả hoa cái lẫn hoa đực. Đó là kiểu sinh sản đơn tính. Hoa tàn, quả ra. Quả lớn dần rồi già đi. Bên trong quả có nhiều hạt. Hạt mướp già đem phơi khô thì có màu đen. - GV bổ 1 quả mướp già cho HS quan sát. - Sau 2 phút làm việc nhóm thì lớp dừng hoạt động và trình bày kết quả làm việc trước lớp. Hoạt động 4 TỔNG KẾT BÀI HỌC VÀ DẶN DÒ 1. Tổng kết: GV hỏi: từ hạt, cây con mọc lên và bắt đầu một cuộc sống mới. Để cuộc sống đó diễn ra như bình thường thì cần nhiều điều kiện. Chúng ta sẽ tìm hiểu những điều kiện này sau. 2. Dặn dò: - Về nhà, các em làm bài thực hành như SGK hướng dẫn ở trang 109. Xem trước bài 54. - HS trả lời. Tuần 27 Khoa học CÂY CON MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ I. MỤC TIÊU: Sau giờ học, HS biết: - Ngoài cách mọc lên từ hạt, cây con còn có thể mọc lên từ những bộ phận khác của cây mệ như: thân, lá, rễ. - Xác định được vị trí chồi mầm ở một số cây khác nhau. - Kể tên một số loài cây mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ. - Thực hành trồng cây con từ một bộ phận của cây mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Hình ảnh và thông tin minh họa trang 110, 111. 2. Chuẩn bị theo nhóm: + Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, củ riềng, cây hành, củ tỏi + Một thùng có thể trồng được cây đã đổ đầy đất. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu cấu tạo của hạt Câu 2: Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm - 2 HS trả lời. Giới thiệu bài mới: Cây con có thể mọc lên từ hạt. Cây con còn có thể mọc lên từ nhiều bộ phận khác nữa của cây mẹ. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn điều đó qua bài học hôm nay: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. - HS lắng nghe. Hoạt động 1 QUAN SÁT 1.GV nêu nhiệm vụ. 2. Tổ chức: - GV để khoảng 5 phút để học sinh quan sát và trao đổi với nhau. 3. Trình bày: - GV yêu cầu HS dừng hoạt động nhóm và chuẩn bị trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV treo ảnh hình 1- 6 lên bảng lớn để HS - HS chia nhóm và lấy các loại cây củ đã chuẩn bị. - Trong nhóm, HS quan sát hình ảnh và vật thật để chỉ cho bạn mình thấy: + Chồi mầm trên vật thật( hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá cây bỏng, củ hành, tỏi, củ gừng Từ đó rút ra nhận xét liệu cây đó có thể trồng bằng bộ phận nào của cây mẹ. + Cách trồng mía. - Sau khi thống nhất việc quan sát vật thật và hình ảnh, 4 học sinh đại diện các nhóm xung phong lên trình bày nội dung quan sát. Các nhóm khác không chỉ hình và trình bày. - GV chỉ hình hoặc vật thật chốt lại chính xác tên của các laọi than cây và cách mọc chồi mầm từ những loại cây khác nhau này. 4. Kết luận: GV tóm tắt và viết bảng: - Một số loại cây được trồng bằng thân hay đoạn thân như hoa hồng, mía, khoai tây - Một số loại cây được trồng bằng thân rễ như gừng, nghệ; bằng thân giò như hành, tỏi - Một số ít cây con được mọc ra từ lá như cây bỏng, sống đời * GV chuyển ý. trình bày thì cho ý kiến bổ sung. - HS ghi bài. Hoat động 2 THỰC HÀNH 1. GV nêu vấn đề. 2. Tổ chức: * GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu: - Bước 1: Hãy tạo một cái hõm sâu chừng 10 cm và dài khoảng 15- 20 cm. - Bước 2: Đặt đoạn thân đã có vào hõm trong chậu. Chú ý để sao cho chồi cây không bị nằm dưới đất hay phần ngọn mía không sâu hơn hõm. - Bước 3: Khỏa đất lấp lên trên đoạn thân đó, ấn nhẹ cho chắc gốc rồi tưới nhẹ nước lên. - HS nghe yêu cầu và chuẩn bị dụng cụ để trồng thử. - HS quan sát, đặt câu hỏi nêu thắc mắc nếu cần. - HS thực hành theo nhóm. Hoạt động 3 TỔNG KẾT BÀI HỌC VÀ NHẮC NHỞ 1. Tổng kết: - GV hỏi: Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ? 2. Dặn dò: - Về nhà, các em làm bài thực hành như sgk hướng dẫn ở trang 111 để có một chậu cây đẹp cho mình. - Xem trước bài 55. - HS trả lời.

File đính kèm:

  • docTuần 27.doc
Giáo án liên quan