Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần 13, 14

Bài “THÀ HY SINH TẤT CẢ

CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”

I.Mục tiêu:

- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân ta đứng lên kháng chiến chống Pháp:

 + Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.

 + Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

 + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Hình tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.

- Tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại địa phương.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần 13, 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỆP (tiếp theo) I.Mục tiêu: - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp: + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển. + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mõ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển. + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp. - Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, * HS khá, giỏi: + Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. + Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ. - Tích hợp TKNL (Mức độ liên hệ): Sử dụng TK&HQ NL trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta, đặc biệt than, dầu mõ, điện, - Tích hợp GD môi trường (Mức độ tích hợp: liên hệ): Cần xử lý chất thải công nghiệp. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ Kinh tế Việt Nam. Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a. GV giới thiệu và ghi đề. b. Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân) - GV yêu cầu HS đọc các thông tin và trả lời câu hỏi SGK/93. - Gọi HS trình bày câu trả lời. - Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của một số ngành công nghiệp. - GV kết luận: Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển. c. Hoạt động 2: (Làm việc nhóm đôi) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: HS dựa vào SGK/94 và hình 3 sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng. A – Ngành công nghiệp B – Phân bố 1. Điện (nhiệt điện) 2. Điện (thủy điện) 3. Khai thác khoáng sản 4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm. a) Ở nơi có khoáng sản. b) Ở gần nơi có than, dầu khí. c) Ở nơi có nguồn lao động, nguyên liệu, người mua hàng. d) Ở nơi có nhiều thác ghềnh. - Mời HS báo cáo. - GV nhận xét, kết luận: Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mõ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển. - Tích hợp GD TKNL: Sử dụng TK&HQ NL trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta, đặc biệt than, dầu mõ, điện, d. Hoạt động 3: (Làm việc nhóm 4) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: Xem thông tin và làm các bài tập của mục 4 trong SGK. - Gọi HS trình bày: + Chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta. + Điều kiện để TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước? - GV kết luận và mở rộng thêm (về TP Hồ Chí Minh). - Tích hợp GD môi trường: Cần xử lý chất thải công nghiệp (đặc biệt ở các khu công nghiệp). - GV rút ra ghi nhớ SGK/95. e. Củng cố, dặn dò - Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển? - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại đề. - HS thực hiện yêu cầu . - HS nêu, HS khác bổ sung. -HS làm việc với bản đồ. -HS làm việc. - Đại diện nhóm nêu, số khác bổ sung. -HS làm việc theo nhóm. - HS chỉ và nêu sự phân bố các trung tâm CN lớn. -Đại diện nhóm trình bày, HS khác bổ sung. - HS đọc lại ghi nhớ. - HS trả lời. HS khác bổ sung. Tuần 14 Môn: Lịch sử lớp 5 Bài THU ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP” I.Mục tiêu: - Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến): + Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh. + Quân Pháp chia làm ba mũi (nhảy dù, đường bộ và đường thủy) tiến công lên Việt Bắc. + Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng, - Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội. + Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ các địa danh ở Việt Bắc). Lược đồ Việt Bắc thu – đông 1947. Tư liệu về Việt Bắc thu – đông 1947. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a. GV giới thiệu và ghi đề b. Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) Mục tiêu: Hiểu được âm mưu của thực dân Pháp. Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: + Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn, thực dân Pháp có âm mưu gì? + Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó? + Trước âm mưu đó, Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương gì? - Mời HS nêu ý kiến. - GV kết luận: Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh. c.Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4) Mục tiêu: HS kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 trên lược đồ. Tiến hành: - GV sử dụng lược đồ kể lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 trên lược đồ trong nhóm. - Mời một số HS kể lại trước lớp. - GV kết luận: Quân Pháp chia làm ba mũi (nhảy dù, đường bộ và đường thủy) tiến công lên Việt Bắc. Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng, Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội. d.Hoạt động 3: (Làm việc nhóm đôi) Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc. Tiến hành: - GV lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947. - GV kết luận: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến. - GV rút ra ghi nhớ SGK/32. e. Củng cố, dặn dò: - Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì? - Vì sao lại gọi Việt Bắc là “mồ chôn giặc Pháp”? - GV nhận xét tiết học. -HS nhắc lại đề. - HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. - HS trình bày và HS khác bổ sung . - HS theo dõi. - HS thực hiện. - Đại diện nhóm kể, số khác bổ sung. - HS trả lời. - HS nhắc lại ghi nhớ. -HS trả lời câu hỏi. Tuần 14 Môn: Địa lý lớp 5 Bài GIAO THÔNG VẬN TẢI I.Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta: + Nhiều loại đường và phương tiện giao thông. + Tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước. - Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ: đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải. * HS khá, giỏi: + Nêu được một vài đặc diểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: tỏa khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc – Nam. + Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc – Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc – Nam. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ Giao thông Việt Nam. Một số tranh, ảnh về loại hình và phương tiện giao thông. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a. GV giới thiệu và ghi đề. b. Hoạt động 1: (Làm việc nhóm đôi) - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi mục 1 SGK trang 96. - Gọi HS trình bày câu trả lời. - GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận: Nước ta có nhiều loại đường và phương tiện giao thông. c. Hoạt động 2: (Làm việc cá nhân) - Cho HS làm bài tập ở mục 2 SGK/96. - Gọi HS trình bày câu trả lời. - Gọi HS chỉ trên bản đồ: + Tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A; là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước. + Chỉ các sân bay quốc tế và các cảng biển lớn của nước ta. + Nêu được một vài đặc diểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: tỏa khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc – Nam. + Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc – Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc – Nam. - GV rút ra ghi nhớ SGK/98. d. Củng cố, dặn dò - Nêu một số loại đường và phương tiện giao thông vận tải ở nước ta? - Hãy kể các loại hình giao thông vận tải ở nơi em ở. - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại đề. - HS thực hiện - HS trình bày, HS khác bổ sung. -HS làm việc cá nhân. -HS trình bày câu trả lời. -HS làm việc với bản đồ. - HS đọc lại phần ghi nhớ. -HS trả lời câu hỏi. Xem của Tổ trưởng Duyệt của PHT Ngày: .. Tổ trưởng Ngày: .. P. Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docGan LSDL Tuan 1314 co CKTKNTKNL.doc