Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần 27 đến tuần 30

I. Mục tiêu:

- Biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam:

 + Những điểm cơ bản của hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lnh thổ của Việt Nam; rt tồn bộ qun Mĩ v qun đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt về sự dính líu về qun sự ở Việt Nam.

 + Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

* HS khá, giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh ảnh, tự liệu, bản đồ nước Pháp hay thế giới.

+ HS: SGK.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần 27 đến tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước Pháp hay thế giới. + HS: SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Nêu diễn biến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không? Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không? ® Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Lễ kí hiệp định Pa-ri. 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Nguyên nhân Mĩ kí hiệp định Pa-ri. Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri? GV tổ chức cho học sinh đọc SGK và thảo luận nội dung sau: + Hội nghị Pa-ri kéo dài bao lâu? + Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri? ® Giáo viên nhận xét, chốt. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí “Hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở VN”. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN. Hoạt động 2: Lễ kí kết hiệp định Pa-ri. Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn “Ngày 27/ 1/ 1973 trên thế giới”. Tổ chức cho học sinh thảo luận 2 nội dung sau: + Thuật lại diễn biến lễ kí kết. + Nêu nội dung chủ yếu của hiệp định Pa-ri. ® Giáo viên nhận xét + chốt. Ngày 27/ 1/ 1973, tại đường phố Clê-be (Pa-ri), trong không khí nghiêm trang và được trang hoàng lộng lẫy, lễ kí kết hiệp định đã diễn ra với các điều khoảng buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh ở VN. Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri. Hiệp định Pa-ri về VN có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Hoạt động 4: Củng cố. Hiệp định Pa-ri diễn ra vào thời gian nào? Nội dung chủ yếu của hiệp định? ® Giáo viên nhận xét. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Tiến vào Dinh Độc Lập”. Nhận xét tiết học Hát 2 học sinh trả lời. Học sinh thảo luận nhóm đôi. 1 vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. Học sinh thảo luận nhóm 4. + Gạch bằng bút chì dưới các ý chính. 1 vài nhóm phát biểu ® nhóm khác bổ sung (nếu có). Học sinh đọc SGK và trả lời. ® Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu 1 giai đoạn mới của CMVN. Đế quốc Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại trong chiến tranh VN. Đánh dấu 1 thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Chúng ta đã “Đánh cho Mĩ cút”, “Đánh cho Nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước. Hoạt động lớp 2 học sinh trả lời. TUẦN 28 Lịch sử Ngày dạy: / / Tiết 28 TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP. I. Mục tiêu: - Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng sài Gòn, kết cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất: + Ngày 26-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền sài Gòn trong thành phố. + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. II. Chuẩn bị: + GV: SGK, ảnh trong SGK, bản đồ hành chính Việt Nam. + HS: SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Lễ kí hiệp định Pa-ri. Hiệp định Pa-ri được kí kết vào thời gian nào? Nêu những điểm cơ bản của Hiệp định Pa-ri ở VN? ® Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Tiến vào dinh Độc Lập. 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Cuộc tổng tiến công giải phóng Sài Gòn. Giáo viên nêu câu hỏi: “Sự kiện quân ta đánh chiếm dnh Độc Lập diễn ra như thế nào?” Học sinh đọc SGK đoạn “Sau hơn 1 tháng các tầng” ® thuật lại ”sự kiện xe tăng quân ta tiến vào dinh Độc Lập”. ® Giáo viên nhận xét và nêu lại các hình ảnh tiêu biểu. Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK, đoạn còn lại. Thảo luận nhóm, chọn ý, diễn lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng. Giáo viên chốt + Tuyên dương nhóm diễn hay nhất. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30/ 4/ 1975. Giáo viên nêu câu hỏi: Chiến thắng ngày 30/ 4/ 1975 có tầm quan trọng như thế nào? ® Giáo viên nhận xét + chốt. Là 1 trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan chính quyền Mĩ – Nguỵ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, Nam – Bắc được thống nhất. Hoạt động 3: Củng cố. Ngày 30/ 4/ 1975 xảy ra sự kiện gì? Ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó? 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Nhận xét tiết học Hát 2 học sinh nêu. 1 học sinh đọc SGK. Học sinh thảo luận nhóm đôi. Mỗi em gạch dưới các chi tiết chính bằng bút chì ® vài em phát biểu. Học sinh đọc SGK. Thảo luận nhóm, phân vai, diễn lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng. Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. Học sinh nhắc lại (3 em). Học sinh nêu. TUẦN 29 Lịch sử Ngày dạy: / / Tiết 29 HOÀN THÀNH THỐNG NHÁT ĐẤT NƯỚC. I. Mục tiêu: - Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu vào họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976: + tháng 4-1976 cuộc tổng tiển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. + Cuối tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định : tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô, và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành Phố Hồ Chí Minh. II. Chuẩn bị: + GV: Ảnh tư liệu cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI. + HS: Nội dung bài học. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập. Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà em đã học? Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta có ý nghĩa như thế nào? ® Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Hoàn thành thống nhất đất nước. 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI. Giáo viên nêu rõ câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm 6 câu hỏi sau: § Hãy thuật lại cuộc bầu cử ở Sài Gòn, Hà Nội. § Hãy kể lại một cuộc bầu cử Quốc hội mà em biết? Hoạt động 2: Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI. Giáo viên nêu câu hỏi: § Hãy nêu những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ? ® Giáo viên nhận xét + chốt. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của 2 sự kiện lịch sử. Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào? ® Giáo viên nhận xét + chốt. Ý nghĩa lịch sử: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Hoạt động 4: Củng cố. Học sinh đọc phần ghi nhớ. Nêu ý nghĩa lịch sử? 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh trả lời (2 em). Học sinh thảo luận theo nhóm 6, gạch dưới nội dung chính bằng bút chì. Một vài nhóm bốc thăm tường thuật lại cuộc bầu cử ở Hà Nội hoặc Sài Gòn. Học sinh nêu. Học sinh đọc SGK ® thảo luận nhóm đôi gạch dưới các quyết định về tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu cử Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ. ® Một số nhóm trình bày ® nhóm` khác bổ sung. Hoạt động lớp Học sinh nêu. Học sinh nhắc lại. Học sinh đọc. Học sinh nêu. TUẦN 30 Lịch sử Ngày dạy: / / Tiết 30 XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH. I. Mục tiêu: - Biết nhà máy Thủy Điện Hịa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. - Biết Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ, - GDBVMT: Vai trò của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế và đối với môi trường. II. Chuẩn bị: + GV: Anh trong SGK, bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy) + HS: Nội dung bài. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Hoàn thành thống nhất đất nước. Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI? Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp quốc hội khoá VI? ® Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Giáo viên nêu câu hỏi: + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được sây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu?. - Giáo viên giải thích sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ. - Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. ® Giáo viên nhận xét + chốt+ ghi bảng. “ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.” Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường. Giáo viên nêu câu hỏi: Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia liên sô đã làm việc như thế nào? Hoạt động 3: Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. - Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi. - Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? ® Giáo viên nhận xét + chốt. - GDBVMT: Vai trò của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế và đối với môi trường. Hoạt động 4: Củng cố. - Nêu lại tác dụng của nhà máy thuỷ điện hoà bình? ® Nhấn mạnh: Nhà máy thuỷ điện hoà bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: Ôn tập. Nhận xét tiết học Hát 2 học sinh Học sinh thảo luận nhóm 4. (đọc sách giáo khoa ® gạch dưới các ý chính) - Dự kiến: - Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979. - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà bình. - sau 15 năm thì hoàn thành( từ 1979 ®1994) - Học sinh chỉ bản đồ. Hoạt động nhóm đôi - Học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm đoi, gạch dưới các ý chính. Dự kiến - Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. - Nói lên sự hy sinh quên mình của những người xây dựng. - Học sinh làm việc cá nhân, gạch dưới các ý cần trả lời. ®1 số học sinh nêu - Học sinh nêu

File đính kèm:

  • docGA LS5_T27-30.doc
Giáo án liên quan