Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần 15

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :

 - Nhận biết được các đồ vật làm bằng thuỷ tinh.

 - Phát hiện được tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.

 - Nêu được tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.

 - Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK

 - GV mang đến lớp một số cốc và lọ thí nghiệm hoặc bình hoa bằng thuỷ tinh (đủ dùng theo nhóm)

 - Giấy khổ to, bút dạ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học THUỶ TINH I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Nhận biết được các đồ vật làm bằng thuỷ tinh. - Phát hiện được tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường. - Nêu được tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao. - Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK - GV mang đến lớp một số cốc và lọ thí nghiệm hoặc bình hoa bằng thuỷ tinh (đủ dùng theo nhóm) - Giấy khổ to, bút dạ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét, cho điểm từng học sinh. -HS1: Xi măng có những lợi ích gì trong đời sống? - HS2: Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng? Giới thiệu bài mới: - GV đưa ra một số đồ vật làm từ thủy tinh và hỏi: + Những đồ vât này, theo em được làm từ loại vật liệu gì? - GV nói: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tính chất và công dụng của loại vật liệu này qua bài học hôm nau: Thủy tinh. HS trả lời: Những đồ vật đó làm từ thủy tinh. - HS giở SGK trang 60. Hoạt động 1 NHỮNG ĐỒ DÙNG LÀM BẰNG THỦY TINH - GV nêu yêu cầu: Trong số những đồ dùng của gia đình chúng ta có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng bằng thuỷ tinh mà em biết ? - Tiếp nối nhau kể: Các đồ dùng bằng thuỷ tinh: mắt tính, bóng điện, ống đựng thuốc tiêm, chai, lọ, li ... - GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng. - GV hỏi: + Dựa vào những kinh nghiệm thực tế em đã sử dụng đồ thuỷ tinh, em thấy thuỷ tinh có tính chất gì ? - HS trả lời theo kinh nghiệm bản thân: + Thuỷ tinh trong suốt hoặc có màu, rất dễ vỡ, không bị gỉ. + Tay cầm một chiếc cốc thuỷ tinh và hỏi: nếu cô thả chiếc cốc này xuống sàn nhà thì điều gì sẽ xảy ra ? Tại sao ? + Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà, chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc này bằng thuỷ tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ. - GV Kết luận. - HS lắng nghe Hoạt động 2 CÁC LOẠI THỦY TINH VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHÚNG - Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm - HS hoạt động nhóm. + Phát cho từng nhóm một số dụng cụ: . 1 bóng đèn . 1 lọ hoa đẹp bằng thuỷ tinh chất lượng cao hoặc dụng cụ thí nghiệm . Giấy khổ to, bút dạ + Nhận đồ dùng học tập và trao đổi, thảo luận theo yêu cầu. + Yêu cầu HS quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK trang 61. Sau đó xác định vật nào là thuỷ tinh, vật nào là thuỷ tinh chất lượng cao và nêu căn cứ xác định. - HS quan sát. - GV đi giúp đỡ từng nhóm. - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu. - Nhận xét, khen ngợi các nhóm ghi chép khoa học, trình bày rõ ràng, lưu loát - 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, HS các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến và thống nhất ý kiến như sau: Thuỷ tinh thường Thuỷ tinh chất lượng cao Bóng điện: -Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ -Không cháy, không hút ẩm, không bị axit ăn mòn Lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm: -Rất trong -Chịu được nóng, lạnh -Bền, khó vỡ - GV yêu cầu: Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao ? - HS tiếp nối nhau kể tên đồ dùng làm bằng thủy tinh. - GV kết luận. - HS lắng nghe. - GV hỏi tiếp: Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không ? - GV giảng giải. + HS nêu hiểu biết: người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách đun nóng chảy cát trắng, và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC - GV nêu vấn đề cho HS suy nghĩ: Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ, vậy chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thuỷ tinh ? - HS trao đổi ý kiến và trả lời trước lớp: Các cách để bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh. - Nhận xét câu trả lời của học sinh - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực hăng hái tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc bảng thông tin về thuỷ tinh và tìm hiểu về cao su, mỗi nhóm mang đến lớp 1 quả bóng cao su hoặc 1 đoạn dây chun. KHOA HỌC: CAO SU I.Mục tiêu: -Biết thực hành để tìm ra tính chất của cao su. -Kể tên các vật liệu để chế tạo ra cao su. -Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su. II.Đồ dùng dạy học: Một số đồ dùng làm bằng cao su, bảng phụ. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: -Kể tên một số đồ dùng làm bằng thuỷ tinh?Nêu tính chất của thuỷ tinh thường? -Nêu tính chất của thuỷ tinh chất lượng cao? Nêu cách bảo quản thuỷ tinh. -Kiểm tra vở bài tập . B.Bài mới: GTB : Thuỷ tinh. *HĐ 1: Quan sát và thảo luận theo cặp. -QS tranh 1,2,3 trả lời câu hỏi sau: + Kể tên một số đồ dùng được làm bằng cao su ? +Thực hành ném quả bóng cao su xuống sàn nhà và kéo căng sợi dây cao su và thả ra ta thấy điều gì xảy ra? +Liên hệ : kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh có trong nhà của em ? @ Kết luận: Cao su có tính đàn hồi. *HĐ 2: Thảo luận nhóm 4 . -Có mấy loại cao su? Nguyên liệu để tạo nên các loại cao su đó? -Nêu tính chất của cao su? -Nêu công dụng và cách bảo quản cao su. @Kết luận: Có 2 loại cao su: Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. C.Củng cố, dặn dò: Trò chơi @" Giới thiệu sản phẩm" _Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên giới thi giới thiệu tên sản phẩm, nguồn gốc, tính chất, đặc điểm, công dụng và cách bảo quản sản phẩm bằng cao su của mình. -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài chất dẻo. -2 HS trả lời câu hỏi. -Thảo luận nhóm đôi.Đại diện nhóm trình bày.Nhóm khác bổ sung, nhận xét. +Ném quả bóng xuống sàn, quả bóng nảy lên.Kéo căng sợi dây cao su rồi thả ra thì sợi dây cao su trở lại hình dạng ban đầu. Cao su có tính đàn hồi. -Thảo luận nhóm 4.Đại diện nhóm trình bày.Nhóm khác bổ sung, nhận xét. -Có 2 loại cao su: Cao su tự nhiên được chế tạo từ nhựa cây cao su.Cao su nhân tạo được chế tạo từ dầu mỏ và than đá. -..đàn hồi, cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước,ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh,tan trong 1 số chất lỏng khác. -Dùng làm săm, lốp xe làm chi tiết 1 số đồ điện,máy móc, đò dùng trong gia đình......Để nơi khô thoáng,tránh hoá chất dính vào cao su. -3 đại diện lên tham gia chơi.

File đính kèm:

  • docTuần 15.doc
Giáo án liên quan